ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TUÂN THEO PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 70)

Tuân theo pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Hình thức đó đƣợc biểu hiện là các chủ thể kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Từ thực trạng chung của ý thức pháp luật hiện nay đã có sự ảnh hƣởng không nhỏ tới tất cả các khâu trong quá trình thực hiện pháp luật, trong đó có hoạt động tuân theo pháp luật.

Trong hoạt động tuân theo pháp luật bƣớc đầu đã đạt đƣợc những chuyển biến tích cực. Do ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội ngày càng đƣợc nâng cao, các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức và công dân đã chủ động, tích cực, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật, nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đây là sự cố gắng lớn lao trong nhận thức pháp luật của các tổ chức và cá nhân, giúp hoạt động tuân theo pháp luật ngày càng đạt hiệu quả.

Hiện nay, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật. Đại đa số công dân đều có ý thức thực hiện pháp luật tốt, tinh thần “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đƣợc ngƣời dân tôn trọng thực hiện. Công dân có ý thức kiềm chế không vi phạm pháp luật, họ tôn trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Biểu hiện trong số liệu thống kê của ngành công an năm 2012 nhƣ sau: Trên toàn quốc số vụ trộm cắp tài sản có 22.772 vụ, giảm 9,07 % so với năm 2011. Số vụ cƣớp tài sản là 2.253 vụ, giảm 8,64 % so với năm 2011. Số đối tƣợng cƣớp tài sản là 3.441 đối tƣợng, giảm 3,99 % so với năm 2011 [5, tr.2].

65

Số vụ trộm cắp tài sản, số vụ cƣớp tài sản và số đối tƣợng cƣớp tài sản trong năm 2012 trên toàn quốc đã giảm đáng kể so với năm 2011. Điều này thể hiện ý thức tuân theo pháp luật của công dân đã có những chuyển biến tích cực, công dân đã bƣớc đầu hình thành ý thức tuân thủ pháp luật. Họ đã dần dần tin tƣởng vào pháp luật, tin tƣởng vào công lý, không dám khinh nhờn, còi thƣờng pháp luật.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nƣớc đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ đã giảm đáng kể, chất lƣợng giải quyết các vụ án đƣợc đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, đúng pháp luật. Có thể thấy rằng ý thức pháp luật của các chủ thể áp dụng pháp luật đã đƣợc nâng cao, họ đã có ý thức tự kiềm chế bản thân, sử dụng đúng quyền lực trong phạm vi pháp luật cho phép, không lạm dụng quyền lực vƣợt quá giới hạn cho phép để thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Nhƣ vậy ý thức pháp luật của các chủ thể, bao gồm sự hiểu biết về pháp luật, tình cảm, thái độ, tâm trạng của các chủ thể đối với pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giúp hoạt động thực hiện pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, ý thức pháp luật cũng còn nhiều hạn chế nhất định và nó đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tính chất của nền kinh tế đất nƣớc hiện nay có ảnh hƣởng rất lớn tới những tồn tại hạn chế của ý thức pháp luật và lối sống tuân theo pháp luật ở nƣớc ta. Phần đông dân cƣ Việt Nam đã bị ảnh hƣởng nặng nề của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, phân tán, với những tập tục, tập quán phức tạp, rƣờm rà, do vậy ý thức pháp luật của nhiều ngƣời dân còn thấp, một bộ phận dân cƣ chƣa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật, thƣờng tìm cách trốn tránh các quy định của pháp luật, tùy tiện trong việc chấp hành kỷ

66

luật lao động, sinh hoạt, việc làm [19, tr.121]. Những mặt tiêu cực của các yếu tố tâm lý và thói quen truyền thống cũng làm cho ý thức pháp luật trong xã hội ta chậm đƣợc nâng cao. Chẳng hạn thói quen “bất tuân pháp luật”, nhiều ngƣời luôn có khuynh hƣớng tìm mọi cách để lẩn tránh luật pháp, tìm cách “lách luật”, tìm ra những kẽ hở, những khiếm khuyết, hạn chế của pháp luật để hễ có cơ hội, điều kiện thì vụ lợi, vi phạm. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật của các chủ thể hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới đất nƣớc, không ít những chủ thể vẫn còn thái độ coi thƣờng pháp luật, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật vẫn còn tồn tại và có chiều hƣớng gia tăng đặc biệt ở nhóm tội phạm hình sự. Theo thống kê của ngành công an trong năm 2012 cho thấy tình hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng, các loại vi phạm không những tăng về số lƣợng các vụ việc mà còn tăng cả về số lƣợng chủ thể tham gia, đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật này lại xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống nhƣ: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, văn hóa… với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trên toàn quốc trong năm 2012 mặc dù số vụ đã phát hiện và xử lý là 11.620 vụ, giảm 18,74% so với năm 2011, nhƣng số cá nhân, tổ chức bị phát hiện và xử lý là 11.169, tăng 11,95% so với năm 2011 [5, tr.3]. Ngoài ra các loại vi phạm tăng mạnh về hành vi và thủ đoạn. Nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần kinh tế mở, với các lĩnh vực hoạt động thông thoáng mà Nhà nƣớc đã đề ra, khiến một số Doanh nghiệp lợi dụng thực hiện những hành vi trái với pháp luật. Trong năm 2012 số vụ sản xuất, tằng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên toàn quốc là 2.617 vụ, tăng 95,44% so với năm 2011 [5, tr.3]. Tội phạm về kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều loại hình vi phạm khác nhau nhƣ: lừa đảo chiếm đoạt thuế VAT, hoạt động tàng trữ lƣu hành tiền giả, lừa đảo chiếm đoạt vốn đầu tƣ… Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hƣớng phát triển và ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng. Trong năm 2012 toàn quốc có 128 vụ sử dụng công nghệ cao để phạm tội [5, tr.3].

67

Trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội… tình hình vi phạm cũng diễn ra rất phức tạp. Trong đó tội phạm là loại vi phạm nghiêm trọng nhất xảy ra khá phổ biến, số ngƣời vi phạm và số vụ việc tăng lên đáng kể ở một số tội nhƣ: Trên toàn quốc trong năm 2012, tội phạm và vi phạm về tham nhũng đã phát hiện và xử lý đƣợc 324 vụ, tăng 28,57% so với năm 2011. Số đối tƣợng bị phát hiện và xử lý do tham nhũng là 492, tăng 11,31 % so với năm 2011. Bên cạnh đó số vụ tội phạm và vi phạm về môi trƣờng đã phát hiện và xử lý 9.986 vụ, tăng 26,92% so với năm 2011[5, tr.3]. Qua số liệu thống kê có thể thấy rằng tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm về tham nhũng vẫn xảy ra nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản của Nhà nƣớc, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân. Thể hiện sự thoái hóa, biến chất của một số đối tƣợng là cán bộ, công chức nhà nƣớc. Theo báo cáo của ngành công an, trong năm 2012 trên toàn quốc tội phạm về trật tự xã hội tăng 2,69% so với năm 2011; tính chất bạo lực, hung hãn, manh động hơn; đối tƣợng phạm tội xu hƣớng ngày càng trẻ hơn. Nổi lên là tội phạm giết ngƣời do nguyên nhân suy thoái về đạo đức xã hội chiếm 82,7% trong số các vụ án giết ngƣời [5, tr.6]. Tội phạm về ma túy tiếp tục hoạt động mạnh, các đƣờng dây buôn bán, vận chuyển ma túy với số lƣợng ngày càng lớn, đã phát hiện một số vụ tổ chức sản xuất, điều chế ma túy tổng hợp... Trong năm 2012 trên toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ đƣợc 17.823 vụ, 26.135 đối tƣợng. Tuy tội phạm về ma túy không tăng hơn so với năm 2011 nhƣng tình trạng tội phạm vẫn diễn biến phức tạp và khó kiểm soát.

Từ những con số thống kê nêu trên, có thể thấy rằng hiện tƣợng vi phạm pháp luật ở nƣớc ta đang có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp. Điều đó có thể khẳng định mức độ tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân còn rất thấp và hậu quả do tình trạng vi phạm pháp luật gây ra cho Nhà nƣớc và xã hội rất nghiêm trọng, khó khắc phục, ảnh hƣởng đến mọi mặt của

68

đời sống. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sự nhận thức về pháp luật của một số các chủ thể còn hạn chế. Đó chính là động cơ, mục đích, động lực khiến các chủ thể không có ý thức kiềm chế bản thân, dẫn tới không tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc, thái độ bất tuân pháp luật, coi thƣờng pháp luật vẫn còn tồn tại. Một số tội phạm hiện nay, trong đó có tội phạm hình sự còn mang tính chất hung hãn, côn đồ, không kìm chế đƣợc bản thân, bất chấp tất cả dẫn đến đã không thực hiện nghiêm túc những quy định mà pháp luật ngăn cấm và gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

Tóm lại, từ thực trạng của ý thức pháp luật hiện nay đã có sự tác động không nhỏ tới hoạt động tuân theo pháp luật của các chủ thể. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, thì hoạt động tuân theo pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Nó thể hiện sự hiểu biết pháp luật thấp, vẫn còn tồn tại tình trạng khinh nhờn, coi thƣờng và “bất tuân pháp luật” của một số chủ thể. Họ sẵn sàng vi phạm pháp luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để đạt đƣợc những lợi ích cá nhân. Dẫn đến ảnh hƣởng tới hiệu quả của hoạt động tuân thủ pháp luật và ảnh hƣởng tới việc hình thành, củng cố lối sống tuân theo pháp luật và văn hóa pháp lý ở nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)