Đẩy mạnh cải cách hành chính, đưa quy định tiến bộ của pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đưa quy định tiến bộ của pháp luật

chứng thực vào cuộc sống

Trước khi có Nghị định số 79 thì Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 01/2001 về triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về công chứng, chứng thực:

“…Riêng về việc sao y giấy tờ, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tiến hành rà soát để hủy bỏ các quy định bắt buộc người dân phải nộp bản sao giấy tờ do Phòng Công chứng chứng nhận trong hồ sơ tuyển sinh, tuyển dụng, bổ nhiệm, tuyển lao động, giải quyết chính sách...; Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước về việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ khác từ sổ gốc, không dồn công việc cho cơ quan công chứng, chứng thực. Cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận giấy tờ xét thấy cần bản chính để đối chiếu, thì phải tự mình đối chiếu bản chụp với bản chính” [28, tr.2].

Như vậy đối với bản sao cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tự đối chiếu nhằm nâng cao trách nhiệm công chức. Tuy nhiên quy định này chưa được thực hiện. Sau đó, Chính phủ đó ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ- CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (gọi tắt là Nghị định 79/2007/NĐ-CP), tại

quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính” [30,

tr.3]. Mặc dù Nghị định 79/2007/NĐ-CP đã quy định cơ quan, tổ chức có quyền đối chiếu trực tiếp bản chính với bản sao không có chứng thực, nhưng quy định trên không phát huy được hiệu quả trong hoạt động chứng thực. Pháp luật đã có quy định cụ thể nhưng chưa được áp dụng trong thực tiễn làm hạn chế tính tiến bộ của Nghị định. Trên thực tế rất ít cơ quan đối chiếu mà đa số yêu cầu công dân nộp bản sao có chứng thực do cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Đồng thời, do cơ quan tổ chức sợ trách nhiệm, ngại đối chiếu, nên yêu cầu sao y bản chính bởi họ cho rằng việc sao y, ký chứng thực an tâm hơn. Như vậy, quy định của pháp luật chưa đi vào cuộc sống. Do vậy, chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn chứng thực, không có ý nghĩa cải cách thủ tục hành chính. Nếu trong trường hợp quy định trên được thực hiện sẽ tiết kiệm chi phí thủ tục hành chính, giảm tải công việc của cơ quan Nhà nước, không lãng phí tiền bạc của công dân cũng như đảm bảo tiện lợi, góp phần vào cải cách thủ tục hành chính. Muốn vậy, cần có giải pháp để Nhà nước và công dân tiết kiệm chi phí trong thủ tục hành chính.

Để quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trước tiên phải có sự điều chỉnh hành lang pháp lý cho phù hợp. Quy định trên chưa phát huy được hiệu quả trong thực tế. Hiện pháp luật quy định UBND cấp xã, UBND cấp huyện có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, các giấy tờ văn bản theo quy định tại Điều 5 khoản 1, 2 điểm a Nghị định 79 điểm a, c điều 1 Nghị định số 04. Đó chính là nguyên nhân chính quy định trên chưa đi vào cuộc sống. Để cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong đối chiếu bản sao từ bản chính, khi hoàn thiện hành lang pháp lý cần tiến hành bỏ quy định thẩm quyền của UBND xã, UBND cấp huyện tại Điều 5 khoản 1, 2 điểm a Nghị định 79, điểm

a, c điều 1 Nghị định số 04. Cụ thể, chấm dứt thẩm quyền của UBND cấp xã chứng thực bảo sao từ bản chính các các giấy tờ bằng tiếng Việt; PTP cấp huyện đối với việc chứng thực bảo sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng bằng tiếng Việt, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ văn bản song ngữ; riêng điểm c Điều 1 Nghị định số 04 chỉ bỏ quy định chứng thực bảo sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. Việc chấm dứt thẩm quyền chứng thực bảo sao từ bản chính của UBND cấp xã, PTP là cần thiết. Đó chính là điều kiện quan trọng để cơ quan, có tổ chức sẽ phát huy trách nhiệm của mình trong việc đối chiếu bản sao. Qua đó, cũng hạn chế tình trạng bản sao văn bằng chứng chỉ giả. Đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đặc biệt, quy định trên nếu được thực hiện góp phần tiết kiệm chi phí thủ tục hành chính cho công dân, tiện lợi cho cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, cần có giải pháp nhằm phát huy nâng cao trách nhiệm của công dân. Để tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp bản sao không có chứng thực thì nên quy định về trách nhiệm cam kết của cá nhân, tổ

chức trong việc sao chụp bản sao không có chứng thực chụp từ bản chính.

Nếu sai cá nhân, tổ chức cung cấp bản sao không có chứng thực hoàn toàn chịu trách nhiệm, có thể yêu cầu cá nhân cam kết vào trong bản mình đã sao chụp: “Sao đúng bản chính” ngày tháng năm, ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đất nước và toàn cầu đang có những biến động mạnh mẽ, đòi hỏi nhà nước và công dân cần có sự đổi mới tích cực để phù hợp với xu thế chung. Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tư pháp. Cải cách hành chính trong hoạt động chứng thực góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc từng bước hoàn thiện

về cơ chế tổ chức và hoạt động chứng thực tại Việt Nam là rất cần thiết. Nhà nước cần có biện pháp để tiến hành đẩy mạnh hơn nữa việc việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cải cách nền hành chính nhà nước, về thực chất, là điều chỉnh, cải cách thể chế và cơ cấu bộ máy hành pháp cũng như kiến thức, kỹ năng, năng lực, nhằm thúc đẩy tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Chương trình cải cách nền hành chính nhà nước nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động, làm cho nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Thực hiện cải cách hành chính bao hàm nhiều nội dung lớn. Để tạo các tiền đề cần thiết mở đường cho việc hoàn thiện và hiện thực hoá Quy chế thực hiện dân chủ ở xã thì công cuộc cải cách hành chính cần được đẩy mạnh. Ngoài việc công khai hoá các quy trình thủ tục hành chính tại cơ sở, cần tăng cường cơ hội đối thoại, giao tiếp giữa chính quyền và nhân dân. Đồng thời các địa phương cần tiếp tục rà soát thực hiện thủ tục hành chính theo quy trình đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. Tiếp tục công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân nhằm giải quyết công việc nhanh

chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời quan tâm ứng dụng công

nghệ thông tin, hiện đại hoá việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân. Các địa phương cần quan tâm trong việc xin cấp kinh phí thực hiện cơ chế một cửa. Các điều kiện trên góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Nhìn chung, Nghị định số 79 công tác cải cách hành chính đã được quan tâm và Nghị định có nhiều quy định tiến bộ và có nhiều chuyển biến quan trọng đặc biệt về thủ tục thực hiện chứng thực. Do vậy, cần kế thừa những tiến bộ về cải cách hành chính của Nghị định 79 trong việc thực hiện chứng thực.Về thủ tục hành chính: loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho công dân. Xây dựng các thủ tục hành chính mới theo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)