Để hoạt động thực hiện pháp luật đƣợc tiến hành thuận lợi và có hiệu quả có rất nhiều yếu tố và điều kiện có ảnh hƣởng tới quá trình này, trong đó quan trọng và có ảnh hƣởng hơn cả cần phải chú trọng đến thực trạng của ý thức pháp luật. Thực trạng của ý thức pháp luật hiện nay là một yếu tố có sự tác động mạnh mẽ tới quá trình thực hiện pháp luật ở tất cả các giai đoạn thi hành, tuân theo, sử dụng và áp dụng pháp luật.
Trong những năm vừa qua hoạt động sử dụng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực. Phải kể đến đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc tới vấn đề đảm bảo quyền lợi cho mọi chủ thể trong xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy tính chủ động và tích cực của công dân trong việc thực hiện các quyền của họ, là cơ sở cho hoạt động này đạt hiệu quả cao.
Do vậy, trong thời gian qua hoạt động sử dụng pháp luật bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Các chủ thể đã có ý thức hơn trong việc tìm hiểu về pháp luật để có thể nắm bắt đƣợc địa vị pháp lý của mình, không thờ ơ với những hiện tƣợng vi phạm pháp luật đang xảy ra. Do nắm bắt đƣợc quyền lợi của mình, vì vậy công dân đã thực hiện có hiệu quả quyền tự do kinh doanh là thƣớc đo của nền kinh tế thị trƣờng phát triển; thực hiện quyền tự do hội họp, quyền tự do dân chủ, tự do tín ngƣỡng, tôn giáo… đây đƣợc coi là biểu hiện của một xã hội tích cực, phát triển và có tổ chức ở đó các quyền lợi của công dân đƣợc nhà nƣớc quan tâm và tạo mọi điều kiện để họ thực hiện có hiệu quả.
60
pháp luật, nhằm đảm bảo lợi ích và mục đích chính đáng của mình và những ngƣời ngƣời xung quanh. Thực tế đã cho thấy, hiệu quả của các cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là mang tính quyết định vào ý thức pháp luật của công dân và dƣ luận xã hội. Bằng chứng là gần 80% các hành vi tham nhũng là do cá nhân, công dân tố giác, do báo chí lên tiếng. Do thực hiện khá nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất các quy định của pháp luật, đặc biệt là các cơ quan Nhà nƣớc đã thực hiện đƣợc đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cho nên, trong thời gian qua số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ đã giảm, nạn tham nhũng từng bƣớc bị đẩy lùi, hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng đã bớt sai sót.
Bên cạnh sự tiến bộ trong nhận thức về địa vị pháp lý, về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, về việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Trong những năm gần đây, ý thức bảo vệ pháp luật của công dân đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Hạn chế đƣợc tình trạng thờ ơ, né tránh, coi thƣờng pháp luật. Từ thực tế cho thấy, đã có rất nhiều tấm gƣơng bảo vệ việc thực hiện pháp luật, có nhiều hành vi dũng cảm của một số công dân đã giúp cơ quan chức năng thi hành công vụ trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác ngƣời thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết không bao che, tiếp tay cho những kẻ phạm tội. Đã góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở nƣớc ta hiện nay. Theo thống kê trong năm 2012, tại trụ sở tiếp dân của HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh phú thọ có 528 đoàn/1.455 lƣợt công dân đến gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Trong đó liên quan tới đất đai là 90 vụ, chính sách là 11 vụ, tƣ pháp là 05 vụ, nội dung khác là 21 vụ [4. tr1]. Những con số thống kê trên cho thấy công dân đã có ý thức cao hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, họ đã biết cách sử dụng pháp luật trong phạm vi đƣợc nhà nƣớc cho phép.
61
Từ những điểm tích cực nêu trên, có thể thấy rằng tâm lý, tình cảm, thái độ, nhận thức, hành vi về pháp luật của các chủ thể đã có những chuyển biến rõ rệt, góp phần giúp các chủ thể sử dụng pháp luật có hiệu quả. Các cá nhân và tổ chức đã phần nào nắm bắt đƣợc giá trị của pháp luật, cũng nhƣ quyền lợi của họ. Do vậy, họ đã có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt đƣợc từ sự ảnh hƣởng của ý thức pháp luật đến hoạt động sử dụng pháp luật. Thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định dẫn đến hoạt động sử dụng pháp luật diễn ra vẫn còn nhiều bất cập. Pháp luật chỉ có thể đƣợc sử dụng theo đúng yêu cầu của pháp luật, khi các chủ thể phải có sự hiểu biết về địa vị pháp lý của chính mình, ý thức đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ, cũng nhƣ vị trí, vai trò pháp lý của mình trong đời sống. Hiện nay, đang tồn tại một thực tế đó là nhiều chủ thể đã không thực hiên hoặc thực hiện không nghiêm túc các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mình. Có lẽ vì họ chƣa ý thức đƣợc vị trí, vai trò, cũng nhƣ chƣa nắm đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của bản thân. Ví dụ nhƣ hiện tƣợng ngƣời dân không đi bầu cử hoặc nhờ ngƣời nhà, ngƣời thân đi bầu cử thay là một ví dụ điển hình. Công dân, họ chƣa ý thức đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nƣớc, chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của lá phiếu do tự tay họ bỏ vào thùng. Cũng nhƣ bản thân ngƣời lao động hiện nay họ chƣa nhận thức đầy đủ quyền lợi của mình, nhiều ngƣời lao động không muốn tham gia BHXH vì sợ giảm thu nhập trƣớc mắt, không tích cực tìm hiểu về pháp luật lao động để có thể tự bảo vệ quyền lợi (đa số ngƣời lao động xuất thân từ nông thôn nên tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế, trình độ không đồng đều…). Một bộ phận công nhân chỉ quan tâm đến quyền lợi mà không thấy đƣợc trách nhiệm, nên dễ bị lôi kéo,làm phát sinh những tranh chấp không đáng có.
62
Tình trạng thờ ơ, coi thƣờng, không quan tâm tới pháp luật vẫn còn diễn ra. Chỉ khi nào bản thân có việc gì đó liên quan đến pháp luật, lúc đó họ mới đi tìm hiểu về pháp luật, tìm hiểu quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mình. Dẫn tới hiện tƣợng khiếu nại, tố cáo diễn ra bừa bãi không đúng quy định của pháp luật vẫn còn tồn tại.
Để có thể sử dụng pháp luật một cách chính xác, có hiệu quả, yêu cầu chủ thể phải nắm bắt đƣợc trình tự, thủ tục và cách thức thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều chủ thể mặc dù có sự hiểu biết về quyền lợi của mình, nhƣng họ không tự thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không đúng các quyền lợi đó, là vì họ đã không nắm bắt đƣợc các trình tự, thủ tục thực hiện. Ví dụ, trong thực tế hiện nay, tại các kỳ họp của Quốc hội, không phải đại biểu Quốc hội nào cũng thực hiện hình thức chất vấn mà chỉ có khoảng 20% đến 25% số đại biểu Quốc hội sử dụng quyền này. Thậm chí, còn có nhiều đại biểu Quốc hội suốt cả kỳ đại hội không sử dụng hình thức chất vấn này một lần nào[36. tr.98]. Ngoài ra, giữa hai kỳ họp của Quốc hội, số lƣợng các đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội để Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội chuyển chất vấn đến những cá nhân và những cơ quan bị chất vấn rất ít (thƣờng chỉ có khoảng 5 đến 10 chất vấn), cũng có thời gian không có chất vấn nào. Trong thời gian gần đây, số lƣợng chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội giảm đáng kể [33, tr.98-99].
Cùng với vấn đề nêu trên, trình tự, thủ tục hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những yếu kém nhất định, nhƣ: Việc tuân thủ trình tự, thủ tục giám sát mang tính hình thức. Các chủ thể tham gia hoạt động giám sát thực hiện trình tự, thủ tục một cách hình thức nên hiệu quả không cao. Nhiều trình tự, thủ tục đƣợc quy định rõ ràng song không đƣợc thực hiện trong thực tế. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong quy trình, thủ tục chất vấn, có nhiều trƣờng hợp ngƣời chất vấn không đồng ý với nội dung trả
63
lời, song không thực hiện quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đƣa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với ngƣời trả lời chất vấn [33, tr.102-103].
Một thực tế nữa đƣợc đặt ra, đó là trong quá trình sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép, do không có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật và do đƣợc trao quyền lực trong tay nên thƣờng các chủ thể áp dụng pháp luật có xu hƣớng lạm quyền, sử dụng quyền của mình vƣợt quá giới hạn cho phép. Dẫn đến nhiều hiện tƣợng vi phạm pháp luật sảy ra, nhƣ: tệ nạn tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân của một số các cán bộ, công chức vẫn còn tồn tại. ngoài những hành vi vi phạm của cán bộ công chức bị phát giác thì tội phạm ẩn ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Đây là thực trạng cần đƣợc báo động vì không chỉ thể hiện sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức chính trị của một số ngƣời có quyền mà có nơi, có lúc nó đã gây ảnh hƣởng lớn cho các tổ chức, đơn vị kinh tế đang sản xuất, kinh doanh, gây nhiều trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Thời gian gần đây, một số hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp và tính nguy hiểm ngày càng cao, gây thất thoát, lãng phí rất lớn tài sản của Nhà nƣớc, làm giảm lòng tin của nhân dân vào những ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Những biểu hiện trên chứng tỏ ý thức chấp hành pháp luật, thái độ coi thƣờng pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nƣớc ta đang ngày càng có chiều hƣớng diễn biến phức tạp [19, tr.136-137]. Đây là hành vi lạm dụng quyền lực của những chủ thể đƣợc Nhà nƣớc trao quyền. Họ là những ngƣời hiểu biết về pháp luật, nhƣng lại cố tình không thực hiện đúng quyền lợi, nghĩa vụ của mình, họ lợi dụng pháp luật để mƣu cầu lợi ích cá nhân.
Từ thực tế trên, có thể khẳng định rằng ý thức pháp luật đã có sự ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động sử dụng pháp luật ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, thì tình trạng thiếu
64
hiểu biết, coi thƣờng pháp luật, không nắm bắt đƣợc quyền lợi của bản thân… vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tiêu cực trong hoạt động sử dụng pháp luật hiện nay, thì vấn đề đặt ra là phải giáo dục ý thức tích cực, tự giác, tôn trọng pháp luật và phải đảm bảo sử dụng quyền lợi đƣợc Nhà nƣớc trao có hiệu quả và đúng mục đích.