Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năn g:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 60 - 63)

Biểu thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quá phức tạp, quá nhiều mức thuế, sự chênh lệch thuế suất khá lớn, kích thích chủ hàng khai sai loại hàng, dạng hàng để trèn thuế. Trong thời gian tới Nhà nước cần có sự điều chỉnh để đơn giản hoá biểu thuế, tránh dồn thuế suất cao vào một số mặt hàng, trong khi đó lại có quá nhiều mặt hàng có thuế suất từ 0% - 5%,. làm cho những mặt hàng có thuế suất cao cũng không gánh nổi nhu cầu ngân sách Nhà nước. Để nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước không giảm và bớt đi tính phức tạp của biểu thuế, Nhà nước phải hướng việc đánh thuế xuất nhập khẩu theo tính chất cấu tạo của hàng hóa. Đồng thời chi tiết nhóm mặt hàng trong biểu thuế từ 8 - 10 chữ số có tiện sử dụng. Tránh việc có nhiều mức thuế cho một loại hàng hóa nếu mục đích sử dụng khác nhau như hiện nay, vỡ đõy chớnh là kẽ hở về chính sách, chế độ cho các chủ hàng lợi dụng tìm cách lánh mức thuế suất thấp bằng các thủ đoạn gian lận trong khai báo, trong kiờm rhoỏ, trong giám định hàng hóa.

Cần đa dạng hoỏ cỏc sắc thuế như mở rộng diện đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập … Để tránh ghép vào thuế xuất nhập khẩu, làm thuế xuất nhập khẩu cao giả tạo, gây nên sự chênh lệch lớn đối với hệ thống thuế xuất nhập khẩu trong khối ASEAN.

Thực tế cho thấy thuế suất cao sẽ làm miếng mồi hấp dẫn cho nhiều kẻ muốn đi buôn lậu. Vì vậy, trong điều kiện cho phộo ta nên áp dụng mức thuế suất vừa phải trên một diện tích rông hơn là ỏp dụng thuế suất cao trên diện tích thu hẹp, tõm lý của những nhà kinh doanh cho thấy thà rằng nép thuế ở mức vừa phải còn hơn mất trắng toàn bộ hàng hóa khi buôn luậu bị cơ quan chức năng bắt giữ, cần mở rộng diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tới nhiều mặt hàng có thể áp dụng được như: hàng điện tử nhập khẩu cao cấp, nước hoa, mỹ phẩm, xe gắn máy vv… Để tăng thêm nguồn thu hỗ trợ cho thuế xuất nhập khẩu đảm bảo yêu ckầu thu chi thuế suất của thuế xuất nhập khẩu được điểu chỉnh giảm.

Chính sách miễn thuế (thuế suất bằng 0% hoặc thuế suất rất thấp) đối với hàng chuyên dùng, chuyên dụng bộc léc một số sơ hở dễ bị các đối tượng lợi dụng để trèn thuế, giảm thuế. Đề nghị Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những quy định cụ thể hơn về phạm vi, thẩm quyền của các bộ, các ngành và các cơ quan hữu quan trong việc xác định về hàng hóa chuyên dụng, chuyên dùng.

Với mét số mặt hàng có thể áp vào nhiều mức thuế suất khác nhau, mỗi mức lại chênh nhau khá lớn, Tổng cục hải quan cần thường xuyên chỉ đạo, thông báo kịp thời tới các Cục hải quan để công tác áp thuế suất xuống mặt hàng này được thực hiện thống nhất trong toàn ngành Hải quan, tránh để xảy ra hiện tượng thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

Trước thực trạng khá phiền toái, gây nhiều tranh cãi của công tỏc ỏp mó hiện nay, với xu hướng tự do trao đổi thương mại và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chính thức tham gia công ước về hệ thống phân loại, mó hoỏ hàng hóa vào ngày 06/4/1998, đó là : công ước HS

(Harmorizer Stystem) của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và đã thực hiện toàn diện quy tắc phân loại, mó hoỏ hàng hóa theo công ước này vào ngày 01/01/2000.

HS là hệ thống điều hoà trong phân loại và mó hoỏ hàng hóa, đó là một công ước về một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hóa. Công ước được gọi là hài hoà vỡ nú thống nhất một ngôn ngữ, hài hoà với các ngôn ngữ khác về một mặt hàng bất kỳ, hàng hóa của toàn thế giới thống nhất với nhau thông qua một mã số, nhưng hài hoà với nhau thông qua tên gọi bởi các ngôn ngữ khác nhau. Trên cơ sở cuốn danh khác, tên gọi của mỗi quốc gia, các ngành lập nên các danh mục biểu thuế, danh mục thống kê, danh mục trong vận đơn, danh mục hàng hóa trong giấy phép, trong tời khai Hải quan … tạo nên một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hóa. Như vậy, mã hàng hóa theo công ước HS tức là mỗi một mặt hàng nào đó chỉ có một mã số cùng với tên gọi trong danh pháp không thể lẫn với mặt hàng khác, hay nói cách khác là một mặt hàng chỉ có thể áp vào một mức thuế suất nhất định.

Một số phần của hệ thống HS chưa được thể chế hoá trong hệ thống văn kiện pháp luật Việt Nam nờn đó gõy khụng Ýt khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc ỏp mó hàng và tạo ra những kẽ hở để chủ hàng gian lận về thuế suất. Việc Việt Nam tham gia công ước HS là một sự kiện rất đáng mừng, nó góp phần tích cực trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại nhằm thu đúng, thu đủ cho Ngân sách Nhà nước, đơn giản hoỏ cỏc thủ tục Hải quan (nhất là trong cỏc khõu khai báo Hải quan, kiểm tra kiểm hoá Hải quan, tính thuế Hải quan, thống kê Nhà nước về Hải quan) và tạo điều kiện thuận lợi trong các đàm phán liên quan đến thương mại quốc tế.

Chính vì vậy việc Việt Nam chính thức đưa hệ thống HS vào sử dụng từ năm 2000 thì cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Hải quan Việt Nam và Bộ tài chính để hoàn thiện hơn nữa danh mục và biểu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta sao cho phù hợp với những tiêu chuẩn

và cơ sở đã được quốc tế hoá của hệ thống HS. Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ thương mại trong việc quản lý cấp hạn ngạch hoặc giấy phép xuất khẩu theo ngành hàng phù hợp với hệ thống HS. Bên cạnh đó Nhà nước phải pháp chế hoá, thể chế hoỏ cỏc văn bản pháp quy để hệ thống HS có hiệu lực đầy đủ trong hệ thống pháp luật quốc gia.

3.3.2.2. Về phía Cục hải quan Hà Nội :

Để thực hiện tốt việc quản lý thuế suất thì cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm tra, việc tự áp thuế suất và tính thuế của doanh nghiệp thực hiện đúng theo các quyết định của ngành, kịp thời phát hiện những sai sót của các doanh nghiệp để trấn chỉnh và nắm bắt kịp thời những thông tin về điều chỉnh biểu thuế suất để từ đó áp dụng đúng, tránh hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng thời điểm thay đổi chính sách để lậu thuế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 60 - 63)