Quan điểm đổi mới trong quản lý chứng thực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 71)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm đổi mới trong quản lý chứng thực

Việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ hiệu quả được thể hiện trong Nghị quyết số 48 NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Hệ thống pháp luật từng bước hoàn thiện khi gia nhập vào WTO, khi bước vào sân chơi quốc tế đất nước từng bước chuyển mình. Cùng với chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện hợp tác và hội nhập quốc tế gắn chặt với công cuộc đổi mới. Xu thế hội nhập toàn cầu, thông qua một loạt các quy trình, giao lưu, trao đổi diễn ra. Đó là quá trình tham gia nền kinh tế phải tuân theo luật chơi do đó, mỗi quốc gia phải quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế. Hoạt động quản lý chứng thực tập trung chức năng xã hội của nhà nước đối với công dân.Với tính chất là một hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính tư pháp.Việc đổi mới quản lý chứng thực phải hiện thực hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước. Cải cách nền hành chính quốc gia theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước cũng như theo Nghị quyết số 52 NQ/CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Chính phủ đã ban hành các lĩnh vực thực hiện đơn giản hóa thủ tục trong đó có lĩnh vực hành chính tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Đồng thời thực hiện xây dựng thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi, đơn giản cho công dân.Việc đổi mới chứng thực góp phần nhằm hiện thực hoá quan điểm Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 trong đó có một trong những nội dung sau:

“Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung;

 Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;

 Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

 Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

 Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;

 Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính

và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà

nước các cấp”[38 tr. 2-3].

Đồng thời cần thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 04/01/2012 về giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kinh tế năm 2012. Theo đó, Nghị quyết

đã giao BTP chủ trì, phối hợp với các Bộ và địa phương thực hiện 08 việc, trong đó có nhiệm vụ: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nhiệm vụ đó được Chính phủ coi là một trong 07 giải pháp của năm 2012 để giải quyết những vấn đề, nhiệm vụ chính trị mà Trung ương Đảng, Quốc hội đã giao. Vấn đề thể chế là một trong ba đột phá quan trọng của Nghị quyết lần thứ XI của Ban Chấp hành trung ương. Sự đổi mới nhằm đạt được kết quả cao trong công tác quản lý. Tuy nhiên việc đổi mới trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả đạt được để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Trong quá trình thực hiện cần xác định đổi mới là quá trình toàn diện, đồng bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)