Hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý nhà nước về chứng thực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý nhà nước về chứng thực

Để nâng cao tính đồng bộ và khả thi của hệ thống luật pháp, việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mục đích, ý nghĩa công tác chứng thực đó nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân là rất cần thiết. Hội nhập kinh tế, quốc tế sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, trong đó công tác quản lý nhà nước về hành chính cần tiếp tục cải cách theo hướng giảm thủ tục hồ sơ, giấy tờ và những công việc không cần thiết, tạo thuận lợi, nhanh chóng tránh gây phiền hà đối với người dân. Đặc biệt chú trọng cải tiến thủ tục hành chính, cải cách lề lối làm việc theo phương thức hành chính sang phương thức phục vụ lợi ích cộng đồng, hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ công dân nhanh chóng kịp thời. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong việc quản lý về chứng thực đó chính hệ thống pháp luật về chứng thực cần được thay đổi. Thời gian gần đây việc xây dựng hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Hệ thống pháp luật đã thể hiện sự chủ động, thể hiện bước tiến đáng kể tác động trực tiếp đến như người dân. Trên thực tế hệ thống văn

bản pháp luật về chứng thực cũng còn những điểm hạn chế như giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật không cao.Văn bản quản lý về chứng thực cao nhất là Nghị định. Đồng thời các văn bản về chứng thực nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau dẫn đến việc tìm hiểu cũng như áp dụng còn khó khăn. Các văn bản tản mát dẫn đến khó trong tìm hiểu, áp dụng. Hiện nay xu hướng cải cách hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của công dân. Cần thiết phải nâng cao hiệu lực các quy định về chứng thực, nhằm điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng thực. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực chủ yếu là Nghị định, Thông tư hướng dẫn, việc tiến hành pháp điển nâng lên thành Luật chứng thực là cần thiết.

Chứng thực không chỉ được quy định trong Nghị định số 79 mà còn được quy định trong Nghị định số 04. Đồng thời Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực. Riêng đối với các địa phương chưa thực hiện chuyển giao việc chứng thực hợp đồng sang các tổ chức hành nghề công chứng thì việc chứng thực đối với hợp đồng, giao dịch vẫn theo Nghị định số 75. Đó chưa kể quy định chứng thực nằm tản mát ở nhiều Thông tư. Cụ thể, Thông tư số 03/2008/TT-BTP, Thông tư số 19/2011/TT-BTP, Thông tư số 36/2012/TT-BCA, Thông tư số 75/2011/TT-BCA của Bộ Công an ban hành sửa đổi, bổ sung điểm 3.1.7 Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 36 quy định về đăng ký xe, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 2012. Đối với việc đăng ký xe thì cần có sự phối hợp của Bộ Công an trong việc thực hiện quy định của pháp luật, có văn bản liên tịch để việc hiểu áp dụng được thống nhất trong phạm vi cả nước. Đồng thời nhằm đảm bảo cho Thông tư hướng dẫn của các Bộ không được mâu thuẫn với nhau. Về chứng thực để thống nhất quản lý nên giao cho BTP soạn thảo trình hoặc ban hành các văn bản về chứng thực. Việc xây dựng quy định của pháp luật nhằm việc áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước là rất cần thiết và có tính khả thi.

Đồng thời việc chứng thực theo quy định của Nghị định số 79 chưa bao hàm các việc mà UBND cấp xã đang thực hiện. Hiện UBND cấp xã xác nhận đa dạng nhiều loại giấy tờ như các loại đơn, văn bản làm chứng phục vụ cho công tác xét xử tại Tòa án: đơn bảo lãnh, đơn bãi nại, đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn để giảm án phí... Bên cạnh đó quy định về thẩm quyền chứng thực tản mát ở các văn bản gây khó khăn cho việc tiếp cận và áp dụng pháp luật việc xác nhận di chúc, từ chối di sản được quy định căn cứ: Bộ luật Dân sự, Nghị định số 75.Việc rà soát các văn bản về chứng thực, xác nhận của UBND các cấp để quy định thống nhất một loại tránh trường hợp quy định ở nhiều văn bàn khác nhau dẫn đến khó cho việc tìm hiểu cũng như áp dụng. Do vậy việc pháp điển hoá quy định về chứng thực là cần thiết để việc tìm hiểu, áp dụng pháp luật được thuận lợi tránh tản mát ở nhiều văn bản khác nhau. Hơn nữa, cần từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật một số vấn đề cần được bổ sung khi hoàn thiện pháp luật về chứng thực.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)