Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng và ban hành ngay hệ thống giá phù hợp với tình hình giá cả trên thị trường trong nước, khu vực và thị trường thế giới để Việt Nam có thể sớm hoà nhập vào cộng đồng thế giới và thực sự là một môi truường đầu tư buôn bán với nước ngoài.
Về vấn đề giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện nay Nhà nước cần có giải pháp tình thế : đối với những mặt hàng có tính chất đặc thù như phụ tùng động cơ máy bay … Không có C/O thì chỉ cần giấy chứng nhận của các tổ chức hiệp hội để tính thuế xuất ưu đãi. Trường hợp hàng hóa có thuế xuất 0% hoặc hàng hóa bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế do các mặt hàng này có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước khác nhau, vì vậy doanh nghiệp không có khả năng nép dư C/O đề nghị Tổng cục hải quan nên bỏ thủ tục
xuất trình C/O đối mặt hàng trên. Về lâu dài, bảng giá tính thuế của ta nên căn cứ theo loại hàng hóa, không phân biệt xuất xứ. Xuất xứ hàng hóa chỉ sử dụng cho chính sách ưu đãi thuế quan (tối huệ quốc) mà các nước đã ký với nhau. Như vậy sẽ tránh được phiền hà về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đang đặt ra trong tình hình hiện nay.
Giỏ tính thuế nên quản lý theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Khi xác định trị giá hàng nhập khẩu căn cứ vào 3 nguyên tắc :
+ Căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa
+ Không căn cứ vào trị giá hàng hóa được sản xuất tại nước nhập khẩu hay trị giá hư cấu áp đặt.
+ Phải là giá mà với giá Êy hàng hóa đó hoặc hàng hóa tương tự được bán trong thời kỳ kinh doanh bình thường với các điều kiện cạnh tranh không hạn chế.
Đề nghị hình thành bảng giá tối thiểu tính thuế hàng nhập khẩu cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu, hạn chế sự gian lận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu những mặt hàng mà Nhà nước hiện chưa quản lý được.
Đối với những mặt hàng Nhà nước không quản lý giỏ tớnh thuế, nếu hợp đồng hợp lệ thì cho phép áp theo giá hợp đồng. Hoặc chỉ áp dụng giá tối thiểu do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Để tránh tình trạng áp giỏ tớnh thuế khác nhau tại các cửa khẩu, Tổng cục Hải quan cần quy định rõ cơ quan có quyền ra quyết định ban hành thống nhất giá tất cả các mặt hàng nhập khẩu trong bảng giá tối thiểu.
Bộ thương mại cựng cỏc bộ các ngành có liên quan cần phải có những chính sách đồng bộ để quản lý chặt chẽ hàng nhập đầu tư, thông qua vấn đề quản lý cấp giấy phép, tránh để xảy ra tình trạng khi duyệt dự án, giải trình kinh tế kỹ thuật và cấp giấy phép nhập khẩu mà Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ thương mại lại chưa khảo sát kỹ về trị giá hàng hóa nhập khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để xảy ra hoạt động gian lận thương mại, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đã và đang tạo mọi điều kiện để thu hót nguồn vốn đầu tư nước ngoài và bước đầu đã có kết quả. Song trong tương lai để có những kết quả khả quan hơn về vốn đầu tư nước ngoài thì có rất nhiều vấn đề đặt ra cho Nhà nước ta cần sửa đổi, bổ sung, trong đó hệ thống thuế khoá đòi hỏi phải sớm được cải cách. Bởi vì, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý kinh tế nói chung và trong việc xác định số thuế hàng nhập khẩu nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thong thoáng cho môi trường đầu tư nước ngoài, bảo vệ lợi Ých hợp pháp của các doanh nghiệp. Muốn làm được như vậy, điều cốt lõi (ngoài yếu tố thuế suất) chính là vấn đề giỏ tớnh thuế hàng nhập khẩu cần phải được cải cách kịp thời theo hiệp định trị giá GATT. Mặt khác với tốc độ gia tăng của thương mại quốc tế và sức Ðp khai thông, lưu chuyển hàng hóa như tình hình hiện nay thì việc áp dụng giỏ tớnh thuế theo GATT là rất phù hợp, bởi nó sẽ giúp cho quá trình thông quan hàng hóa diễn ra nhanh gọn, mang lại lợi Ých kinh tế cho cả doanh nghiệp và Nhà nước.
Tuy nhiên, với thực tế của Việt Nam thì chúng ta mới ký kết được một số điều khoản với hiệp định GATT. Do vậy Việt Nam cần chuẩn bị các nội dung cần thiết để ký kết thờm cỏc điều khoản trong hiệp định GATT. Thực hiện theo GATT sẽ giúp doanh nghiệp có căn cứ chuẩn để hoạt động thương mại quốc tế, đàm phán thương mại có kết quả và khắc phục được bất hợp lý về xác định giá như hiện nay.