0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tình hình thất thu thuế xuất nhập khẩu qua công tác tính thuế :

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35 -40 )

* Do một số các doanh nghiệp có hành vi trèn thuế, buôn lậu gian lận thương mại, kéo dài thời gian nép thuế …

Qua đây ta sẽ đi sâu phân tích công tác quản lý ở từng khâu nghiệp vụ để thấy được cụ thể những nguyên nhân gây ra tình trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục hải quan thành phố Hà Nội và từ đó tìm ra các giải pháp hạn chế tối đa số thuế thất thu.

2.2.1. Tình hình thất thu thuế xuất nhập khẩu qua công tác tính thuế : thuế :

Trước đây, việc tính thuế hoàn toàn do cơ quan Hải quan thực hiện. Mặc dù hạn chế được những sai sót trong khõu ỏp giỏ, ỏp mó vì trình độ nghiệp vụ của cán bộ Hải quan cao hơn doanh nghiệp song không tạo cho doanh nghiệp sự chủ động và trách nhiệm khai báo. Vì vậy sau khi nép thuế xong, doanh nghiệp coi như hoàn tất công việc, hết nghĩa vụ của mình. Thực tế đã có nhiều trường hợp cơ quan chức năng phát hiện sai phạm trong đó có lỗi của doanh nghiệp nhưng không quy được trách nhiệm cho doanh nghiệp được vì doanh nghiệp cho rằng họ đã thực hiện đúng theo thông báo thuế cuả Hải quan, vẫn nép thuế theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy sau khi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giải phóng rất khó phân định trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp để xử lý nhằm chống gian lận thương mại và thất thu thuế.

Theo cơ chế hành thu mới (theo quyết định 383/1998/TCHQ-quyết định ngày 17/11/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan và có hiệu lực ngày 1/1/1999) thì doanh nghiệp sẽ không chịu sự áp đặt của cơ quan Hải quan mà chủ động về số thuế phải nép cho lô hàng xuất nhập khẩu của mình. Đây là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp từ khâu khai

báo đến nép thuế, cán bộ Hải quan không tham gia trực tiếp vào việc tính thuế ban đầu như trước đây mà chỉ tham mưu, hướng dẫn và kiểm tra. Việc kê khai thuế hoàn toàn dựa trờn tinh thần tự giác khai báo của doanh nghiệp song với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong khai báo việc quy định thời gian hồi tố là 5 năm, là một trong những cơ sở pháp lý của cơ quan Hải quan trong xác định số thuế phải nép, nhưng qua thực tế việc thực hiện, Cục hải quan thành phố Hà Nội cũng gặp phải một số khó khăn nhất định :

* Do sự biến động liên tục của giá cả thị trường nên bảng giá mua tối thiểu do các cấp có thẩm quyền ban hành cũng phải thay đổi liên tục cho phù hợp với giá cả trên thị trường và chỉ trong một thời gian ngắn có thể tồn tại đến mấy bảng giá mà những bảng giá trên lại không hoàn toàn có tính thay thế lẫn nhau, nên đôi khi áp dụng đồng thời hai bảng gõy khụng Ýt khó khăn trong việc giám sát kiểm tra, lại tạo kẽ hở cho nhiều chủ hàng trèn thuế và tránh thuế. Thông thường những bảng giá mới ban hành chỉ thay đổi một số không tạo tính thống nhất khi áp dụng giỏ tớnh thuế.

* Do việc xây dựng và ban hành biểu giá tính thuế có khi không bao quát được hết các chủng loại hàng hóa, nhiều loại hàng do Nhà nước quản lý tính thuế nhưng lại khụng có trong bảng giá tính thuế của Bộ tài chính hoặc Tổng cục Hải quan ban hành.

Đối với những mặt hàng do Nhà nước quản lý giá và quy định giá tại bảng giá tối thiểu, có ưu điểm là đã tạo điều kiện để Nhà nước có thể quản lý được giá những mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành xuất nhập khẩu. Nhưng thường thì sự thay đổi của bảng giá tối thiểu không theo kịp sự biến động của giá cả thị trường, không mang tính xác thực. Vì khi xây dựng biểu giá tại thời điểm này nhưng đến khi ra được quyết định thì giá cả trên thị trường lại biến động khác. Do đó cũng là một

kẽ hở đẻ chủ hàng có những hành vi gian lận trốn trỏnh thuế, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

Đối với những mặt hàng không thuộc diện quản lý giỏ tớnh thuế của Nhà nước, công tác xây dựng giá gặp không Ýt khó khăn. Những năm gần đây danh mục mặt hàng cần xây dựng giỏ tớnh thuế nhập khẩu rất phong phú và đa dạng luôn luôn có sự đổi mới mà việc xây dựng giá đòi hỏi phải theo sát sự biến động của thị trường. Do vậy nhiều trường hợp khi đã hoàn thành thủ tục xây dựng giá thị trường lại thay đổi, gây khó khăn cho việc tính thuế. Với một số mặt hàng mới được nhập khẩu vào Việt Nam, có cải tiến kỹ thuật nâng cao tính năng sử dụng so với mặt hàng đó cú trong bảng giá, thì cán bộ Hải quan luôn phải xác định giá lại, gây khó khăn cho công tác tính thuế. Dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng, cùng một thời điểm tính thuế, song mỗi địa phương lại áp dụng một giỏ tớnh thuế nhập khẩu khác nhau, không thống nhất.

Trên thực tế các chủ hàng thường lợi dụng kẽ hở trong một số quy định chưa chặt chẽ của Nhà nước để mà "luồn", "lách" gian lận trong khõu ỏp giỏ nhằm giảm bớt số thuế xuất nhập khẩu phải nộp gõy thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Sau đây là một số hình thức gian lận về giá và thực trạng thất thu thuế qua giá tại Cục hải quan thành phố Hà Nội :

Thứ nhất : Các chủ hàng thường gian lận thuế qua khai xuất xứ hàng hóa : Căn cứ theo bảng giá tính thuế của Tổng cục Hải quan và Bộ tài chính : các hàng hóa có xuất xứ khác nhau thì có giá tính thuế khác nhau và giỏ tớnh thuế của một loại hàng hóa cao hay thấp phụ thuộc vào xuất xứ, chất lượng … của hàng hóa đó. Do vioệc quy định cơ quan quản lý xuất xứ hàng hóa chưa rõ ràng, chưa mang tính quản lý cao nên công tác tính thuế tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.

Dưới đây là một số mặt hàng có xuất xứ khác nhau (theo bảng giá 64)

Tên hàng Giá do nước G7 sản xuất (USD)

Giá do các nước

Giầy thể thao 25 8 17

Bé Complet 120 60 60

Vải Jean khổ 1,6m 3,2 2,4 0,8

Sự chênh lệch này luôn là động lực thúc đẩy nhiều chủ hàng khai sai xuất xứ hàng hóa để giảm giá tính thuế.

- Một sè doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn gian lận bằng thủ đoạn nhập trang thiết bị, vật tư có chất lượng cao vào để bán ra thị trường tự do, rồi lấy vật tư trong nước rẻ hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp mình. Nếu tính thuế nhập khẩu hàng xuất xứ Italia, Mỹ, Nhật … sẽ có giá tính thuế cao hơn do đó số thuế nhập khẩu cũng cao hơn so với hàng cùng loại có xuất xứ từ khu vực khác (như khu vực ASEAN). Nhìn bề ngoài việc khai báo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như trên tưởng không có gì mờ ám, bởi đây là hàng góp vốn vào liên doanh được miễn thuế. Hơn nữa xét về mặt kinh tế, nếu khai báo Hải quan là hàng khu vực ASEAN … trong khi thực chất là hàng Mỹ, Anh, Nhật … thì trị giá góp vốn của phía nước ngoài sẽ bị hạ thấp hơn so với thực tế. Điều này thật vô lý, các đối tác nước ngoài sẽ không bao giê làm thế. Vậy thì chắc chắn các doanh nghiệp này nhập hàng những nước như Mỹ, Anh, Nhật để bán ra thị trường Việt Nam rồi mua hàng của Singapo về để góp vốn theo đúng hợp đồng. Như vậy, nghiễm nhiên các doanh nghiệp này được hưởng khoản thuế chênh lệch giữa 2 loại hhh có xuất xứ khác nhau. còn Nhà nước thì lại thất thu thuế khá lớn từ các nhà đầu tư, Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài này. Bên cạnh đú trờn thị trường nước ta hiện nay đang bầy bán nhiều nguyên vật liệu cao cấp của nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam không cho phép nhập khẩu. Phải chăng chúng được buôn bán qua sù gian lận về giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vì vậy Nhà nước và các cơ quan chức năng (trong đó có Hải quan) cần phải có những biện pháp đồng bộ để quản lý tốt vấn đề xuất xứ hàng hóa

của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng.

Thứ hai : Gian lận thông qua việc xây dựng giá :

Những mặt hàng đó cú trong bảng giá quy định, những chủ hàng lại cố tình khai sai lệch đi một vài từ về hàng, tính năng kỹ thuật … để được xây dựng giá lại thấp hơn giá quy định.

Bên cạnh đú, cỏc mặt hàng cần xây dựng giỏ tớnh thuế xuất nhập khẩu rất phong phó. Do đó, việc xây dựng giỏ luụn đứng trước tình trạng bị động: vừa mất thời gian để xây dựng giá, vừa ách tắ hàng hóa và thậm chí còn xảy ra tình trạng tiêu cực trong việc đề xuất giá, chủ hàng cố tình luồn lách thông đồng với cán bộ Hải quan để xây dựng giỏ tớnh thuế thấp, gây nên tình trạng cùng một mặt hàng ở cùng một thời điểm nhưng mức giá tính thuế quá chênh lệch. Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước đã rất kịp thời đưa ra các văn bản quyết định, như ngày 1/7/1999 Bộ tài chính có quyết định số 68/1999/QĐ-BTC quy định 15 nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giỏ tớnh thuế. Ngày 1/10/2000 Bộ tài chính quyết định số 164/2000/QĐ-BTC quy định 7 nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giỏ tớnh thuế (thay thế quyết định 68). Nhưng thực tế vẫn xảy ra rất nhiều trường hợp tiêu cực. Có thể do thiếu thông tin và giá cả thị trường thế giới, do năng lực cán bộ chưa đầy đủ và một số cán bộ Hải quan chưa được đào tạo cơ bản nên dẫn đến một số mặt hàng chưa chính xác và thấp hơn giá thị trường gây thất thu cho ngõn sỏhc Nhà nước.

Thứ ba : Các chủ hàng lợi dụng một số sơ hở trong bảng giá tối thiểu Trong các quy định của bảng giá tối thiểu, quy định một số Ýt chủng loại, kích cỡ của từng mặt hàng. Nhưng trên thực tế các mặt hàng do Nhà nước quản lý được nhập về rất phong phú và đa dạng về kiểu, kích thước, chủng loại. Do vậy các doanh nghiệp thường dùa vào bảng giá tối thiểu để ỏp giỏ cho mặt hàng được nhập và với mức giá thấp. Điều này gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

- Ngoài ra có những mặt hàng nhập khẩu đủ điều kiện để ỏp giỏ theo hợp đồng ngoại thương nhưng khi đem ra so sánh giữa giá ghi trong hợp đồng để chiếu với bảng giá tối thiểu thì thấy chênh lệch quá lớn nhưng cán bộ tính thuế vẫn phải tính thuế theo hợp đồng chứ chưa có biện pháp nào khác.

Vớ dô : Trong năm 2000 Công ty DINAZE nhập khẩu mặt hàng kìm cộng lực hợp đồng với Singapor

Tên hàng Đơn giá theo hợp đồng

Đơn giá tại bảng giá tối thiểu TCHQ Tỷ lệ % chênh lệch Kìm cộng lực USD/chiếc USD/chiếc + Loại 18 inchic 0,7 7 90% + Loại 24 inchic 1,05 8,4 87,5% + Loại 30 inchic 1,38 9,4 85,925 + Loại 36 inchic 1,5 12,6 68,15

Như vậy phải chăng các doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách của Nhà nước để trèn thuế thông qua bảng giá hay là bảng giá tối thiểu chưa phản ánh thực tế trị giá của hàng hóa.

* Trên đây chỉ là một súo vấn đề còn tồn tại đối với việc quản lý giỏ tớnh thuế cả về mặt chính sách cũng như trong công tác quản lý tại cục Hải quan thành phố Hà Nội. Chắc chắn chưa có thể tổng kết hết được các hành vi cũng như con số thất thu thuế qua khõu ỏp giỏ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. Qua đõy, cỏc cơ quan chứ năng của Nhà nước cần ban hành ra bảng giá tổng hợp có khung giá chi tiết mặt hàng để cho cỏc cỏn bộ tính thuế để thực hiện. Đồng thời nâng cao trình độ và trách nhiệm các cán bộ tính thuế để có thể hạn chế tối đa lượng thuế bị thất thu qua ỏp giỏ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35 -40 )

×