Số lượng, loại hình và ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay nay

2.1.1 Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số công ty đang hoạt động tại Việt Nam, song phần lớn đang gặp khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, khoảng 95% là nhỏ và vừa. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.

Số liệu điều tra của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, ngay cả trong điều kiện lạm phát, trên 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh vẫn có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, chỉ hơn 10% được vay 100% theo nhu cầu, những con số này cho thấy, 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước nguy cơ phá sản.

2.1.2. Số lượng, loại hình và ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiệp vừa và nhỏ

* Về mặt số lượng: sau một thời gian phát triển thì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dã có bước phát triển trong cả nước. Trong tổng 23.708 doanh nghiệp trong tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp trên phạm vi cả nước tại thời điểm 1/7/1995, có tới 20.856 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tỷ lệ 88%. Cũng theo cuộc điều tra này doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 99,6%; hợp tác xã 97,4%; 94,7% công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần 42,4% và 65,9% trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có quy mô vừa và

nhỏ.Như vậy có thể nói hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Trong năm 2000, số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê phân theo ngành kinh tế là 42.288 doanh nghiệp, sang năm 2001 số doanh nghiệp tăng lên 51.680 doanh nghiệp, năm 2002 là 62.908 doanh nghiệp, năm 2004 lên tới 91.756 doanh nghiệp, 2006 số doanh nghiệp là 131.318 và đạt mức 155.771 doanh nghiệp vào năm 2007.

Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực đã làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển.

* Loại hình kinh doanh: các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại dưới nhiều loại hình rất đa dạng, trong tổng số 31.757 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội có tới 567 doanh nghiệp nhà nước chiếm 1,8%; có 3.218 hợp tác xã phi nông nghiệp chiếm 10,1%; 5.819 doanh nghiệp tư nhân chiếm 18,3%; có 16.385 công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 51,6%; 4.562 công ty cổ phần chiếm 14,6%; có 220 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 0,7%; còn lại là một số loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. (Nguồn trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2008).

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phần lớn thuộc các khu vực ngoài quốc doanh. Điều này cho thấy vào những năm gần đây các loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi đã nâng tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các loại hình này lên và giảm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước xuống. Việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp đã phần nào nói lên mức độ tự do hóa ở cấp độ rộng của nền kinh tế nước ta ngày càng mạnh không thể thiếu trong nền kinh tế.

* Về ngành nghề: các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung vào ngành thương mại, ngành công nghiệp chế biến,ngành xây dựng , kinh doanh tài sản, tư vấn và ngành khách sạn nhà hàng.

Nếu xét theo quy mô vốn, ba ngành có số lượng doanh ngiệp vừa và nhỏ nhiều nhất là thương nghiệp, chiếm 42%; công nghiệp chế biến, chiếm 19,7 %; và xây dựng, chiếm 13%. Ba ngành có tỷ trọng quy mô vừa và nhỏ trong tổng số

doanh nghiệp của ngành lớn nhất là thủy sản 96,8%, điện 93,9%, và thương nghiệp 92,6%. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn tập trung trong các ngành sản xuất cần nhiều lao động đơn giản, lao động phổ thông. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thu hút được nhiều lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)