T L= L K
3.1.2. Hướng đi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay 1 Về phía Nhà nước
3.1.2.1. Về phía Nhà nước
Để phát triển hiệu quả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hiện nay ngoài sự nỗ lực lớn của bản thân doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp từ phía Nhà nước. Sự hỗ trợ cần đảm bảo
những nguyên tắc sau:
- Hỗ trợ không được bóp méo cạnh tranh hỗ trợ phải không vi phạp quy định của pháp luật quốc tế
- Hỗ trợ nhưng theo hướng thúc đẩy sự tự chủ, năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên quan điểm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bất kể các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc tư nhân hay nước ngoài hoặc Nhà nước.
- Những biện pháp hỗ trợ phải hướng vào việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách bền vững và thật lâu dài.
Hỗ trợ về công nghệ cho các doanh nghiệp
Ðể tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận các thông tin chính thức từ các cơ quan Chính phủ và các cơ quan liên quan, trong thời gian qua nhiều cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan chính quyền nhằm trao đổi thông tin, đối thoại về những vấn đề doanh nghiệp quan tâm, đồng thời chia sẻ thông tin từ chính cộng đồng doanh nghiệp đã được tổ chức, góp phần cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp để định hướng kinh doanh.
Tính chất cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng thay đổi, vai trò của các yếu tố truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, sức lao động… sẽ dần thay đổi và thay vào đó có tính quyết định sẽ là năng lực khoa học công nghệ Vì vậy, Nhà nước có các biện pháp thúc đẩy công nghệ khoa học kỹ thuật của đất nước nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.
Nhà nước cần tạo áp lực cần thiết để buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ bằng cách quy định về thời gian sử dụng công nghệ tối đa cho phép trong từng ngành, quy định trong nhập khẩu công nghệ, kiểm tra và sử kiêm các công nghệ đã quá lạc hậu gây ô nhiễm môi trường quan trọng.
Hỗ trợ tài chính đổi mới công nghệ. Một trong những nguyên nhân khiến công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bị lạc hậu đó là vấn đề tài chính. Phát triển loại hình cho thuê tài chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thiếu vốn có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại. Tạo môi trường đổi mới công
nghệ, gắn nghiên cứu với ứng dụng, khuyến khích các hoạt động triển lãm công nghệ, khuyến khích các đơn vị kinh doanh công nghệ, thực thi luật sở hữu trí tuệ, xây dựng các trung tâm thông tin…
Hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn đào tạo nguồn nhân lực
Cần có nghiên cứu đầy đủ độ tuổi hiện nay bao gồm số lao động đang làm việc, lao động chưa có việc làm, lao động đang được đào tạo đồng thời dự báo số lao động tăng, giảm chuyển dịch hàng năm với cơ cấu theo địa phương, ngành cùng các tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực như văn hoá, học vấn, tâm lý ưa thích việc làm. Từ những số liệu đó kết hợp với các xu hướng phát triển ngành nghề của thế giới kể cả nhu cầu nhập khẩu lao động của một số quốc gia thành viên WTO để dự báo phát triển nguồn nhân lực theo ngành.
Rà soát lại nội dung, điều kiện dạy và học, nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, theo hướng gắn với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cung cấp cho người học các kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và ý thức trách nhiệm; đưa nhanh công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào tạo; khuyến khích liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề với các doanh nghiệp để nâng cao khả năng thực hành, cơ hội việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp.
Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Tuy nhiên bản than các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được nhu cầu này. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự kết nối nữa các doanh nghiệp với các cơ sở tào tạo, thông qua đó để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, xây dựng nội dung chương trình. Một nội dung trọng tâm của sự nghiệp phát triển, đòa tạo nguồn nhân lực cho cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nước nhà là phát triển nguồn lao động có chất xám, có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ các nhà quản lý mang tầm kinh doanh quốc tế. Cần phát triển mô hình “ thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, “ khởi sự kinh doanh”… Tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo cập nhật thông tin một cách thường xuyên cho các giám đốc, các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ để xây dựng một lực lượng
đông đảo các doanh nhân giỏi.
Hỗ trợ khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay, thiếu vốn là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ðể giải quyết vấn đề này, một mặt các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa cơ cấu vốn để không phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng. Mặt khác, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tăng cường nguồn lực cho các ngân hàng và cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ về lãi suất, bảo lãnh tín dụng và năng lực xây dựng phương án kinh doanh... doanh nghiệp đồng thuận với chủ trương thắt chặt tín dụng và linh hoạt trong điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, sự chuyển biến tích cực của chỉ số giá cả trong các tháng tới đây, đề nghị ngân hàng Nhà nước chủ động nới lỏng các điều kiện, cho phép hệ thống ngân hàng thương mại tăng cung ứng tín dụng, hạ thấp lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch cắt giảm đầu tư và chi tiêu công và dành một phần nguồn lực tiết kiệm bổ sung cho nguồn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nguồn vốn của nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp không thể vi phạm cam kết WTO, tức là không hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ gián tiếp. Cần công khai hình thức hỗ trợ gián tiếp. Với những nguồn lực có trong tay, thông qua các công ty đầu tư tài chính của nhà nước để mua cổ phần của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc mua trái phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ được phát hành trái phiếu theo dự án.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực điều hành kinh tế ở cấp địa phương đồng thời tăng cường năng lực công tác điều tiết và phối hợp vĩ mô của các bộ, ngành trung ương là một yêu cầu quan trọng hiện nay. Cần tập trung hoàn chỉnh sớm và nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế ngành và liên kết vùng, tăng cường hệ thống thông tin kinh tế, đào tạo cán bộ để hỗ trợ cho hoạt động điều hành kinh tế của các cơ quan chính quyền, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Trong điều kiện khó khăn, nhiều doanh nghiệp rất chủ động trong việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình như rà soát lại và điều chỉnh đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy tối đa công suất, tiết kiệm chi phí, đổi mới thiết bị, tăng năng suất, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, đa dạng thị trường xuất khẩu, sử dụng các công cụ chống rủi ro, thương lượng với đối tác để điều chỉnh tăng giá bán đối với các hợp đồng đã ký và hợp đồng mới, tìm nguồn cung cấp mới, nguyên liệu thay thế rẻ hơn, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng...
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị chiến lược kinh doanh và đầu tư, mở rộng thị trường cho giai đoạn sau lạm phát. Mặc dù vậy, phần lớn các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và thiếu khả năng ứng xử linh hoạt trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi, một mặt do thiếu thông tin, mặt khác do năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế. Việc hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin và kiến thức để triển khai tốt công tác này là nhiệm vụ quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp và cả các cơ quan Chính phủ. Chính phủ cần tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, bổ sung và hoàn thiện sớm các quy hoạch phát triển ngành, vùng, giúp định hướng cho việc xác định chiến lược của doanh nghiệp.