KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 27)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Xét trong quy trình điều chỉnh pháp luật, thì thực hiện pháp luật là sự tiếp nối của quá trình xây dựng pháp luật. Trong những năm qua, nhà nƣớc ta

22

đã rất quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội có hiệu quả, song nếu chỉ chú trọng tới việc ban hành nhiều các loại văn bản pháp luật thì chƣa đủ, bên cạnh đó chúng ta cần phải tổ chức việc thực hiện pháp luật, phải đƣa những yêu cầu, quy định của pháp luật đi vào thực hiện trong đời sống, làm cho những yêu cầu và những quy định đó trở thành hiện thực. Nhƣ vậy, thực hiện pháp luật là phải đƣa pháp luật vào thực hiện trong đời sống và làm cho nó pháp huy đƣợc vai trò là phƣơng tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất. Thực hiện pháp luật là hành vi không phải của riêng cá nhân mà nó bao gồm cả hoạt động của mọi chủ thể trong xã hội (bao gồm: hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc,các tổ chức kinh tế - xã hội và các đoàn thể…). Nó là một hoạt động có mục đích, đƣợc thực hiện một cách tự giác bởi các chủ thể có đủ năng lực chủ thể. Từ sự phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm thực hiện pháp luật nhƣ sau:

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [49, tr.494].

1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Để hoạt động thực hiện pháp luật đạt hiệu quả, thì các hình thức thực hiện pháp luật, nhằm đƣa những quy định của pháp luật vào thực hiện trong đời sống cũng phải rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của hoạt động thực hiện pháp luật thì có các hình thức thực hiện pháp luật sau đây:

Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt đ-ộng mà pháp luật ngăn cấm.

Thi hành (chấp hành) pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành

23

động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) đƣợc thực hiện ở hình thức này.

Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự do dân chủ của công dân đƣợc thực hiện ở hình thức này. Hình thức sử dụng pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền đƣợc pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.

Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật. Trong đó Nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trƣờng hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nƣớc [49, tr.496].

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật quan trọng, vì luôn có sự tham gia của Nhà nƣớc, thông qua các tổ chức hoặc chủ thể đƣợc Nhà nƣớc trao quyền.

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT

Ở NƢỚC TA

Ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội chịu ảnh hƣởng sâu sắc của các hệ tƣ tƣởng và quan niệm trong xã hội. Khi xét đến các nhân tố ảnh hƣởng tới ý thức pháp luật chúng ta phải xét một cách đầy đủ qua các thời kỳ lịch sử,để thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của từng nhân tố tới việc hình thành ý thức pháp ở nƣớc ta hiện nay. Ý thức pháp luật là biểu hiện trình độ

24

pháp lý của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nó đƣợc tạo thành bở-i hai bộ phận: tâm lý pháp luật và hệ tƣ tƣởng pháp luật.

Ở Việt Nam, quá trình hình thành ý thức pháp luật không chỉ tuân thủ theo quy luật chung mà còn mang đặc điểm riêng của quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. Việt Nam với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, liên tục phải đối đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lƣợc. Sự hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam không chỉ đƣợc quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội và sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội khác nhƣ đạo đức, chính trị, văn hóa, nghệ thuật mà còn chịu ảnh hƣởng của các hệ tƣ tƣởng ý thức pháp luật nƣớc ngoài. Do Việt Nam phải đƣơng đầu với các cuộc chiến tranh xâm lƣợc của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Nên việc chịu ảnh hƣởng của các hệ tƣ tƣởng ý thức pháp luật của nƣớc ngoài là không tránh khỏi.

1.3.1. Ảnh hƣởng của lệ làng truyền thống

Lệ làng vốn đƣợc xem là công cụ quản lý xã hội trong các làng xã truyền thống. Bên cạnh giá trị tích cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã, nhìn chung, lệ làng còn có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực tới việc hình thành ý thức pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đó là những cản trở đáng kể cho việc thiết định trong thực tế nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật, một chuẩn mực của xã hội dân chủ văn minh, hiện đại.

Lệ làng truyền thống là toàn bộ những quy định, lề lối, phép tắc, những phong tục tập quán đƣợc hình thành trong các hoạt động của dân làng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa tín ngƣỡng của từng làng. Lệ làng truyền thống quy định điều chỉnh hành vi, ứng xử của con ngƣời trong các hoạt động đó. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám, ở các làng xã ngƣời Việt đều có những lệ làng thành văn với những tên gọi riêng nhƣ: Hƣơng ƣớc, Hƣơng biên, Khoán ƣớc, Hƣơng khoán, Hƣơng lệ, Điều lệ

25

v.v... Nhƣng dù gọi tên gì chăng nữa thì những văn bản đó đều bao gồm những quy ƣớc liên quan đến các lĩnh vực đời sống của từng làng, từng cộng đồng dân cƣ, mà ngƣời ta quen gọi bằng tên phổ biến nhất là Hƣơng ƣớc, tức là các điều quy ƣớc của làng.

Vào thời kỳ này ngƣời dân chỉ có thói quen thực hiện theo phong tục, tập quán, lệ làng. Tuy còn tản mạn nhƣng đã bƣớc đầu hình thành hệ tƣ tƣởng bao gồm những quan điểm, quan niệm pháp luật chủ yếu liên quan tới việc phải tập hợp các lực lƣợng để xây dựng nên một Nhà nƣớc độc lập, tự chủ nhằm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nƣớc, phát triển kinh tế xã hội của các làng xã thời kỳ đó.

Lệ làng truyền thống có sự ảnh hƣởng không nhỏ tới ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, đặc biệt là ở yếu tố tâm lý pháp luật. Dân tộc Việt nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng với đặc trƣng của nền kinh tế nông nghiệp và canh tác lúa nƣớc là chủ yếu. Tâm lý duy tình đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ và tƣ tƣởng của con ngƣời Việt Nam. Do sống quần cƣ với nhau trong các đơn vị làng xã với quan hệ “phi nội tắc ngoại” cho nên có mối liên hệ gắn bó khá mật thiết trên cơ sở của sự gần gũi về huyết thống. Quan hệ giữa các thành viên xảy ra trong một phạm vi hẹp và chủ yếu diễn ra trong từng làng, họ sống gắn bó, gần gũi và hết sức quan tâm lẫn nhau nhƣng cũng rất dễ can thiệp vào đời tƣ của nhau. Nhƣng thiết chế làng xã này tạo ra sự độc lập rất cao với các cộng đồng dân cƣ khác, giữa làng nọ với làng kia có sự độc lập, có sự tách biệt riêng rẽ. Truyền thống đoàn kết cộng đồng đã giúp cho cộng đồng ngƣời Việt nam giữ gìn đƣợc bản sắc của mình, bảo vệ đƣợc mình trƣớc sự xâm lƣợc và nguy cơ bị đồng hoá bởi các thế lực ngoại bang. Tuy nhiên việc tạo ra cố kết bền chặt đó lại tạo nên tính bảo thủ, trì trệ của con ngƣời vì những lý do [46] :

26

Thứ nhất, sự cố kết cộng đồng đó làm cho con ngƣời trở nên -lệ thuộc vào nhau, lệ thuộc vào tập thể, ít có sự độc lập. Điều này làm cho con ngƣời trở nên thụ động trong các quan hệ, ít dám làm và cũng không dám chịu trách nhiệm trƣớc tập thể và cá nhân. Do vậy dẫn tới sự trì trệ, thiếu tính sáng tạo và cũng dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại, né tránh, không dám đối mặt với thử thách, với những cái mới, với những sự thay đổi cần phải thích nghi. Yếu tố cá nhân càng ngày càng mờ nhạt, không đƣợc quan tâm. Cũng chính vì vậy mà ý thức về cộng đồng của con ngƣời thì rất cao (do tâm lý e ngại dè dặt, sợ dƣ luận nên luôn phải để ý xung quanh) nhƣng ý thức về lợi ích cá nhân lại rất thấp. Đây là hai mặt đối lập của một thể thống nhất. Ví dụ nhƣ trong quan hệ một gia đình, một dòng tộc, con ngƣời ràng buộc nhau bằng gia quy, gia pháp vì sĩ diện với các dòng họ khác, với làng, với xã nên cá nhân trong gia đình hay dòng họ ấy phải tự khép kín, ai về phận nấy với bổn phận của con cái hay của một thành viên. Nhƣng thực ra ngƣời ta không thực sự quan tâm đến cộng đồng mà làm nhƣ vậy cốt để yên thân và khỏi bị ai động đến. Đây là nguyên nhân dẫn đến tâm lý thờ ơ, lẩn tránh pháp luật. Rõ ràng, đối với việc hình thành ý thức pháp luật (mà cụ thể ở đây là yếu tố tâm lý pháp luật), thì đây là một yếu tố tiêu cực làm hạn chế sự chủ động của con ngƣời khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Còn nếu có tham gia vào các quan hệ pháp luật thì cũng là do a dua mà theo nhau một cách tự phát thiếu ý thức, không hiểu gì về những hành vi mà mình đang tham gia. Họ dƣờng nhƣ không biết đến những hậu quả xấu có thể xảy ra nhƣ những hành vi “đánh hội đồng” hoặc tham gia với thái độ tò mò, hiếu kỳ mà không có sự xét đoán độc lập để có thể tách mình ra khỏi cộng đồng để nhìn nhận vấn đề một cách khách qu-an. Đây chính là lý do chủ yếu hình thành nên quan niệm trọng lệ hơn luật. Lệ chỉ là cái có tính chất cục bộ trong phạm vi hẹp, trong khi đó xã hội càng văn minh thì luật càng có ý nghĩa quan trọng [46].

27

Thứ hai, ngƣời ta dễ chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho nhau những lỗi lầm có thể gây ra sự thiệt hại cho cả cộng đồng, thậm chí cho bản thân. Với tâm lý “dĩ hoà vi quý”. Con ngƣời ta vì sợ tai tiếng, sợ đụng chạm mà ngại đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực xảy ra với chính mình và với cộng đồng vì sợ cộng đồng lên án, sợ bị trả thù. Câu tục ngữ “một điều nhịn, chín điều lành” là một minh chứng cho điều này. Về tính tích cực, có thể nói đây là nhân tố thể hiện sự ổn định, đoàn kết của tập thể. Nhiều khi ngƣời ta chấp nhận một lời xin lỗi, coi trọng lời xin lỗi hơn là việc bồi thƣờng thiệt hại. Hẳn nhiên điều này đã đƣợc các nhà lập pháp quan tâm để có quy định bắt buộc trong tố tụng dân sự là thủ tục hoà giải. Nhƣng xét về tính tiêu cực, thực ra con ngƣời làm nhƣ vậy vì sợ và cũng ngại các thủ tục pháp lý rắc rối khi phải “đáo tụng đình” đặc biệt là tâm lý “đƣợc vạ thì má cũng sƣng”. Mặt khác, ngƣời ta làm nhƣ thế cũng vì muốn bấu víu vào cộng đồng nhƣ một chỗ dựa chắc chắn với tâm lý “xấu chàng hổ ai?” nên không muốn “vạch áo cho ngƣời xem lƣng”. Tâm lý này không chỉ xảy ra ở trong các cộng đồng dân cƣ mà còn xảy ra đối với cả các quan chức khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội kéo theo việc nghi ngờ các kết quả giải quyết khi cho rằng “con kiến mà kiện củ khoai” nên ngƣời ta càng không ý thức về việc phải sử dụng pháp luật nhƣ một biện pháp để bảo vệ mình [46].

Thứ ba, tính bảo thủ, trì trệ làm cho ngƣời ta nghi ngờ tất cả những gì đến từ bên ngoài, trong đó có cả những những yếu tố tích cực và từ đó sẽ có tâm lý chống đối những gì không phải là của mình, của cộng đồng mình. Từ chỗ nghi ngờ các giá trị đến từ bên ngoài, ngƣời ta có thái độ chống đối,bảo thủ, không thừa nhận sự tiến bộ từ bên ngoài, không tiếp nhận hoặc chỉ tiếp nhận khi bị cƣỡng bức, cái gì của mình cũng là nhất nên có chuyện “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ví dụ về phƣơng diện pháp luật, chính sách của các triều đình phong kiến nhiều khi cũng có những mặt tích

28

cực nhƣng đã không đƣợc tiếp nhận bởi các làng xã nên “p-hép vua” phải “thua lệ làng” bởi nói chung quan niệm của các nhà cầm quyền là dùng pháp luật để cai trị, còn ngƣời dân Việt nam cũng nhƣ một số dân tộc phƣơng Đông khác coi pháp luật là hình phạt. Một minh chứng cho điều này là các bộ luật lớn của các nhà nƣớc phong kiến Việt nam đều đƣợc gọi là “Quốc triều hình luật” Từ đó con ngƣời Việt Nam trở nên bảo thủ, trì trệ và không chịu đổi mới. Tâm lý truyền thống này chắc chắn sẽ trở thành lực cản để cho văn hoá pháp lý Việt nam có thể đến với và tiếp nhận những thành tựu khoa học pháp lý hiện đại của các nƣớc tiên tiến trong thời kỳ hội nhập. Việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền với yêu cầu ngày càng cao về việc các quan hệ xã hội phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật phải gắn liền với việc hình thành một nền văn hoá pháp lý hiện đại đó, đặc biệt trong quá trình hội nhập nhƣ hiện nay [46].

Thứ tƣ, truyền thống này không khuyến khích ngƣời ta sáng tạo ra những giá trị mới. Sáng tạo là chìa khoá của thành công không chỉ đối với các cá nhân mà còn đối với cả một cộng đồng hay nhân loại. Các bộ luật lớn tồn tại trong lịch sử của Việt nam có rất ít tính chất độc lập nhƣ một sản phẩm thuần tuý do dân tộc Việt nam sáng tạo trừ Bộ luật Hồng Đức có một số phần tƣơng đối độc lập và phản ánh tinh thần dân tộc. Bộ luật Gia long gần nhƣ là sự sao chép nguyên xi luật nhà Thanh. Vì mối quan hệ họ hàng, anh em, làng xóm nên con ngƣời sống theo tình cảm hơn lý trí, vì ngƣời ta coi “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình” cho nên ngay trong hoạt động của các cơ quan công quyền cũng rơi vào tình trạng cả nể, từ đó mà sinh ra tâm lý coi thƣờng pháp luật [46].

Do lối sống giản đơn cùng với đặc điểm ƣa sống hoà bình, không thích tranh chấp, cho nên pháp luật cũng không đòi hỏi ở mức độ quá phức tạp do đó không hình thành một nền văn hoá pháp lý có mức độ phát triển cao nhƣ ở các dân tộc hay quốc gia mà các điều kiện kinh tế có sự phát triển phức tạp.

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)