MỤC TIÊU TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 54 - 57)

CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI :

Hoạt động thương mại quốc tế trong mỗi thời kỳ đều phải mang một đặc tính riêng bởi nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xã hội như : chính trị, môi trường văn hoỏ. Cỏc yếu tố này luôn luôn thay đổi ở mỗi nước và tạo nên một thị trường luôn vận động. Do vậy, các cơ quan hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý các hoạt động thương mại quốc tế luôn cần có sự linh hoạt trong điều chỉnh để phù hợp với sự vận động của thị trường. Trong giai đoạn này, khi mà Việt Nam sắp trở thành thành viên của AFTA, WTO cũng như phải được đầu với các cạnh tranh, thách thức của bạn hàng như Trung Quốc, thành viên của ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Philippin…) thì vấn đề cơ bản của quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp đòi hỏi các cơ quan quản lý kinh tế trong đó có ngành hải quan phải :

+ Xỏc định rõ chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu đó là khuyến khích xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, đẩy mạnh gia công xuất khẩu, lập các khu chế xuất.

+ Xác định cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu : xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (vị trí lớn trong kim ngạch xuất khẩu như : gạo, cà phê, cao su, dầu thô …) các mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng.

+ Cựng với các cơ quan quản lý có liên quan tham mưu cho chính phủ để : đổi mới thể chế, luật pháp cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu để xây dựng một khung hàng hóa xuất nhập khẩu thích hợp nhất với điều kiện Việt Nam..

+ Kiến nghị Chính phủ về các mặt còn tồn tại để khắc phục sử dụng các công cụ quản lý để bảo hộ sản xuất trong nước.

Trong thời gian tới khi mà toàn thế giới bước vào thiên niên kỷ mới, Việt Nam đang đứng trước một cơ họi và thách thức mới, dùa vào các chủ trương chính sách đã nêu trên Cục hải quan Hà Nội đặt ra cho mình một mục tiêu cụ thể đó là :

+ Tăng cường công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý còn nhiều tồn tại như : Làm thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan nhằm tạo sự thông thoáng, đơn giản mà chặt chẽ cho hoạt động này.

+ Tập trung chỉ đạo chống buôn lậu, chống gian lận thương mại. Chống buôn lậu có hiệu quả thì đó là đóng góp rất to lớn cho phát triển kinh tế vĩ mô thực hiện nghiêm chỉnh chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước.

+ Thu đúng, thu đủ thuế. Đây là chỉ tiêu định hướng chứ không phải là chỉ tiêu pháp lệnh vỡ nú phụ thuộc vào điều hành thuế suất xuất nhập khẩu đối với việc khuyến khích chính sách xuất nhập khẩu các loại hàng hóa.

+ Tập trung xây dựng lực lượng hải quan có trình độ, có năng lực, phẩm chất nghề nghiệp thực sự trong sạch vững mạnh củng cố lòng tin của các doanh nghiệp với lực lượng khác của nền kinh tế.

3.2. phương hướng tăng cường công tác quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ở cục hải quan Hà Nội trong thời gian tới :

Trong thời gian tới, qua các mục tiêu cụ thể mà Cục hải quan thành phố đặt ra thì việc tăng cường công tác quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu đặt đặt lên hàng đầu. Đây là công tác trọng điểm của Cục hải quan do vậy Cục cũng xây dựng một phương hướng cụ thể cho công tác này trong tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế trong khu vực. Việc Việt Nam hội nhập AFTA và tiến tới trơ thành thành viên chính thức của WTO đòi hỏi công tác quản lý xuất nhập khẩu bằng công cụ kiểm tra giám sát có một phương hướng cụ thể đó là :

+ Quán triệt Nghị quyết TW của Ban cán sự Tổng cục Hải quan phải tiếp tục chỉ đạo cải tiến thủ tục Hải quan sao cho vừa thông thoáng, văn minh, lịch sự vừa quản lý chặt chẽ.

+ Tiếp tục quán triệt thực hiện quyết định số 242/TTg và 46/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều hanhf công tác xuất nhập khẩu năm 1999 năm 2000 và những năm tiếp theo tinh thần đổi mới tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm hoá và thuế xuất nhập khẩu. Thực hiện thường xuyên, kịp thời có trọng điểm khâu kiểm phức tạp tờ khai để tránh việc áp mó, ỏp giỏ, ỏp thuế suất dẫn đến thất thu và nhằm phát hiện các vi phạm của chủ hàng.

+ Tiến hành xây dựng chương trình theo dõi quản lý hàng tạm nhập nxuất, tạm xuất - tái nhập và đối tượng mặt hàng quản lý bằng máy vi tính.

+ Thực hiện có nề nếp việc theo dõi quyết toán hàng, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, liên doanh đầu tư không để dây dưa kéo dài đồng thời tăng cường quản lý đối với vật tư, nguyên liệu, tài sản của các doanh nghiệp liên doanh đầu tư để ngăn ngõa tình trạng gian lận thương mại.

+ Thường xuyên nâng cao kiến thức cảnh giác thông qua tiếp nhận hồ sơ kiểm hoá hàng phi mậu dịch, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu để buôn lậu và gian lận thương mại.

+ Tăng cường kiểm tra các đơn vị về việc thực hiện nghị định số 57 ngày 31/7/1998, thông tư số 03, 04, 06/TCHQ hướng dẫn thực hiện nghị định số 57/CP.

+ Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan như Bộ công nghiệp, Bộ văn hoá thông tin, Bộ lâm nghiệp … hướng dẫn các đối tượng được miễn cấp giấy phép xuất nhập khẩu, hướng dẫn và ban hành kịp thời các văn bản về các mặt hàng thuộc diện quản lý của bộ, ngành mình để việc kiểm hoá được dễ dàng và trỏnh cỏc sai sót.

+ Cải tiến quy trình cải cách thủ tục hải quan ở tất cả các cửa khẩu. Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, đường sắt liên vận quốc tế, ICD Gia Thụy

+ Tiếp tục bố trí sắp xếp lại hồ sơ, từng bước hiện đại hoá công tác tra cứu.

+ Tiếp tục công tác hướng dẫn, giải thích cho các doanh nghiệp về các văn bản, nghị định, chính sách mới về quy chế mặt hàng, quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu … tham mưu cho lãnh đạo cục ban hành ra các văn bản mới phù hợp với địa bàn mình quản lý.

+ Động viên cán bộ, nhân viên hăng say làm việc, tích cực đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, phiền hà. Thực hành tiết kiệm xong giản dị, lành mạnh trong sinh hoạt. Hưởng ứng phong trào thi đua của cơ quan một cách sôi nổi. Đoàn kết nội bộ xây dựng cỏc phũng, chi bộ, công đoàn và đoàn thanh niên vững mạnh phấn đấu đạt đơn vị năm 2002 và trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w