ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THI HÀNH PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 74)

Thi hành pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật hiện nay. Nó là việc chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Mức độ thi hành pháp luật cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố ý thức pháp luật của chủ thể đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định tới việc chủ thể đó có thực hiện nghĩa vụ hay không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Thực trạng chung của ý thức pháp luật hiện nay, đã có sự ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động thi hành pháp luật trên thực tế. Có thể thấy rằng ý thức pháp luật của chủ thể

69

đã tác động tới hoạt động thi hành pháp luật của chính các chủ thể đó ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Hiện nay, hầu hết các tổ chức, cá nhân đã thấy đƣợc tầm quan trọng và hiệu quả của hoạt động thi hành pháp luật. Do vậy, để có thể thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc, các chủ thể đều thấy rằng cần phải có một sự hiểu biết nhất định và thái độ đúng đắn với pháp luật. Vì rõ ràng, trong hoạt động thực hiện pháp luật nếu không có tƣ tƣởng pháp luật vững vàng, đầy đủ, toàn diện thì sẽ không có đƣợc động cơ, kỹ năng, hành vi thực hiện pháp luật chính xác, kịp thời. Do nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ý thức pháp luật đối với hoạt động thực hiện pháp luật của mỗi chủ thể nhất định, nên trong quá trình thi hành pháp luật hiện nay đã đạt đƣợc những mặt tích cực nhất định.

Đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm chú trọng, trong thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân ngày càng có kết quả. Vì vậy, hoạt động thi hành pháp luật bƣớc đầu đã đạt đƣợc những chuyển biến tích cực. Ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân đã đƣợc nâng cao, điều này đƣợc thể hiện thông qua trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ tích cực của họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình đã góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, thực hiện quy mô gia đình ít con, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm với nhau đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và ngƣời cao tuổi đƣợc coi trọng và thực hiện tốt. Tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng tăng, tỷ lệ nam, nữ thanh niên trƣớc khi kết hôn đƣợc trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng rõ rệt… Đây là một kết quả đáng ghi nhận, do yếu tố ý thức pháp luật mang lại, nó đã góp phần giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật về hôn nhân, gia đình

70

ngày càng đạt hiệu quả cao. Mọi chủ thể trong xã hội hiện nay, đều có ý thức xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc và bình đẳng. Đó là động cơ, đồng thời là mục đích giúp họ tôn trọng và thực hiện các quy định của pháp luật một cách nghiêm túc nhất.

Nhằm mục đích giúp hoạt động thi hành pháp luật ngày càng đạt hiệu quả, bên cạnh sự tiến bộ trong nhận thức về pháp luật, đƣợc thể hiện hiện thông qua việc các chủ thể tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm túc, thì hiện nay ý thức bảo vệ pháp luật của nhân dân trong những năm gần đây cũng rất đáng quan tâm, bởi pháp luật phải đƣợc bảo vệ thì mới đƣợc tôn trọng và thi hành nghiêm túc. Tại khoản 3 Điều 4 của Bộ luật Hình sự có quy định: mọi công dân có trách nhiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhƣ vậy việc công dân tố giác tội phạm đƣợc coi là thi hành pháp luật hình sự nghiêm túc. Theo báo cáo của ngành công an, trên địa bàn tỉnh Phú thọ trong năm 2012, số tin báo, tố giác tội phạm phải xử lý trong kỳ là 957 tín báo; đến năm 2013 số tin báo, tố giác tội phạm phải xử lý trong kỳ đã tăng lên 1.242 tin [4, tr3]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng đã có những bƣớc chuyển biến tích cực trong tâm lý, tình cảm của công dân đối với pháp luật. Thái độ thờ ơ, thiếu tôn trọng pháp luật, không chấp hành nghĩa vụ đối với nhà nƣớc nhƣ trƣớc đây đã hạn chế, thay vào đó là thái độ tôn trọng pháp luật đƣợc đề cao, các chủ thể, họ đều thấy đƣợc giá trị của pháp luật nên luôn đề cao ý thức bảo vệ, đồng thời họ đều nhận thức đƣợc rằng bảo vệ pháp luật cũng là bảo vệ lợi ích của chính mình.

Tuy nhiên, trong hoạt động thi hành pháp luật hiện nay không phải chủ thể nào cũng nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Đồng thời không phải mọi chủ thể đều có ý thức pháp luật, có sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật sâu sắc. Cho nên, việc các chủ thể không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc đã mang lại những tồn tại, hạn chế nhất định cho hoạt động thi hành pháp luật. Trong hoạt động thi hành pháp luật ở nƣớc ta hiện nay còn

71

nhiều yếu kém mà biểu hiện rõ nhất là trình độ dân trí chƣa cao, lối sống tuân theo pháp luật chƣa phổ biến, nhiều chủ thể chƣa nhận thức đúng và đầy đủ về pháp luật.

Từ thực trạng kém hiểu biết về pháp luật của một số tổ chức và cá nhân đã dẫn tới tình trạng cố tình không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và hiện tƣợng vi phạm pháp luật sảy ra là không thể tránh khỏi. Trong thời gian gần đây các vụ vi phạm pháp luật sảy ra ngàng càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với quy mô ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Để có thể đánh giá đƣợc những tồn tại, hạn chế của hoạt động thi hành pháp luật, tác giả đã tiến hành khảo sát tình hình một số tội phạm, vi phạm mà cấu thành của chúng liên quan tới việc chủ thể không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.

Tại Điều 76, Hiến pháp năm 1992 quy định: “công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất”. Mặc dù tại Điều 76 đã quy định rất rõ nghĩa vụ trung thành với tổ quốc của công dân, nhƣng theo báo cáo của ngành công an, trên toàn quốc chỉ tính riêng trong năm 2012: Số đối tƣợng cực đoan chống đối chính trị trong nƣớc đã lên tới 243 đối tƣợng; số đầu tài liệu do đối tƣợng chống đối chính trị viết, tán phát lên 1.000 bản; số vụ rãi tờ rơi, kẻ, vẽ khẩu hiệu phản động là 22 vụ; số tờ rơi, khẩu hiệu phản động lên tới 639 tờ rơi và khẩu hiệu; Số đối tƣợng tham gia hoạt động tuyên truyền lập “Vƣơng quốc Mông” là 400 đối tƣợng [5, tr.2].

Trên đây là những số liệu thống kê đáng báo động, thể hiện một số các hành vi cố tình chống đối, đi ngƣợc lại nghĩa vụ của công dân mà nhà nƣớc đã quy định tại Điều 76, Hiến pháp năm 1992. Có thể, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng phạm tội này, nhƣng một trong những lý do chủ yếu là do họ không nhận thức đƣợc các quy định của pháp luật một cách đầy đủ, sự thiếu hiểu biết về pháp luật cùng với thái độ không tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nƣớc, không tin tƣởng vào chế độ chính trị của chúng ta hiện

72

này đã dẫn tới việc một số chủ thể dễ dàng bị lôi kéo, kích động đi theo các phần tử phản động, chống đối lại nhà nƣớc. Tại Điều 70, Hiến pháp năm 1992 có quy định: “… không ai đƣợc xâm phạm tự do, tín ngƣỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc”. Nhƣ chúng ta đã biết quyền của công dân đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Tại điều luật này đã quy định rất rõ tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là quyền của mỗi công dân, nhƣng công dân không đƣợc lợi dụng quyền đó để làm trái pháp luật, chính sách của nhà nƣớc. Việc các cá nhân, tổ chức hiện nay không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Điều 70 đƣợc coi là không thi hành pháp luật nghiêm túc và các tổ chức, cá nhân đó sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do nhà nƣớc quy định. Theo báo cáo của ngành công an, trên toàn quốc chỉ tính riêng trong năm 2012: Tại Tây Nguyên số đối tƣợng hoạt động “Tin lành Đêga”, Fulrô bị xử lý là 243 đối tƣợng [5, tr.2]. Con số thống kê này đã cho chúng ta thấy rõ tình hình thi hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân hiện nay còn yếu, kém và rất đáng lo ngại. Họ đã lợi dụng các quyền đƣợc Nhà nƣớc trao cho để thực hiện những hành vi trái pháp luật, cố tình vi phạm nghĩa vụ gây trở ngại cho hoạt động thi hành pháp luật đạt hiệu quả.

Với một trật tự xã hội an toàn, ổn định, công dân có ý thức tuân theo pháp luật sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thi hành pháp luật đạt hiệu quả cao trên thực tế. Tại Điều 79, Hiến pháp năm 1992 có quy định: “công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.” Tuy nhiên, trong năm 2012: Số vụ phạm tội về trật tự xã hội phát hiện đƣợc 50.723 vụ, tăng 2,69 % so với năm 2011 [5, tr.2]. Rõ ràng đây là một con số rất đáng lo ngại, ý thức thi hành pháp luật của một số các tổ chức, cá nhân còn quá thấp. Nó thể hiện thái độ coi thƣờng pháp luật, coi thƣờng sự ổn định xã hội và đây chính là biểu hiện của trình độ dân trí thấp ở nƣớc ta hiện nay.

73

Nhà nƣớc đã quy định rất rõ, quyền của công dân đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Công dân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Tại Điều 71, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay có rất nhiều các chủ thể vẫn cố tình vi phạm nghĩa vụ xâm phạm tới thân thể, tính mạng, sức khỏe và danh dự của các chủ thể khác, khiến cho hoạt động thi hành pháp luật gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Theo số liệu thống kê của ngành công an trong năm 2012, chúng ta có thể thấy rất rõ tình trạng thi hành pháp luật của một số các tổ chức, cá nhân hiện nay:

Bảng 2.1: Khảo sát tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

STT Chỉ tiêu thống kê Số liệu

năm 2012

So sánh năm 2011 Tăng giảm (-) theo %

1 Số vụ giết ngƣời, cƣớp tài sản 122 15,09

2 Số đối tƣợng giết ngƣời, cƣớp tài sản 146 56,99

3 Số vụ cố ý gây thƣơng tích 7.330 1,75

4 Số đối tƣợng cố ý gây thƣơng tích 9.457 28,13

5 Số vụ hiếp dâm trẻ em 499 16,59

Nguồn: [5] Qua số liệu thống kê nêu trên cho chúng ta thấy tình trạng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của một số chủ thể, họ đã bất chấp pháp luật, coi thƣờng pháp luật cố ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của ngƣời khác. Số vụ giết ngƣời, cƣớp tài sản trong năm 2012 là 122 vụ, tăng 15,09 % so với năm 2011; số đối tƣợng giết ngƣời, cƣớp tài sản là 146 đối tƣợng, tăng 56,99 % so với năm 2011; số vụ cố ý gây thƣơng tích là 7.330 vụ, tăng 1,75% so với năm 2011; số đối tƣợng cố ý gây thƣơng tích là

74

rất lớn 9.457 đối tƣợng, tăng 28,13% so với năm 2011; ngoài ra số vụ hiếp dâm trẻ em trong năm 2012 cũng tăng đáng kể 499 vụ, tăng 16,59 % so với năm 2011 [5, tr.2]. Tình hình tội phạm ở nƣớc ta đang ngày càng có chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng vụ việc và đối tƣợng tham gia, đặc biệt là một số các tội liên quan tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ngƣời, nó là nguyên nhân gây bất ổn định xã hội. Nó thể hiện sự nhận thức pháp luật còn hạn chế, cùng với thái độ coi thƣờng pháp luật, coi thƣờng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của ngƣời khác góp phần làm cho hoạt động thi hành pháp luật diễn ra thiếu tính nghiêm túc.

Có thể thấy rằng hoạt động thi hành pháp luật đang gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều đối tƣợng chủ thể không có ý thức chấp hành pháp luật, không có ý thức bảo vệ nhà nƣớc, bảo vệ trật tự xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản của các chủ thể khác, dẫn tới gây ra rất nhiều các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tại Điều 78, Hiến pháp năm 1992 có quy định: “công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc và lợi ích công cộng”. Tuy nhiên, theo báo cáo thống kê của ngành công an trong năm 2012, tình hình các chủ thể thực hiện quy định này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Khảo sát tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài sản của nhà nước, của cộng cộng

STT Chỉ tiêu thống kê Số liệu

năm 2012

So sánh năm 2011 Tăng giảm (-) theo %

1 Số vụ cƣỡng đoạt tài sản 535 7,86

2 Số đối tƣợng cƣỡng đoạt tài sản 760 11,11

3 Số vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản 1.477 2,50

4 Số đối tƣợng lừa đảo nhằm chiếm đoạt

tài sản 1.389 11,03

75

Qua số liệu thống kê nêu trên, có thể khẳng định rằng vẫn còn một số không ít các chủ thể đã không nghiêm túc thực hiện quy định tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của công cộng. Chỉ tính riêng trong năm 2012, trên toàn quốc số vụ cƣỡng đoạt tài sản là 535 vụ, tăng 7,86 % so với năm 2011; số đối tƣợng cƣỡng đoạt tài sản là 760 đối tƣợng, tăng 11,11% so với năm 2011; số vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản là 1.477 vụ, tăng 2,50 % so với năm 2011; số đối tƣợng lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản là 1.389 đối tƣợng, tăng 11,03 % so với năm 2011. Có thể thấy rằng trong những năm vừa qua số vụ vi phạm nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc và công cộng đang có chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng vụ việc và đối tƣợng tham gia, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động thi hành pháp luật trên thực tế hiện nay.

Từ thực tế của công tác thi hành pháp luật có thể khẳng định rằng. Mức độ thi hành pháp luật của một số các chủ thể hiện nay còn rất thấp. trong xã hội, vẫn còn tồn tại tình trạng một số các chủ thể do thiếu hiếu biết về pháp luật, thiếu thái tôn trọng pháp luật và hầu nhƣ họ không có thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho nên họ sẵn sàng vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và bất chấp pháp luật trong mọi trƣờng hợp. gây trở ngại, khó khăn cho hoạt động thi hành pháp luật đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)