7. Nội dung của đề tài
3.1.4 Định hướng tăng trưởng GDP
Nhân tố GDP là nhân tố có mức độ tác động ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán chỉ sau nhân tố lãi suất. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao trong khu vực, và cao hơn mức trung bình, tuy nhiên, mức vốn hóa thị trường lại thấp nhất so với các thị trường trong khu vực, lại là thị trường có tính rủi ro cao nhất. Xét trong khu
72
vực, về tỷ suất sinh lợi, thị trường Việt Nam chỉ hơn thị trường Malaysia, nhưng về mức độ rủi ro, thị trường Việt Nam lại được xếp hạng cao nhất. Điều này chưa hợp lý khi mức độ rủi ro không tương xứng với tỷ suất sinh lợi đạt được.
Việt Nam là nước đang phát triển, với một tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình tính chung cho các nước trong khu vực, nhưng yếu tố GDP không thôi chưa nói lên toàn bộ bối cảnh nền kinh tế, mà còn phải xem xét các yếu tố khác như cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, mức tiết kiệm quốc gia, luống vốn đầu tư, dự trữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ quốc gia, hiệu quả đầu tư.
Tăng trưởng GDP của các nước ASEAN(Nước có thị trường CK) 2009 Dự đoán 2010 Indonesia 4,0% 4,8% Malaysia -3,6% 2,5% Philippines 1,0% 3,2% Singapore -3,3% 4,1% Thailand -3,5% 3,7% Vietnam 5,3% 6,0% Trung bình 0,0% 4,1% B 3.1 S GDP ự
3.1.5 Định hướng điều tiết tỷ giá USD/VND
Tuy tỷ giá là nhóm nhân tố có tác động ít nhất đến thị trường chứng khoán trong 5 nhóm nhân tố, nhưng tỷ giá sẽ có ý nghĩa rất lớn và trực tiếp đối với giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập kh u
Ngân hàng nhà nước can thiệp điều hành tỷ giá duy nhất đối với ngoại tệ là USD và tỷ giá đồng USD được kiểm soát chặt chẽ hàng ngày. Việc kiểm soát chặt chẽ đồng tiền này xuất phát từ thói quen sử dụng đồng USD trong giao thương của người Việt Nam.
73
Trong suốt một thời gian dài, tỷ giá USD/VND dao động với biên độ rất thấp, nên tâm lý nhà đầu tư rất nhạy cảm trước những thông tin bất ngờ về nới rộng/ thu hẹp biên độ. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, tỷ giá vẫn nên được kiểm soát bởi ngân hàng nhà nước theo hướng ổn định để tạo một môi trường bình ổn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cũng nên cho thực hiện thanh toán quốc tế bằng các ngoại tệ khác, thay thế đồng USD để giảm áp lực cung cầu lên ngoại tệ này. Đồng thời, cho các doanh nghiệp thực hiện các nhóm công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn để vấn đề cung cầu ngoại tệ không gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh và theo đó, chứng khoán các công ty này tăng trưởng ổn định hơn.
3.2 Định hướng xây dựng một thị trường chứng khoán Việt Nam hiệu quả 3.2.1 Cơ sở hạ tầng của TTCK
Một thị trường chứng khoán được đánh giá là hiệu quả khi thị trường đó đáp ứng được các mặt hiệu quả. Như vậy, nhóm gợi ý được nêu ra xoay quanh việc thực hiện các mục tiêu hiệu quả này của thị trường như sau
Hiệu quả về mặt phân phối:
Nâng cao mức vốn hoá thị trường để biến TTCK thực sự là một kênh đầu tư hiệu quả, kênh huy động vốn chủ lực của nền kinh tế. TTCK Việt Nam hiện tại có mức vốn hóa thấp nhất, nhưng mang lại tỷ suất sinh lời khá cao so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của TTCK Việt Nam nhưng cũng phản ánh rủi ro tiềm n. Một tỷ suất sinh lời cao cộng với độ lệch trong dao động giá là lớn nhất làm cho TTCK Việt Nam đứng trước nguy cơ sụt giảm mạnh mỗi khi nền kinh tế hắt hơi.
Phối hợp CSTT với CSTK trong việc thúc đ y sự phát triển của TTCK Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định tiền tệ, còn mục tiêu của CSTK là đạt đến một chính sách ngân sách minh bạch, tạo sự ổn định sản lượng, cải thiện phân bổ nguồn
74
lực và kiểm soát ảnh hưởng của phân phối. Hai chính sách này có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau và tác động đến nền kinh tế và hệ thống thị trường tài chính. Nếu quản lý tài khoá yếu kém, sẽ tăng kỳ vọng lạm phát, có thể làm tăng lãi suất và cung tiền, điều này ảnh hưởng lớn đến việc vay nợ của Chính phủ trên TTCK. Ngược lại, lạm phát và lãi suất tăng cao, không những làm giảm nguồn thu cho Chính phủ, mà còn làm cho giá chứng khoán biến động mạnh theo xu hướng giảm, làm nản lòng nhà đầu tư trên thị trường do tính thanh khoản của thị trường bị ảnh hưởng. Vì vậy rất cần một sự nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa hai chính sách, nhằm tăng cường sự kết nối và giảm xung đột giữa chúng để cùng đạt được mục tiêu đặt ra.
Hiệu quả về tổ chức hoạt động của thị trường:
Tạo hàng hoá có chất lượng tốt cho thị trường.
Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo hàng hoá có chất lượng cao cho TTCK. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam theo phương thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại một số NHTM cổ phần đã có yếu tố nước ngoài cho thấy, khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 20%, các NHTM Việt nam đã nhanh chóng xoá đi những yếu kém về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, cùng chia sẻ vì lợi ích của cả ha i bên. Vì vậy, để cải thiện một bước về năng lực tài chính của các NHTM cũng như các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, để tăng tính hấp dẫn về cổ phiếu của các loại hình doanh nghiệp này, trong đó có cổ phiếu của các NHTM, Chính phủ có thể đưa mức sở hữu của các tổ chức nước ngoài đối với các NHTM tối đa lên 30%.
Hạn chế việc giải chấp chứng khoán, trong bối cảnh giá chứng khoán sụt giảm mạnh như hiện nay, đề nghị các NHTM, CtyCK tạm ngừng giải chấp, tiếp tục gia hạn hoặc
75
NHNN hỗ trợ tài chính thông qua hoạt động tái chiết khấu để tạo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.
Điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu: xem xét điều chỉnh biên độ hợp lý để cải thiện tính thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định của thị trường, tránh gây sốc. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, tâm lý và lòng tin nhà đầu tư chưa cao, thì việc mở biên độ sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy việc điều chỉnh biên độ cần dựa trên diễn biến của thị trường và theo hướng nới lỏng dần.
Hiệu quả về mặt thông tin
Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin.
Sự rò rỉ thông tin bất luận từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản để có tin đồn từ sự rò rỉ thông tin. Đây là việc làm không đơn giản, nhưng không phải không hạn chế được vấn nạn này.
Xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin ) đưa thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế – tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc.
Tiếp tục tái cấu trúc TTCK một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ và thống nhất phù hợp với chu n mực quốc tế. Nguyên tắc tái cấu trúc phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống, theo đó xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, TTCK, thị trường tín dụng, TTTP Chính phủ), thực hiện
76
các chu n mực tốt nhất trong quản trị công ty, chu n mực kế toán và công bố thông tin.
3.2.2 Môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố về nền kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, cơ sở hạ tầng và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các quá trình hoạt động đầu tư được tiến hành. Việc xây dựng môi trường đầu tư sẽ tạo điều kiện cải thiện thị trường, nâng cao tính hiệu quả của thị trường, từ thị trường thể yếu từng bước sang thị trường thể trung bình trong giai đoạn trước mắt. Việc cải thiện tính hiệu quả của thị trường sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước tìm đến với thị trường nhiều hơn, thu hút sâu rộng các tầng lớp nhà đầu tư.
Việc phân tích môi trường đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho các đối tượng Đối với người đầu tư
Qua xem xét các yếu tố của môi trường đầu tư, người đầu tư dự báo khả năng hình thành của giá cả, mức sinh lời dự kiến, khả năng bảo toàn vốn và khả năng chịu rủi ro.
Đối với người kinh doanh
Sự xem xét tổng quan các yếu tố của môi trường, dự báo sự phát triển của thị trường, dự báo các đối thủ cạnh tranh, những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển
Đối với người quản lý
Giữ vững kỷ luật, kỷ cương của thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động theo quy chế của pháp luật
Tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của thị trường
Tạo động lực để các thành viên tham gia thị trường với thái độ xây dựng Ngăn chặn những hành vi phá hoại, thao túng thị trường
77
Đạt mục tiêu cuối cùng là làm cho hoạt động của thị trường trung thực, công bằng và hiệu quả.
3.2.2.1 Môi trường kinh tế
Đánh giá kinh tế vĩ mô qua các chỉ tiêu: GDP, cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, mức tiết kiệm quốc gia, luống vốn đầu tư, dự trữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ quốc gia, hiệu quả đầu tư.
Nếu xét riêng chỉ số GDP, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng GDP khá tốt, điều này tạo điền đề cho sự phát triển của TTCK. Tuy nhiên, việc xem xét các chỉ tiêu khác cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
3.2.2.2 Môi trường xã hộiSự ổn định của chế độ chính trị Sự ổn định của chế độ chính trị
Năng lực quản lý, ph m chất của đội ngũ lãnh đạo
Sự ủng hộ của dân chúng, tổ chức xã hội và quốc tế đối với chế độ, chính phủ Ý thức độc lập dân tộc, ý thức tiết kiệm của dân tộc
3.2.2.3 Môi trường pháp lý
UBCKNN nên sớm cho áp dụng thanh toán T+2, mua bán trong ngày và cho phép NĐT được mở nhiều tài khoản. Vấn đề bán khống cũng cần được xem xét lại, không phải cứ không quản lý được thì cấm. UBCKNN cần xây dựng dự án luật để thanh tra, giám sát vấn đề này. Một khi nhà đầu tư chỉ ở vị thế mua, thị trường bị đ y giá lên do kỳ vọng giá tăng của những vị thế mua này, và như vậy thị trường bị điều khiển tăng điểm do tâm lý nhà đầu tư mà đúng ra thị trường phải vận hành đúng theo bản chất của một hàn thử biểu cho nền kinh tế.
Đ y mạnh việc kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trên thị trường, đặc biệt là các vi phạm về chào bán chứng khoán ra công chúng; vi phạm về công bố thông tin và vi phạm liên quan đến giao dịch thao túng thị trường.
78
Xây dựng hành lang pháp lý cho TTCK, hoàn thiện các luật pháp khác có liên quan và đảm bảo thực thi pháp luật cũng như bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư. Nâng cao kiến thức NĐT, quy mô thị trường, cơ sở pháp luật và hệ thống, năng lực giám sát của cơ quan quản lý
Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán, giao dịch phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sáng lập Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cầu tiêu dùng trong dân cư giảm mạnh, đi đôi với gói giải pháp kích cầu trung và dài hạn đến năm 2011, cần xem xét chính sách thuế để đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK.
Xem xét thường xuyên việc cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời khuyến khích, ưu đãi phát triển thị trường, hạn chế những hành vi vi phạm.
3.2.2.4 Môi trường tài chính
Môi trường tài chính được can thiệp bởi ngân hàng nhà nước, chính phủ thông qua việc kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng, các quỹ bảo hiểm, đầu tư, hưu trí, thị trường bất động sản, chính sách thuế, phí đối với giao dịch và kinh doanh chứng khoán, mức lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu chính phủ, mức lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cơ chế vận hành chính sách tỷ giá, các chính sách tài chính quốc gia và phân tích tình hình tài chính quốc gia
3.2.2.5 Môi trường quốc tế
Tình hình tài chính quốc tế và mức độ giao thoa, ảnh hưởng của kinh tế thế giới đối với kinh tế trong nước
79
Quan hệ ngoại giao của chính phủ, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ chức tài chính như IMF, WB, ADB đối với chính phủ
Nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK trong nước và nguợc lại
Kết
luận c hương 3
Từ cơ sở lý thuyết cũng như học hỏi kinh nghiệm một số nghiên cứu đã thực hiện trước đây ở chương 1, và kết quả phân tích định tính, phân tích định lượng ở chương 2, tác giả nêu lên một số gợi ý về chính sách tiền tệ cho sự phát triển của thị trường. Có 2 nhóm gợi ý được nêu lên tương ứng với 2 điều kiện: điều kiện cần và điều kiện đủ để việc thực thi chính sách tiền tệ là có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường.
Để đáp ứng đuợc điều kiện cần, chúng ta có nhóm gợi ý để xây dựng một thị trường chứng khoán Việt Nam hiệu quả. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng để thị trường hiệu quả về các mặt: phân phối, tổ chức hoạt động của thị trường, thông tin, việc xây dựng và ổn định môi trường đầu tư cũng cần được chú trọng. Để đáp ứng được điều kiện đủ, chúng ta có nhóm gợi ý về các công cụ thực thi chính sách tiền tệ. Theo đó, tác giả nêu lên việc vận dụng các công cụ này cần đúng thời điểm, phù hợp với tình hình thị trường, và minh bạch để tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng như nền kinh tế có cơ sở phát triển bền vững.
80
KẾT LUẬ N C HU NG
Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là dựa vào mô hình cơ bản ban đầu, Bùng nổ thị trường chứng khoán và chính sách tiền tệ trong thế kỷ 20, Stock Market booms and Monetary policy in the 20th century (Michael D.Bordo and David C.Wheelock – Mar, April 2007) và sử dụng công cụ đo lường, kiểm định để kh ng định tác động của chính sách tiền tệ lên thị trường chứng khoán, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng công cụ trong thực thi chính sách tiền tệ lên thị trường.
Cũng như tất cả các nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng còn những mặt hạn chế
- Đối tượng nghiên cứu chỉ mới là những nhà đầu tư riêng lẻ mà chưa nghiên cứu