Đẩy mạnh việc chuyển giao các giao dịch hợp đồng sang các tổ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Đẩy mạnh việc chuyển giao các giao dịch hợp đồng sang các tổ

hành nghề công chứng

Thời gian qua nhiều tỉnh thành đã thực hiện công tác chuyển giao giao dịch, hợp đồng sang các tổ chức hành nghề công chứng. Việc chuyển giao là cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật nhằm tăng cường an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp xã, huyện sang các tổ chức hành nghề công chứng. Các địa phương cũng đã từng bước nhận thức được ý nghĩa của việc chuyển giao nhằm tránh rủi ro cho tổ chức, cá nhân khi tham giao dịch. Trên thực tế do chưa nhận thức đầy đủ, một số địa phương cho rằng lệ phí chứng thực rẻ hơn so với công chứng, đi công chứng xa hơn, mất thời

gian hơn. Tuy nhiên về lâu dài việc chứng thực không an toàn cho công dân, chỉ chứng nhận hình thức của hợp đồng, giao dịch mà không xác nhận nội dung. Nguyên nhân của việc chưa thực hiện chuyển giao do các tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển khắp cả nước, một phần có địa phương chưa quan tâm đến việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng cũng như hoạt động xã hội hóa về công chứng. Đồng thời về nhận thức chưa hiểu được những khó khăn bất lợi khi chứng thực giao dịch tại cấp xã phường. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cũng như chính quyền địa phương. Bởi không được xác nhận về nội dung dẫn đến giao dịch đó sau này có thể phát sinh tranh chấp. Nếu không phù hợp với quy định của pháp luật có thể bị tòa án tuyên hủy. Việc khởi kiện dẫn đến tốn kém về cho công dân khi theo kiện. Nhiều vụ việc kéo dài, nhờ cả luật sư bảo vệ không chỉ sơ thẩm, phúc thẩm mà còn lên tận giám đốc thẩm khiến cho bên nguyên, bên bị đều mất thời gian, tốn kém, ảnh hưởng trật tự xã hội. Hiện Nhà nước tạo hành lang pháp lý cần thiết cho xã hội hóa hoạt động công chứng. Chính phủ đã ban hành quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động công chứng. Sự phân bổ mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng tại các địa phương đảm bảo thực hiện đúng chủ trương và định hướng xã hội hóa hoạt động công chứng. Hơn nữa, việc thực hiện chuyển giao thực hiện theo lộ trình và chỉ thực hiện ở những địa bàn đã có tổ chức hành nghề công chứng. Các địa phương đã từng bước tiến hành xây dựng đề xuất quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn của mình gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đó là điều kiện giúp cho công tác chuyển giao về hợp đồng, giao dịch được triển khai cho các tổ chức hành nghề công chứng. Việc thực hiện công tác chuyển giao nhằm giảm tải công việc về chứng thực. Nhìn chung cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc

phòng ngừa rủi ro nếu giao dịch hợp đồng chứng thực tại UBND các cấp, tăng cường trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện chuyển giao cũng như triển khai thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Đồng thời việc thực hiện tốt công tác chuyển giao sẽ góp phần thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động chứng thực, phòng ngừa những rủi ro phát sinh đồng thời để cán bộ tư pháp- hộ tịch có thời gian nghiên cứu chuyên môn.

3.2.6.Từng bước xã hội hóa hoạt động chứng thực

Công tác chứng thực đó là hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu của công dân, việc chuyển giao từng bước cho các tổ chức cá nhân có điều kiện thực hiện để Nhà nước giảm tải công việc là hết sức cần thiết. Đối với việc chứng thực chữ ký của người dịch, theo quy định của pháp luật để văn bản dịch có hiệu lực thì văn bản đó phải được chứng thực chữ ký. Đội ngũ dịch thuật viên thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được dịch thuật khi có nhu cầu. Tuy nhiên để giảm tải công việc cho nhà nước đồng thời vừa tạo thuận lợi cho người dân mà vẫn bảo đảm chất lượng của bản dịch. Chứng thực chữ ký của người dịch nên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân, Nhà nước chia sẻ bớt công việc. Việc hoàn thiện pháp luật theo hướng nếu bản dịch do cá nhân có đủ điều kiện dịch thuật hoặc thành viên của các tổ chức có tư cách pháp nhân dịch thuật thực hiện, có chữ ký của người dịch, thì không cần cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với hoạt động dịch thuật có thể huy động tổ chức, cá nhân tham gia để Nhà nước giảm tải chi phí. Chứng thực chữ ký của người dịch chuyển giao cho tổ chức cá nhân có điều kiện để thực hiện công tác xã hội hóa, nhà nước chỉ thực hiện việc quản lý. Đồng thời tiến hành chấm dứt thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch của cơ quan có thẩm quyền. Bởi việc chứng thực bản dịch đó là hình thức ràng buộc trách nhiệm cá nhân của người dịch đối với tính chính xác của bản dịch, tăng cường

trách nhiệm của người dịch. Hoạt động chứng thực cần tiến hành huy động mọi nguồn lực tổ chức dịch thuật, cá nhân có điều kiện tham gia vào cùng với nhà nước. Khi hoàn thiện các quy định của pháp luật cần bổ sung quy định chấm dứt về quyền chứng thực chữ ký người dịch của cơ quan có thẩm quyền. Khi đó nhà nước chỉ thực hiện công việc quản lý trên phạm vi toàn quốc. Việc chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức dịch thuật là cần thiết, tuy nhiên vẫn cần có quy định chặt chẽ để nhà nước quản lý các cá nhân, tổ chức dịch thuật. Mục đích nhằm chuyển giao từng bước công việc của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân có điều kiện thực hiện để mọi nguồn lực trong xã hội được huy động, chia sẻ gánh nặng chi phí, giảm tải công việc. Tuy nhiên việc chuyển giao phải có những quy định chặt chẽ để Nhà nước tiến hành quản lý được thống nhất. Qua đó vừa thực hiện mục tiêu nhằm giảm tải công việc của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của công dân đồng thời bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 84)