Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

T L= L K

3.1.2.2. Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể thực chất tham gia và chịu tác động trong nền kinh tế. Sự tồn tại của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động sáng tạo của chính bản thân họ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nhhanh chóng chủ động chuẩn bị hành trang cần thiết, sẵn sàng nắm bắt thời cơ đương đầu với mọi thách thức khi hoạt động bao gồm những việc:

Nghiên cứu điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế: Các doanh nghiệp nghiên cứu và vạch chiến lược cụ thể, bao gồm các chiến lược sản phẩm, chiến lược kiên cứu thị trường, chiến lược xây dựng thương hiệu, chiến lược xuất khẩu…Trước hết doanh nghiệp phải đánh giá được nhu cầu của thị trường và năng lực của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản

phẩm nhầm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp cần phải đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu thị trường, cả trong và ngoài nước, bao gồm cả lượng cầu, mẫu mã…và cả những điều kiện, quy cách, quy định về tiêu thụ hàng hóa tại các vùng, các nước khác nhau. Điều này rất quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp coi nhẹ nên phải trả giá vì bị kiện cáo hoặc bị chèn ép, khó có thể bán được sản phẩm của mình ngay với gia thấp.

Trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu thị trường kết hợp với những điều kiện hiện có, những tiềm năng có thể khai thác, doanh nghiệp sẽ định hướng lại chiến lược sản phẩm. Để nâng cao cạnh tranh cho sản phẩm doanh nghiệp có thể kết hợp giữa đặc tính của sản phẩm và tính công dụng trong mỗi từng giai đoạn. Khi xác định được hướng đi của sản phẩm tiếp theo là nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, hợp lý hóa các quy trình sản xuất.

Để khẳng định được vị trí của sản phẩm cần xây dựng thương hiệu và đăng ký bản quyền cho sản phẩm. Sau đó để đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng doanh nghiệp cần có hệ thống tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức như: văn phòng, đại lý ở các địa phương trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thi trường định vị doanh nghiệp trên thị trường., nghiên cứu các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, nghiên cứu những cơ hội hiểm họa mà doanh nghiệp có thể gặp phải, tìm ra các nhân tố chủ yếu quyết định thành công cho doanh nghiệp, xác định được cặp sản phẩm – thị trường tối ưu.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Có thể bổ sung thêm các môn học về lập nghiệp và khởi sự doanh nghiệp, một số cơ sở đào tạo tiên tiến cần xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ để học sinh, sinh viên có thể thành lập doanh nghiệp nay tại vườn ươm đó để đi vào thị trường. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mô hình này theo hướng xã hội hoá, có sự kết hợp giữa sức lực, vốn của học sinh, sinh viên với vốn của các doanh nghiệp muốn phát triển thành viên, chi nhánh, vốn tín dụng và vốn tài trợ quốc tế.

Để chuyển hoạt động khởi sự doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các diễn đàn ra cuộc sống cần có cơ sở ban đầu để học sinh sinh viên hoạt động thực sự, sau đó chuyển tiếp vào thị trường. Có thể xây dựng các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp

vừa và nhỏ ở một số vùng với cơ sở vật chất cần thiết để doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vườn ươm hoạt động và chuyển giao tài sản khi doanh nghiệp vừa và nhỏ có địa điểm mới trên thị trường, giới thiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê đất khu công nghiệp, làm thành viên doanh nghiệp khác,…

Xã hội hoá dạy nghề, rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề và phân cấp việc cấp giấy phép thành lập các trung tâm đào tạo nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập cơ sở dạy nghề theo hướng liên kết để lao động được học những nghề cơ bản, có khả năng tự học và chuyển đổi nghề.

Lồng ghép nhiệm vụ của các chương trình kinh tế xã hội với việc đào tạo nghề, ví dụ như chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình hỗ trợ xã khó khăn. Mỗi chương trình dự án cụ thể ở địa phương đặt ra nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ với việc thành lập mới doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc bổ sung nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tranh thủ tối đa hợp tác, kêu gọi tài trợ quốc tế cho đào tạo.

Điều tra, đánh giá hiệu quả các hình thức dạy nghề ở các cơ sở hiện có, phân tích ưu điểm, hạn chế, đề xuất nội dung dạy nghề phù hợp với yêu cầu về lao động có nghề của nền kinh tế.

Ngoài ra phải không ngừng nâng cao tính chung thực, đạo đức trong nghề nghiệp cũng như trong kinh doanh của nhân viên. Muốn vậy phải có chế độ thưởng phạt phân minh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm gây tổn hại tới tài sản và uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời khen thưởng, khuyến khích những người hoàn thành tốt công việc, có sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc.

Tận dụng những cơ hội về máy móc thiết bị công nghệ: Các doanh nghiệp cần phát huy sự năng động linh hoạt vốn có của mình để nắm bắt tận dụng các cơ hội đi tắt đón đầu về công nghệ. Tận dụng hỗ trợ tài chính của Nhà nước: tận dụng liên hợp tác, chuyển giao từ các công ty nước ngoài, tận dụng các hình thưc thuê tài chính, thuê vận hành, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, tham gia thường xuyên và hội trợ công nghệ…

Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Thực

tế đầu tư cho các công nghệ này không hề tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rất cao, tiết kiệm chi phí, tăn ghiệu quả quản lý cho doanh nghiệp, mặt khác lại vừa có thể nắm bắt nhanh chống và khai thác hiệu quả thông tin của thị trường, điều khiển các công việc kinh doanh một cách linh hoạt và chuyên nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trịnh độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miện địa lý…chính sự khác nhau này tạo ra môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được nâng cao một cách nhanh chóng nếu tạo được môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh, dân chủ để phát huy năng lực của từng người.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w