Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năngo :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện các văn bản quy chuẩn về tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa để làm cơ sở pháp lý rõ ràng cho công tác kiểm hoá.

Để công tác xuất nhập khẩu đi vào nề nếp Nhà nước cần sớm thống nhất và ban hành ngay những quy định, những văn bản có liên quan tới công tác xuất nhập khẩu đặc biệt là các quy định về chuẩn mực hàng hóa xuất nhập khẩu là thiết bị toàn bộ.

Đây là vấn đề cốt lõi đầu tiên cho việc cải cách ở nước ta cú cỏc văn bản quy định là công cụ cần thiết cho các cơ quan quản lý làm việc. Muốn hiệu quả công tác quản lý đạt hiệu quả tốt cần phải có hệ thống văn bản thống nhất phù hợp với tình hình mới và mang tính pháp lý cao.

Những chính sách chế độ không phù hợp với thực tiễn cần phải được sửa đổi, bãi bỏ ngay. Ưu đãi về thuế được coi là một phần chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ

nhất định. Chính sách ưu đãi về thuế có tác động tích cực đến hoạt động đầu tư đến phát triển sản xuất đảm bảo công bằng xã hội hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng và các mục đích khác của Nhà nước. Tuy vậy việc sử dụng những ưu đãi về thuế cũng dễ nảy sinh những hạn chế nhất định như làm hệ thống thuế thêm phức tạp thu hẹp diện chịu thuế và giảm thuế gây khó khăn cho công tác quản lý, dễ vận dụng tuỳ tiện và trên một góc độ nhất định làm hạn chế việc cạnh tranh và phát triển sản xuất của doanh nghiệp làm súi mũn tớnh nghiêm minh của pháp luật, từ đó dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Vì vậy, Nhà nước cần phải xem xét lại các văn bản chính sách một cách chặt chẽ, cần hạn chế tối đa việc miễn giảm thuế, khi mục đích của các chính sách khuyến khích đã thay đổi thì Nhà nước cần phải bão bỏ và chấm dứt ngay việc sử dụng ưu đãi đó.

Trong cơ chế thị trường với nền sản xuất phát triển dạt trình độ tiêu chuẩn hoá quốc tế, hơn nữa việc đầu tư chuyển giao công nghệ là loại hình xuất nhập khẩu khá phổ biến hiện nay việc xác định đúng xuất xứ hàng hóa là việc làm khó khăn không chỉ là nước ta gặp phải mà nó là tình hình chung trên thế giới hiện nay. Theo báo cáo của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) hàng năm khối lượng hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới trị giá hàng trăm tỷ đô la. Nhưng số thuế thất thu do xác định không đúng nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa ước tính khoảng 5 tỷ đô la. Tại kỳ họp thứ nhất của Uỷ ban kỹ thuật các quy định về nguồn gốc hàng hóa, hội nghị đề nghị xây dựng các quy định về nguồn gốc hàng hóa dựa trờn cỏc văn bản chính thức về phân loại hàng hóa của các hệ thống điều hoà (HS), một hệ thống đang trựo giúp đắc lực cho Hải quan các nước trên thế giới trong việc xác định mặt hàng cũng như biểu giá tính thuế cụ thể.

Từ tình hình trên, Nhà nước cần nhanh chóng chấn chỉnh lại hoạt động của các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra, xác định xuất xứ của hàng hóa, và cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước pháp luật về việc làm của mình. Yêu cầu trong giấy phép mà Bộ thương mại cấp

cho các doanh nghiệp phải ghi rõ danh mục hàng hóa được nhập khẩu, hàng hóa đúp được miễn thuế với số lượng, trị giá bao nhiêu … để tránh xảy ra hiện tượng gian lận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm được hưởng chế độ miễn thuế với số lượng hàng hóa nhiều hơn so với quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w