Tình hình thất thu thuế xuất nhập khẩu qua khâu quản lý về thuế suất (ỏp mó) tại Cục hải quan thành phố Hà Nội :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

thuế suất (ỏp mó) tại Cục hải quan - thành phố Hà Nội :

Thuế suất thể hiện mức động viên của Nhà nước đối với từng đối tượng chịu thuế. Thuế suất được coi như linh hồn của chính sách thuế. Vì

thuế suất luôn thể hiện quan điểm, mục tiêu của Nhà nước trong việc động viên các nguồn thu, thông qua đó để khuyến khích, kìm hãm hay bắt buộc các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân thủ theo đường lối phát triển kinh tế mà Đảng ta đã để ra. Thuế suất được xem như là một yếu tố chi phí, khi thuế suất tăng thì chi phí tăng, lợi nhuận kinh doanh giảm. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đến chính sách mặt hàng … Mục tiêu chính của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lợi nhuận, nờn cỏc doanh nghiệp sẽ lùa chọn hướng dầu tư kinh doanh vào mặt hàng nào có lãi suất.

Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện nay đang dùng được ban hành kèm theo các quyết định 2802/1998/QĐ-BTC và 1803/1998/QĐ-BTC ngày 11/12/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính là bước cải tiến trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khuyến khích xuất nhập khẩu, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay khi áp dụng vào thực tế tại Cục hải quan Hà Nội thấy còn bộc lé những tồn tại gây khó khăn cho công tác áp thuế suất và cũng chính từ đây sẽ là kẽ hở để cho một số chủ hàng và thậm chí cả một số cán bộ nhân viên Hải quan lợi dụng gây thất thu thuế của Nhà nước.

Sau đây xin nêu một số tồn tại trong biểu thuế, qua đó thấy được các hình thức gian lận của chủ hàng và thực trạng vấn đề thất thu thuế qua ỏp mó tại Cục hải quan Hà Nội.

+ Thứ nhất : Trong biểu thuế xuất nhập khẩu đang sử dụng, phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu được đánh theo mục đích sử dụng, nên một mặt hàng có thể áp được vào từ 1 - 3 mức thuế suất khác nhau, mà các mức thuế suất này lại chênh lệch nhau rất nhiều từ 10-30%. Ví dụ mặt hàng cá nhân nhập khẩu làm giống không phải chịu thuế, nhưng nếu nhập cá để phục vụ cho tiêu dùng thì phải chịu thuế suất 30%. Chớnh vỡ sự chênh lệch thuế suất cao nên đã thôi thúc chủ hàng khai sai mục đích sử

dụng để không phải chịu thuế, như trường hợp : mét doanh nghiệp nhập khẩu khoai tây với số lượng rất lớn, khai là nhập để làm giống và được miễn thuế (thuế suất 0%), nhưng hôm sau đoàn kiểm tra của Tổng cục Hải quan đã bắt gặp những xe khoai tây này đang bán ở chợ. Như vậy các chủ hàng này đã trèn thuế nhập khẩu khoai tây với thuế suất 20% và số lượng khoai tây rất lớn.

+ Thứ hai : Mét số mặt hàng do biểu thuế chưa quy định rõ ràng, dễ nhầm lẫn mã số. Theo biểu thuế thì có thể áp vào 2 hay nhiều mó khỏc, nhưng chưa đủ căn cứ để xác định mã số đúng chính xác để tính thuế. Nhưng hầu hết các trường hợp này Cục hải quan Hà Nội đều đó tớnh thuế và áp ở mức thuế suất thấp nhõtài sản. Vì dụ như mặt hàng hóa chất có tên thương mại là TS 4245, chủ hàng khai là hương liệu xà phòng, đó tớnh thuế theo mã số 330290 và thuế suất 5%, nhưng quan điểm của đoàn kiểm tra lại khác : mặt hàng có tên tiếng Anh là : Toilett Soap (xà phòng vệ sinh). Mức thuế nhập khẩu từ 30% đến 50% (nếu xác định được chính xác tính chất đặc điểm của mặt hàng đó). Thế là mức thuế suất ỏp chờnh nhau từ 6 - 10 lần. Mặt hàng này được nhập về với số lượng lớn, vậy nên con số thuế thất thu ở đây chắc cũng không phải là Ýt. Liệu ở đay có sự tiêu cực nào giữa cán bộ tính thuế, cán bộ kiểm hoá của cục với chủ hàng không ?.

+ Thứ hai : Việc áp dụng mó tớnh thuế nhiều mặt hàng chưa được chớnh xỏc bởi quy định không rõ ràng đối với từng mặt hàng. Sau khi tính thuế, hàng hóa được giải phóng nhưng để tính thuế một cách chính xác lại phải mất nhiều công văn giữa các bộ ngành và Tổng cục Hải quan đến Hải quan địa phương. Nếu tính sai thuế thì việc thất thu thuế lại gặp rất nhiều khó khăn vất vả vì liên quan nhiều bộ ngành.

Vớ dô : một số doanh nghiệp có thủ đoạn hết sức tinh vi như tháo chếc ghế của xe du lịch lắp thờm cũi đốn, giá đỡ cứu thương, sơn thêm chữ "Ambulance" để mong được hưởng mức thuế suất ưu đãi đối với xe cứu thương là 0%, trong khi đó mức thuế xuất nhập khẩu với xe du lịch trên 5

chỗ ngồi là 55% và thuế TTĐB là 60%. Nếu muốn xác định loại xe này thì rất phức tạp phải có sự phối hợp giữa Bộ y tế, Bộ giao thông.

- Trong biểu thuế XNK hiện hành thể hiện rõ sự ưu đãi của Nhà nước đối với các hoạt động nhằm phát triển kinh tế và nhất là tạo điều kiện sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do vậy, đối với những hoạt động nhập nguyên liệu, linh kiện để gia công lắp ráp sẽ được hưởng thuế suất thấp. Và mức thuế suất chênh lệch giữa sản phẩm hoàn thành và linh kiện là rất lớn.

+ Thứ tư : biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành có thuế suất quá cao đối với một số mặt hàng, sẽ dẫn đến việc hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước ở trên thị trường thế giới. Yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước là tất yếu và cần thiết, nhưng phải có thời gian và phải được loại bỏ dần dần khi sản phẩm hàng hóa đú đó cú thế đứng vững trên thị trường thế giới. trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, với mức thuế nhập khẩu cao, chênh lệch lớn giữa các mức là một trong những nguyên nhân gây thất thu thuế nhập khẩu. Bởi vì thực tế cho thấy thuế suất cao sẽ là nguyên nhân hối thúc các đối tượng trèn lậu thuế, do đó các cơ quan chức năng (ngành thuế, ngành hải quan, ngành công an …) sẽ không thể kiểm soát nổi tình trạng buôn lậu, trèn thuế ngày càng gia tăng như hiện nay ngoại nhập lậu vào Việt Nam, từ đó sẽ tăng thu cho ngân sách Nhà nước và dần dần sẽ hướng thị hiếu tiêu dùng hàng nội cho người dân.

* Tóm lại : thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu qua ỏp mó của cục Hải quan Hà Nội đã nêu trên do khá nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân do chủ quan của một số các cán bộ Hải quan còn do nguyên nhân khách quan như sự gian lận của chủ hàng, sự chỉ đạo chưa cụ thể, kịp thời của Tổng cục Hải quan và một số tồn tại của biểu thuế xuất nhập khẩu và để hạn chế lượng thuế bị thất thu tại Cục hải quan Hà Nội thì không còn cách nào khác thì phải nâng cao trình độ về thương phẩm học cho cán bộ nhân viên của Cục. Ngoài ra các cấp các ngành có liên quan cần sớm tìm ra những

biện pháp đồng bộ cải cách về biểu thuế xuất nhập khẩu để hạn chế đến mức thấp nhất những bất hợp lý trong biểu thuế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 40 - 44)