Ý thức pháp luật của các chủ thể ở giai đoạn này, có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật. Nhƣ chúng ta đã biết, hoạt động áp dụng pháp luật là hoạt động đƣợc thực hiện thông qua các chủ thể đƣợc Nhà nƣớc trao quyền, vì vậy ý chí của những chủ thể này có ảnh hƣởng rất lớn tới toàn bộ các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật hiện nay.
Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Thì công tác tuyên
76
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Từng bƣớc khắc phục đƣợc những khó khăn, yếu kém, bất cập nhằm mục đích giúp việc thực hiện pháp luật ngày càng đạt đƣợc hiệu quả cao. Chính vì vậy mà, sự hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, của các tổ chức và cá nhân trong xã hội đã đƣợc nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay, các chủ thể đã có sự tôn trọng, chủ động, tích cực thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Điều đó thể hiện sự chuyến biến tích cực về mặt nhận thức cũng nhƣ thực hiện hành vi pháp luật của các chủ thể. Trong đó phải kể đến đó là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nƣớc đã giúp cho việc thực hiện pháp luật ngày càng trở nên có hiệu quả, đảm bảo đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi chủ thể trong xã hội. Nhƣ vậy để có thể giải quyết nhiệm vụ chuyên môn kịp thời, đúng quy định thì đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiện nay cần phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật. Với câu hỏi “ Ông (Bà) đánh giá thế nào về vai trò của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với lĩnh vực, công việc đang đảm nhiệm?”, kết quả xử lý thông tin đã thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.3: Khảo sát vai trò của kiến thức pháp luật của đối tượng cán bộ, công chức
STT Vai trò của kiến thức pháp luật Số phiếu Tỷ lệ % Cộng dồn
% 1 Rất cần thiết 542 87,3 87,3 2 Cần thiết 76 12,2 99,5 3 Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc 3 0,5 100,0 4 Không cần thiết 0 0,0 100,0 Tổng cộng 621 100,0 Nguồn: [55] Qua quan sát các số liệu trong bảng trên, có thể khẳng định rằng, tuyệt đại đa số cán bộ, công chức hành chính tham gia cuộc điều tra đều đánh giá
77
rất cao vai trò của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với công tác chuyên môn của họ. Cụ thể, có 87,3% cán bộ, công chức hành chính đánh giá rằng kiến thức pháp luật rất cần thiết và 12,2% cho rằng kiến thức pháp luật cần thiết
cho hoạt động chuyên môn của họ. Tổng cộng có tới 99,5% cán bộ, công chức hành chính đƣợc hỏi khẳng định về vai trò rất cần thiết và cần thiết của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với công tác chuyên môn của họ [55, tr.420 - 421]. Nhƣ vậy, đa phần đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiện nay đã cho rằng tri thức về pháp luật, sự hiểu biết về kiến thức pháp luật là rất quan trọng và cần thiết đối với họ. Vậy nền tảng kiến thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiện nay nhƣ thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi: “ Ông (Bà) đã đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp luật chƣa?”. Kết quả xử lý thông tin về vấn đề này cho thấy, trong số 621 cán bộ, công chức hành chính đƣợc hỏi, gần nhƣ tuyệt đối (611 ngƣời, chiếm 99,3 %) khẳng định rằng, họ đã đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật. Chỉ có 04 ngƣời trả lời là chƣa đƣợc trang bị kiến thức pháp luật, chiếm 0,7 % (xem bảng dưới): [55, tr.422 - 423].
Bảng 2.4: Khảo sát kiến thức pháp luật của đối tượng cán bộ, công chức
Loại
biến STT Kiến thức pháp luật
Số phiếu Tỷ lệ % Tỷ lệ hợp lệ % Cộng dồn % Biến hợp lệ 1 Đã đƣợc trang bị 611 98,4 99,3 99,3 2 Chƣa đƣợc trang bị 4 0,6 0,7 100,0 Tổng cộng 615 99,0 100,0 Biến không hợp lệ 6 1,0 Tổng cộng 621 100,0 Nguồn: [55] Nhƣ vậy, từ hai bảng số liệu trên đây có thể thấy rằng đa phần cán bộ, công chức hành chính hiện nay đã nhận thức đƣợc vài trò và tầm quan trọng
78
của kiến thức pháp luật. Đồng thời họ cũng đã đƣợc trang bị kiến thức pháp luật ở những mức độ khác nhau. Đó là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật đƣợc nghiêm túc, đúng đắn và có hiệu quả.
Trong những năm qua, nhìn chung các chủ thể áp dụng pháp luật đã có ý thức cao trong việc tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện các quy định pháp luật khá nghiêm túc và đầy đủ. Do có thái độ đúng đắn, có tinh thần, trách nhiệm với nghề nghiệp, nên họ đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ đã giảm, hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng đã bớt sai sót, tệ nạn tham nhũng đã từng bƣớc bị đầy lùi… Trong hoạt động tƣ pháp, mặc dù các vụ án tăng hơn so với các năm trƣớc, nhƣng chất lƣợng giải quyết các vụ án vẫn đƣợc đảm bảo. Trong quá trình xét xử các Tòa án đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng nên hầu hết các vụ án đều đƣợc xét xử trong thời hạn luật định. Đặc biệt, các vụ án về tham nhũng, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ma túy, mại dâm, buôn lậu đã đƣợc các Tòa án phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trƣơng kết thúc điều tra, truy tố và đƣa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng và cả nƣớc. Tình trạng để các vụ việc kéo dài quá hạn luật định, không giải quyết dứt điểm, chậm ban hành các quyết định giải quyết, nội dung các quyết định không rõ ràng, khó thi hành cũng từng bƣớc đƣợc các Tòa án khắc phục có hiệu quả[ 19, tr.118]. Đây chính là những mặt tích cực, là sự cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc hoạt động trong ngành tƣ pháp. Điều đó phản ánh sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những quy định của pháp luật, để từ đó làm tiền đề cho việc tiến hành áp dụng pháp luật chính xác, có hiệu quả.Mặc dù có những tiến bộ đáng kể nhƣng ý thức pháp luật của một số chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật vẫn còn những
79
tồn tại, hạn chế nhất định dẫn đến hoạt động áp dụng pháp luật diễn ra chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình thực hiện pháp luật ở nƣớc ta hiện nay.
Thực trạng hiện nay cho thấy, đại đa số cán bộ, công chức hành chính hiện nay đã đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp luật; song kiến thức, hiểu biết về pháp luật của họ ở trình độ nào? Trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đƣợc chia thành: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Với câu hỏi đặt ra: “Ông (Bà) đã đƣợc đào tạo, trang bị kiến thức pháp luật ở trình độ nào?”, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.5: Khảo sát trình độ pháp luật của đối tượng cán bộ, công chức
Loại biến STT Trình độ Số phiếu Tỷ lệ % Tỷ lệ hợp lệ % Cộng dồn % Biến hợp lệ 1 Trình độ sơ cấp 115 18,5 19,8 19,8 2 Trình độ trung cấp 196 31,6 33,8 53,6 3 Trình độ cao đẳng 7 1,1 1,2 54,8 4 Trình độ đại học 248 39,9 42,8 97,6 5 Trình độ sau đại học 14 2,3 2,4 100,0 Tổng cộng 580 93,4 100,0 Biến không hợp lệ 41 6,6 Tổng cộng 621 100,0 Nguồn: [55] Kết quả xử lý thông tin ở bảng trên cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức hành chính đƣợc hỏi (53,6%) mới chỉ đạt trình độ sơ cấp và trung cấp về luật; đồng nghĩa với việc nhiều cán bộ, công chức hành chính chƣa chú trọng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật, chƣa theo kịp sự đổi mới của hệ thống pháp luật, chậm chễ với tiến trình cải cách hành chính đang diễn ra sôi động hiện nay. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm loại trình độ đƣợc nêu ở trên là trình độ đại học với 248 ngƣời có bằng
80
cử nhân Luật, chiếm 42,8%. Chỉ có 14 ngƣời (2,4 %) đạt trình độ sau đại học, chủ yếu công tác ở cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh. Có tới 41 cán bộ, công chức (6,6%) thuộc biến số không hợp lệ vì họ không cho biết mình thuộc trình độ nào. Có thể nói các số liệu trên đây đang đặt ra cho công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhiều vấn đề cần giải quyết cả trƣớc mắt cũng nhƣ về lâu dài [55, tr.426].
Nhƣ chúng ta đã biết, cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực tƣ pháp cần phải có ý thức pháp luật cao, vì họ có thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết các vi phạm pháp luật, là ngƣời cầm cân nảy mực. Do đó, đây là một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn, chính xác. Mỗi bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật đƣợc giải quyết đúng đắn, công bằng sẽ tạo đƣợc niềm tin cho nhân dân, góp phần giúp ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ ngành tƣ pháp vẫn còn những yếu kém, bất cập cần phải đƣợc khắc phục để đảm bảo sự chính xác, đúng đắn trong quá trình áp dụng pháp luật. Ví dụ nhƣ việc áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thƣờng xảy ra một số sai phạm nhỏ, dễ mắc phải, do nhận thức, đánh giá không đúng về hành vi có dấu hiệu tội phạm. Nhƣng cũng có lúc xảy ra hoàn toàn là do lỗi cố ý, vì động cơ cá nhân hoặc động cơ vụ lợi. Sai phạm thƣờng xảy ra trong giai đoạn này bào gồm: Không khởi tố vụ án hoặc không khởi tố bị can khi cần phải khởi tố; Khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng với quy định pháp luật. Theo kết quả thống kê hàng năm, Viện kiểm sát đã hủy không ít quyết định không khởi tố của cơ quan điều tra, đồng thời Viện kiểm sát cũng yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc tự mình khởi tố nhiều vụ khác, vì có nhiều vụ cơ quan điều tra đã tiếp nhận tin báo về sự kiện có dấu hiệu tội phạm, đáng phải khởi tố, nhƣng lại ra quyết định không khởi tố vụ án. Có thể thấy rõ tình hình áp dụng pháp luật hình sự qua 2 năm 2005 – 2006 trong hoạt động khởi tố qua số liệu sau:
81
- Viện kiểm sát đã hủy 121 quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra và đã ra quyết định khởi tố các vụ đó.
- Từ năm 2005 và 2006 Viện kiểm sát đã hủy 220 quyết định khởi tố của các cơ quan điều tra.
- Không phê chuẩn 868 quyết định khởi tố bị can.
- Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 583 vụ án hình sự và 1.275 bị can.
- Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố 68 vụ án hình sự và 99 bị can… Trong năm 2007 đã thụ lý đƣợc 80.765 vụ án, với 125.464 bị can, đã giải quyết đƣợc 58.181 vụ với 98.196 bị can; đình chỉ 527 vụ với 1.206 bị can. Năm 2008 đã thụ lý 63.094 vụ với 109.302 bị can, đã giải quyết 61.005 vụ với 104.312 bị can. Nhìn chung, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp còn nhiều hạn chế [33, tr.157 - 158]. Việc áp dụng pháp luật trong khởi tố các vụ án hình sự còn có không ít trƣờng hợp thiếu sức thuyết phục không đƣợc dƣ luận đồng tình ủng hộ, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào các cơ quan xét xử. Đồng thời hoạt động áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự hiện nay cũng bộc lộ những sai sót nhất định nhƣ: Xác định tội danh không đúng; Xác định khung hình phạt không đúng, quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ; Quyết định cho hƣởng án treo không đúng; Nhầm lẫn về các dấu hiệu định tội; dấu hiệu định khung; Áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không đúng. Thực tiến áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử của tòa án có thể xem xét qua số liệu sau đây:
Năm 2006, các tòa án các cấp đã thụ lý 72.120 vụ án với 119.414 bị cáo (trong số đó có 2.716 vụ với 6.182 bị cáo tòa án trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát điều tra bổ sung và đã nhận lại). Trong số các vụ án trên đã xét xử 65.592 vụ với 107.136 bị cáo (sơ thẩm 52.561 vụ với 88.041 bị cáo; phúc thẩm 11.820 vụ với 18.776 bị cáo và giám đốc thẩm tái thẩm là 211 vụ với
82
319 bị cáo) [58]. Năm 2007, đã giải quyết đƣợc 248.577 vụ trong tổng số 268.051 vụ án đã thụ lý, đạt 92,7%. So với năm trƣớc số vụ án đã thụ lý tăng 25.198 vụ đã giải quyết tăng 26.221 vụ. Tỷ lệ án bị hủy là 1,2 % bị sửa là 1,94 % [58]. Thiếu sót trong giải quyết án hình sự là định tội danh sai do xác định sai mặt khách quan trong cấu thành tội phạm, xét hỏi tranh tụng chƣa đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, điều tra sơ sài… Năm 2008, tòa án đã thụ lý 79.291 vụ án hình sự với 138.976 bị cáo đã giải quyết đƣợc 77.407 vụ với 131.893 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,6%, bị sửa là 4,6 % [58]. Những thiếu sót trong xét xử hình sự thƣờng là định tội danh sai, giảm hình phạt không đúng, thiếu căn cứ…
Nhƣ vậy, từ sự hạn chế trong nhận thức pháp luật, hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ tƣ pháp dễ dẫn tới sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới thái độ, niềm tin của quần chúng nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tình trạng thờ ơ, vô cảm, cứng nhắc của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dẫn tới hiện tƣợng không áp dụng pháp luật sáng tạo, làm ảnh hƣởng tới quyền lợi của công dân. Vẫn còn một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất, thiếu thái độ vô tƣ khách quan khi thực hiện công vụ, lạm dụng quyền lực để mƣu cầu lợi ích cá nhân...
Đó là những tồn tại cần phải đƣợc xem xét, đánh giá khách quan để từ đó đƣa ra những biện pháp khắc phục, giúp cho quá trình áp dụng pháp luật của Nhà nƣớc đạt hiệu quả cao. Một trong những biện pháp mà Đảng và Nhà nƣớc cần phải quan tâm đến đó là phải hết sức trú trọng đến công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Có nhƣ vậy hoạt động áp dụng pháp luật mới đảm bảo tính chính xác, công bằng mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân, giúp thiết lập trật tự xã hội ổn định và phát triển bền vững.
83
Kết luận Chƣơng 2
Nhƣ vậy, để đảm bảo hoạt động thực hiện pháp luật đƣợc tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, có rất nhiều yếu tố và điều kiện ảnh hƣởng tới quá trình này nhƣ yếu tố kinh tế, văn hóa, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh…, trong