Ảnh hƣởng của chiến tranh

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 44)

Sau sự kiện cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đánh dấu sự ra đời của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đã đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp trên đất nƣớc ta, lật đổ chế độ Phong Kiến và thiệt lập nên một Nhà nƣớc kiểu mới. Thời kỳ đầu đất nƣớc ta còn gặp nhiều khó khăn. Nhà nƣớc xác định nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là phải “cứu đói” cho dân, khôi phục lại nền kinh tế. Lúc này, chính trị xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, bọn phản động trong nƣớc và ngoài nƣớc đƣợc sự giúp đỡ của phát xít Nhật đang cấu kết chặt chẽ với nhau để phá hoại đất nƣớc ta và bọn đế quốc Pháp tuy bị thất bại nhƣng vẫn đang âm mƣu tìm mọi cách lật đổ chính quyền non trẻ của nƣớc ta. Trƣớc tình hình đó, để quản lý và điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong xã hội Nhà nƣớc ta đã nhanh chóng soạn thảo và ban hành một số các văn bản pháp luật quan trọng nhƣ Hiến pháp năm 1946, là bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nƣớc ta. Từ năm 1945 đến năm 1954 nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều các nghị quyết, nghị định, thông tƣ… điều chỉnh mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của đất nƣớc. Các văn bản pháp luật trên đã xác định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nguyên tắc tự do dân chủ mà Nhà nƣớc phải thực hiện với công dân, đồng thời quy định nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nƣớc… điều đó chứng tỏ tƣ tƣởng pháp luật đã đi trƣớc một bƣớc so với tồn tại xã hội. Từ năm 1945, khi giành đƣợc chính quyền, tƣ tƣởng về Nhà nƣớc và pháp luật của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từng bƣớc trở thành hệ tƣ tƣởng chính thống, dẫn đầu thay thế tƣ tƣởng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến. Ý thức pháp luật của nƣớc ta trong giai đoạn này có thể nói là ý thức pháp luật tinh hoa của Hồ Chí Minh đƣợc

39

chuyển thành ý thức của giai cấp công nhân rồi thành ý thức của toàn xã hội. Bởi vì tƣ tƣởng pháp luật của Ngƣời là pháp luật thể hiện ý chung của nhân dân và có lợi cho toàn thể nhân dân. Nhƣ vậy, có thể khẳng định Việt Nam ở vào thời kỳ này đã có bƣớc nhảy vọt, nhất là trong lĩnh vực ý thức pháp luật. Tuy nhiên ở một số thời kỳ sau lại xuất hiện những hạn chế mới, một mặt do đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sai đâu sửa đấy. Mặt khác, do không quán triệt sâu sắc và vận dụng triệt để quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về pháp luật cách mạng nên quá trình điều chỉnh xã hội lại chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính. Sau Hiệp định Giownevo năm 1954, đế quốc Mỹ tìm cách hất cẳng Pháp, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới vào miến Nam nƣớc ta. Nƣớc ta bị chia cắt thành hai miền. Ở miền Nam tƣ tƣởng pháp luật tƣ sản chịu ảnh hƣởng trực tiếp của tƣ tƣởng pháp luật Mỹ. Để biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới Mỹ đã lần lƣợt dựng lên chính quyền “bù nhìn” tay sai. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc theo mô hình nhà nƣớc của Mỹ dựa trên nguyên tắc “tam quyền phân lập” nhƣng thực chất là một nhà nƣớc tập quyền mang tính quân sự hóa. So với thời kỳ Pháp thuộc, phƣơng diện tổ chức Nhà nƣớc và pháp luật thời kỳ này có tiến bộ hơn, khía cạnh thuộc địa kiểu cũ đƣợc hạn chế, khía cạnh pháp quyền tƣ sản đƣợc khai thác mạnh. Chính quyền Sài Gòn là chính quyền tay sai thân Mỹ nhƣng là chính quyền của ngƣời Việt, chính quyền ấy cùng với nền pháp luật của nó dù sao cũng dễ chấp nhận hơn chính quyền thực dân Pháp. Ý thức pháp luật vùng Mỹ - Ngụy chiếm đóng rất phức tạp, giai cấp cầm quyền thì nói nhiều tới pháp luật dân chủ, tự do vì dân… Nhƣng trong tƣ tƣởng, tình cảm pháp luật và hành vi pháp luật đều đi ngƣợc lại những cái đó. Trên thực tế các quan điểm tiến bộ đƣợc thể hiện trong pháp luật đều bị bóp méo mang nặng hình thức. Song song cùng tồn tại với các quan điểm, tƣ tƣởng nói trên là quan điểm, tƣ tƣởng Nhà nƣớc và pháp luật dân chủ nhân

40

dân trên lập trƣờng của giai cấp vô sản dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta. Tƣ tƣởng này hình thành từ trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân Pháp và hiện tại nó đang sống trong ý thức ngƣời dân. Do vậy, họ không ngừng đấu tranh nhằm loại bỏ những quy định pháp lý đi ngƣợc với lợi ích của nhân dân và đến năm 1975 nó đã trở thành hiện thực, chính quyền Sài Gòn cùng hệ thống pháp luật của nó đã bị thủ tiêu. Chính trong quá trình đấu tranh đó, những yếu tố của tƣ tƣởng pháp luật tiến bộ đƣợc nhân dân tiếp thu, dùng làm cơ sở để vƣơn tới trình độ cao hơn cả về ý thức pháp luật lẫn hành vi pháp luật. Sau tháng 10 năm 1954 miền Bắc vừa là hậu phƣơng vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc, vừa xây dựng xã hội theo con đƣờng XHCN. Trƣớc yêu cầu đó chúng ta chủ trƣơng xây dựng một ý thức pháp luật XHCN. Trên cơ sở tiếp thu những tƣ tƣởng pháp luật qua nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, những kinh nghiệm xây dựng pháp luật ở các nƣớc XHCN đi trƣớc (Liên Xô, Trung Quốc…) cùng với ý thức pháp luật cách mạng đƣợc hình thành trong quá trình chống đế quốc Pháp đã tạo cho ý thức pháp luật Việt Nam có những bƣớc tiến mới. Sản phẩm của quá trình nhận thức này đƣợc thể hiện trong Hiến Pháp năm 1959, “Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp XHCN đầu tiên ở Việt Nam, Hiến pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi nửa nƣớc, Hiến pháp chống Mỹ - cứu nƣớc, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh thống nhất đất nƣớc”. Đạt đƣợc những kết quả trên là do chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành hệ tƣ tƣởng chính thống ở miền Bắc. Tƣ tƣởng chính thống này có vai trò tích cực đáp ứng yêu cầu xây dựng ý thức pháp luật XHCN. Tuy nhiên trong giai đoạn này miền Bắc có khoảng mƣời năm không trực tiếp đƣơng đầu với chiến tranh (từ năm 1954 đến 5-8-1964) nhƣng ý thức pháp luật cũng không thuần túy mang tính chất ý thức pháp luật thời bình. Bởi vì miền Bắc vẫn phải chi viện sức ngƣời, sức của… cho miền Nam. Sau đó miền Bắc phải trực tiếp đƣơng đầu

41

với các cuộc chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ, trƣớc hoàn cảnh chiến tranh đòi hỏi nhân dân phải hết sức tuân thủ pháp luật, pháp luật tối cao lúc đó là luật bảo vệ Tổ quốc, ý thức pháp luật lúc này là phải phục vụ mục đích cao nhất của dân tộc là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc”. Cũng chính những đặc điểm này đã để lại đặc điểm không nhỏ đổi với sự hình thành ý thức pháp luật của nhân dân ta hiện nay. Nhƣ vậy giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, dƣới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, với bản chất nhà nƣớc Việt Nam là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, nên ý thức pháp luật cách mạng không ngừng đƣợc củng cố, ý thức pháp luật XHCN đƣợc chính thức xây dựng và phát triển. Những yếu tố pháp luật mang tính tƣ sản ở miền Nam, mang tính dân chủ nhân dân ở miền Bắc, dần dần chuyển thành ý thức pháp luật XHCN. Bên cạnh đó những phong tục, tập quán, thói quen, lệ làng… dần dần lắng xuống.

1.3.4. Ảnh hƣởng của cơ chế hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp

Sau khi đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc cùng bắt tay vào xây dựng CNXH. Thời kỳ này xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, với vô vàn khó khăn, điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển ý thức pháp luật đƣơng thời. Sự thống nhất về Nhà nƣớc và pháp luật lẽ ra là tiền đề thuận lợi để hoàn thành hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc và xây dựng ý thức pháp luật, lối sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Song thực tế diễn ra từ năm 1975-1986 lại không nhƣ vậy. Cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội là hợp quy luật, nhƣng chủ nghĩa xã hội đƣợc xây dựng trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Hệ thống kinh tế theo kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp dẫn đến sản xuất trì trệ, nền kinh tế bị rối loạn. Có thể nói rằng, đây là giai đoạn chúng ta rơi vào khủng hoảng kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm

42

nay không tạo đƣợc động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế XHCN, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối, lƣu thông và làm xuất hiện nhiều hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống chi tiêu kế hoạch pháp lệnh từ trên giao xuống không phù hợp. Bộ máy nhà nƣớc cồng kềnh, nhiều nấc thang, chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, giẫm đạp lên nhau trở thành gánh nặng cho dân. Sự xơ cứng, gò bó của mô hình kinh tế dẫn đến nền dân chủ XHCN cũng bị méo mó biến dạng. Quản lý xã hội chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, pháp luật bị xem nhẹ, nền hành chính quan liêu ngày càng phình to. Trong thực tế, Đảng bao biện làm thay Nhà nƣớc, quyền làm chủ của ngƣời dân bị vi phạm ở nhiều nơi. Pháp luật giai đoạn này đề ra quá nhiều điều ngăn cấm và hạn chế một cách thiếu căn cứ, hạn chế sự năng động, sáng tạo của ngƣời lao động, hạn chế quyền công dân, ngƣời dân theo nguyên tắc chỉ đƣợc làm những gì mà Nhà nƣớc cho phép, chứ không đƣợc làm những gì mà Nhà nƣớc không cấm. Hệ thống pháp luật chậm hoàn thiện, vừa không đồng bộ, vừa không đầy đủ, nhiều văn bản pháp luật mang tính tuyên ngôn, cƣơng lĩnh, thiếu thực tiễn, các văn bản dƣới luật chồng chéo, không thống nhất nên khó thực hiện. Hiến pháp và pháp luật ghi nhiều quyền tự do của cong ngƣời nhƣng thực tế các quyền đó còn mang nặng tính hình thức. Thực trạng hệ thống pháp luật nhƣ vậy đã làm lu mờ vai trò của pháp luật trên mọi lĩnh vực của xã hội. Pháp luật – cái chung không phù hợp thì hiện tƣợng sống ngoài pháp luật tất yếu sẽ xảy ra. Thái độ của đa số ngƣời dân, nhất là nông dân thờ ơ với pháp luật. Nếu họ có quan tâm đến pháp luật cũng là để luồn lách, chống đối lại pháp luật. Thái độ thờ ơ, xem thƣờng, bất chấp pháp luật ngoài những nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, bản thân pháp luật, nó còn là hệ quả của cuộc chiến tranh để lại. Đó là thói quen, tâm lý pháp luật

43

thời chiến mang tính mệnh lệnh, cƣỡng chế một chiều từ trên xuống dần dẫn đến độc đoán, duy ý chí, mất dân chủ, pháp luật đó không còn phù hợp với thời hòa bình. Hoàn cảnh thời chiến có sự tác động thuận – nghịch tới sự phát triển của ý thức pháp luật. Một mặt nó tác động tích cực đến ý thức pháp luật nhƣ phần trƣớc đã nêu ý thức pháp luật luôn đƣợc củng cố, ý thức tuân thủ pháp luật cách mạng rất cao… Trong chiến đấu đòi hỏi sự ứng phó linh hoạt, quyết đoán… của ngƣời chỉ huy, tất cả mọi ngƣời đều phải tuân thủ theo mệnh lệnh ngƣời chỉ huy. Mặt khác tác động tiêu cực tới ý thức pháp luật thể hiện ở chỗ ngƣời lãnh đạo luôn có ý thức, thói quen quản lý xã hội bằng mệnh lệnh, mang nặng tính cƣỡng chế một chiều từ trên xuống. Ngoài nguyên nhân khách quan làm chó ý thức pháp luật yếu kém còn có nguyên nhân chủ quan, đó là phƣơng tiện pháp luật chƣa đƣợc coi trọng, công tác xây dựng và thực thi pháp luật chƣa đƣợc quan tâm đúng mức… Tất cả những yếu tố trên đây chủ yếu liên quan đến tâm lý pháp luật. Còn hệ tƣ tƣởng pháp luật đƣợc thể hiện khá rõ nét trong Đại hội Đảng lần thứ VII. Đảng ta đã chỉ rõ giai đoạn 1975 – 1986: Đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang vận dụng trong thời kỳ quá độ, đã mắc bệnh duy ý trí, giản đơn hóa, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nƣớc ta mới ở chặng đƣờng đầu tiên.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam trong thời kỳ này thể hiện tƣ tƣởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong quá trình nhận thức hiện thực, do đó nhiều văn bản pháp luật còn mang nặng tính hình thức. Chính sự nhận thức sai lệch này, dẫn đến sự ngộ nhận về chủ nghĩa xã hội nói chung, sự ngộ nhận về pháp luật CNXH nói riêng; tự coi pháp luật của chúng ta đã thuộc kiểu pháp luật XHCN – kể cả hình thức lẫn nội dung, để rồi đem áp dụng chúng trên một thực tế xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu với nhiều quan hệ xã hội thuộc nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau và chủ nghĩa xã hội chƣa đạt đƣợc

44

địa vị thống trị. Thời kỳ này sự thiếu tin tƣởng vào pháp luật có chiều hƣớng gia tăng, sự thờ ơ đối với pháp luật, không tôn trọng pháp luật có xu hƣớng phát triển. Các quy định trong Hiến pháp năm 1980 tuy tốt đẹp, nhƣng lại không xuất phát từ thực tế cuộc sống, điều kiện kinh tế - xã hội hiện có. Cuộc sống sau chiến tranh gặp rất nhiều thiếu thốn, mà lại muốn dùng ý chí chủ quan áp đặt vào hiện thực khách quan, quả là không phù hợp, làm cho pháp luật xa rời thực tế cuộc sống, tính khả thi thấp. Nhƣ vậy giai đoạn này quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu. Ngƣời dân thờ ơ, xa rời, thiếu tin tƣởng vào pháp luật, bởi vì pháp luật không phù hợp với thực tế cuộc sống của bản thân họ, ý thức tuân thủ pháp luật giai đoạn này có bƣớc thụt lùi, dẫn đến tình trạng coi thƣờng pháp luật. Nên kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp làm nảy sinh pháp luật yếu kém, sự thờ ơ đối với pháp luật, không coi trọng việc thực thi pháp luật.

1.3.5. Công cuộc đổi mới và sự thay đổi của ý thức pháp luật

Đất nƣớc ta bắt đầu đổi mới trên tất cả các lĩnh vực từ năm 1986. Quá trình đổi mới tạo ra một sức sống mãnh liệt cho đất nƣớc, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng, khoa học kỹ thuật… điều đó quyết định đến sự thay đổi nhiều mặt trong nhận thức pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật ngày càng phát triển. Trong thời kỳ đổi mới Đảng ta xác định “Quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý, pháp luật thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng thể hiện ý chí của nhân dân phải đƣợc thực hiện thống nhất trong cả nƣớc” [13, tr.120]. Đảng ta khẳng định: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tƣ tƣởng của Đảng. Trƣớc sau nhƣ một Đảng vẫn kiên định con đƣờng mục tiêu XHCN. Trên cơ sở đó Đảng và Nhà nƣớc đã có một cuộc cách mạng thực sự trong nhận thức lý luận hay nói cách khác là đổi mới tƣ duy. Khi nền kinh tế kế hoạch hóa, tập

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 44)