Thất thu thuế qua quản lý lượng hàng hóa xuất nhập khẩu : Kiểm hoá là khâu nghiệp vụ quan trọng trong quá trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 44 - 49)

Kiểm hoá là khâu nghiệp vụ quan trọng trong quá trình nghiệp vụ giám sát và quản lý về Hải quan. Công tác kiểm hoá yêu cầu phải xác định đỳng tờn hàng, số lượng, chất lượng và xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Kiểm tra tên hàng, ký mã hiệu đảm bảo khớp đúng giữa tờ khai với thực tế, nhằm ngăn chặn gian lận thương mại trong khai báo để hướng mức thuế suất thấp hơn gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

- Kiểm tra số lượng, trọng lượng hàng hóa là khâu quan trọng trong công tác kiểm hoá. Số thất thu do bỏ sót, lọt số lượng, trọng lượng hiện nay là rất lớn nên khi kiểm tra cán bộ kiểm hoá phải đối chiếu giữa tờ khai và thực tế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời hành vi gian lận, chống thất thu tối đa ở khâu này.

Kiểm tra chất lượng, chủng loại hàng hóa cũng là khâu quan trọng để kiểm tra lại việc ỏp giỏ tớnh thuế đúng, phù hợp với thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu. Trường hợp này thường hay xảy ra đối với hàng nhập khẩu là linh kiện lắp ráp loại CKD, IKD, tỷ lệ nội địa hoá …

Kết quả kiểm hoá chính xác sẽ là cơ sở quan trọng duy nhất phản ánh đỳng tờn hàng, ký mã hiệu hàng hóa, số lượng hàng hóa thực xuất, thực nhập và đó là căn cứ tin cậy để kiểm tra giám sát việc tính thuế xuất nhập khẩu.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm hoỏ nờn những năm gần đây Cục hải quan Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm phát hiện hành vi gian lận của chủ hàng trong khai báo. Do vậy trong 3 năm qua Cục hải quan thành phố Hà Nội đã quản lý được khối lượng được quy ra giá trị hàng hóa như sau :

Biểu 3 : Trị giá kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cục hải quan thành phố Hà Nội

Đơn vị : triệu USD

Năm

Loại hình 1999 2000 2001

Hàng kinh doanh 566,9 774 4130

Hàng gia công - đầu tư 307,1 271 711

Hàng sản xuất xuất khẩu (nhập nguyên liệu) 309,7 338 759 (Biểu 3 : chỉ nêu lên 3 loại hình có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cao).

(Nguồn báo cáo : tổng hợp các báo cáo tổng kết năm tại Cục hải quan thành phố Hà Nội).

Qua biểu số 3 rót ra một số ý kiến như sau :

- Loại hình nhập kinh doanh trong cả 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng nhập khẩu, và số thuế xuất nhập khẩu thu được từ loại hình này cũng là nguồn thu chủ yếu của Cục Hải quan Hà Nội. Do vậy, có thể nói rằng khi trị giá hàng hóa nhập kinh doanh tăng qua các năm 1999 - 2001 thì số thuế thu nép ngân sách Nhà nước cũng tăng theo các năm.

- Loại hình gia công tăng giảm không ổn định, có thể do sự biến động của thị trường, do Nhà nước hạn chế việc nhập khẩu một số nguyên vật liệu trong nước hiện có.

- Loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu có xu hướng tăng dần qua các năm, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động hạn chế tỷ lệ người thất nghiệp.

Từ những kết quả đạt được về lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cục hải quan thành phố Hà Nội, cũn cú những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý lượng hàng hóa của Cục hải quan thành phố Hà Nội dẫn đến tình trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu trong những năm qua. Thất thu thuế qua sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở Cục hải quan thành phố Hà Nội xảy ra chủ yếu một số loại hình sau :

- Trong những năm qua đã xảy ra nhiều hiện tượng nhập thừa so với khai báo, số lượng nhập thừa chiếm 10 đến 20% tổng giá trị lô hàng.

Vớ dô : năm 2000 Công ty TNHH Thanh tùng nhập 60 bé linh kiện xe máy không đúng quy định, khai báo phạt 7,5 triệu đồng.

- Ngoài ra sù gian lận thương mại và số lượng hàng hóa nhập khẩu thừa nêu trên, còn một số kẻ còn tổ chức đường dây, ổ nhóm buôn lậu, nhiều phương thức, thủ đoạn mới, đáng chú ý trên tuyến đường Hàng không, ngoài việc nhập lậu vận chuyển trái phép ngoại tệ, văn hoá phẩm … nổi lên là tình trạng nhập điện thoại di động, thuốc tân dược.

Vớ dô : năm 2000 Công ty Luen Tong (Hồng Kụng) đưa hàng vào Việt Nam, khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, hàng là 96 điện thoại di động và bị xử phạt 400 triệu đồng.

Mặc dù đã đạt được những thành tích trong công tác chống buôn lậu nhưng thực tại công tác đấu tranh chống buôn lậu cũng gặp một số khó khăn nhất định như lực lượng mỏng, phương tiệncũn Ýt chưa hiện đại … Do vậy chưa kiểm soát hết lượng hàng nhập lậu.

Thứ hai : Đối với loại hình hàng hóa gia công

Gia công xuất nhập khẩu là hình thức tạm nhập nguyên liệu để tạo ra sản phẩm và tái xuất khẩu sản phẩm đã gia công. Tất cả hàng hóa gia công từ khi nhập khẩu nguyên phụ kiện cho đến khi xuất khẩu sản phẩm phải chịu sự kiểm tra giám sát và quản lý của Hải quan.

Trên địa bàn Hà Nội, hiện có khoảng 120 doanh nghiệp gia công xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng may mặc. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng gia công chiếm tỷ trọng cao trong sè kim ngạch xuất nhập khẩu.

Cũng như loại hình khác, ở loại hình này thì gian lận thương mại cũng diễn ra hết sức phức tạp, gian lận cơ chế diễn ra ở 3 khâu : đầu vào, sản xuất, và đầu ra.

- Khâu đầu vào (nhập khẩu) các hành vi vi phạm thường là khai Ýt, nhập nhiều hoặc không khai báo, khai báo sai …

Vớ dô : Công ty may Hồ Gươm trong năm 2000 đã nhập thừa so với khai báo hơn 5000m vải nguyên liệu may gia công và bị xử phạt 7 triệu.

- Khâu sản xuất : thường gian lận qua mức tiêu hao nguyên phụ liệu đó là việc các doanh nghiệp lợi dụng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu gia công hàng gian lận thương mại (theo luật thuế xuất nhập khẩu thỡ nguyờn phụ liệu gia công được miễn thuế nhập khẩu). Bởi vậy các doanh nghiệp sẽ không đồng chủ hàng khai tăng định mức so với thực tế, nhập thừa nguyên phụ liệu để đem tiêu thụ trong nước nhằm trèn thuế nhập khẩu. Hoặc các mẫu mã nguyên phụ liệu gia công không được quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp sẽ nhập nguyên phụ kiện của nước ngoài nhưng bán ra thị trường nội địa và mua nguyên liệu trong nước để làm hàng gia công xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy quản lý định mức là một vấn đề cốt lõi trong quản lý hoạt động gia công xuất nhập khẩu. Nhưng một thực tế là ở Cục hải quan Hà Nội việc kiểm tra định mức gia công còn gặp nhiều khó khăn : cán bộ nhõn viên Hải quan chưa được hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính định mức, nhưng vấn đề liên quan đến định mức, kỹ thuật kiểm tra cơ bản … Đối với hàng là quần áo thì có thể tính tương đối được định mức, nhưng nếu hàng giầy dép đồ điện tử … mà không cú cụng thức tính, hướng dẫn cụ thể và thương phẩm học thì cán bộ Hải quan khó mà kiểm tra được và đây là nguyên nhân gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.

- Khâu đầu ra (xuất khẩu) : các doanh nghiệp thường gian lận bằng cách xuất đi số lượng Ýt hơn so với khai báo trong tê khai và số hàng còn lại (do khai báo gian lận) họ sẽ đem tiêu thụ trong nước để trèn thuế. Do vậy, các cán bộ nhân viên Hải quan thành phố Hà Nội cần phải chú ý hơn nữa đến công đoạn kết thúc hợp đồng gia công. Bởi có thực hiện tốt thanh khoản hợp đồng gia công thì mới biết được số nguyên liệu nhập khẩu có phục vụ đúng mục đích gia công không, từ đó quản lý không cho nguyên liệu, sản phẩm thuộc hàng gia công tuồn bán ra thị trường nội địa. Nếu không thực

hiện tốt khâu thanh khoản hợp đồng thì hiện tượng trèn thuế sẽ không phát hiện kịp thời gây thất thu cho NSNN.

Thứ ba : Đối với hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài :

Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thỡ cỏc đối tác nước ngaũi góp vốn vào liên doanh đầu tư bằng máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, vật tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được miễn thuế nhập khẩu một số hàng hóa liên doanh đú. Nờn khụng Ýt các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã lợi dụng luật này để khai giảm trị giá góp vốn của nước ngoài, thực hiện hành vi gian lận qua số lượng hàng nhập khẩu để được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế nhiều hơn. Có trường hợp doanh nghiệp đã nhập hết số lượng hàng hóa được phép, nhưng trong giấy phép của Bộ thương mại số hàng hóa được miễn thuế tính theo giá trị lại vẫn còn (do doanh nghiệp khai giảm giá trị hàng đã nhập khẩu vào) và họ lại xin giấy phép để nhập bổ xung cho hết giá trị đã duyệt của Bộ thương mại. Chắc chắn số hàng hóa nhập bổ xung này sẽ được tung ra thị trường tự do và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kia đã rất thành công với pha "trèn thuế nhập khẩu".

Sự thất thu thuế ở loại hình này, một phần trách nhiệm thuộc về các cán bộ nhân viên Hải quan do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non yếu mà không phát hiện ra sù gian lận này, một phần do giấy phép của Bộ thương mại cấp ghi rất chung chugn về trị giá, số lượng hàng được xuất khẩu hay nhập khẩu. Nên chăng cần có những thay đổi cả về hai phía để tránh được thất thu thuế trong lĩnh vực ĐTNN.

- Thứ tư : Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu :

Trong những năm gần đây việc Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế thế giới, mở rộng buôn bán với các nước do vậy mở rộng các loại hình xuất nhập khẩu. Trong đó phải nói đến loại hình nhập nguyên vật liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, những doanh nghiệp tìm được thị trường

tiêu thụ xuất khẩu thì đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu. Đổi loại hình này việc gian lận thường giống loại hình gia công xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 44 - 49)