7. Nội dung của đề tài
1.4.1 Bùng nổ thị trường chứng khoán và chính sách tiền tệ trong thế kỷ
C.Wheelock – Mar, April 2007)
Bài nghiên cứu này được lấy từ nguồn là báo cáo đã hiệu chỉnh của Federal Reserve Bank St.Louis. Tác giả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán Mỹ đặc biệt trong giai đoạn từ 1994 đến 2000. Số liệu được thu thập ở thị trường chứng khoán Mỹ và 9 quốc gia (Úc, Nhật, và 7 quốc gia khác ở châu Âu). Tác giả đi sâu phân tích tác động của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán trong giai đoạn phát triển bùng nổ, trước và sau sự phát triển bùng nổ đó, chính sách tiền tệ ở các quốc gia khác nhau đã được thực thi như thế nào.
d , ứ ô bị b , mà giá chứng khoán được xác định bởi giá trị doanh nghiệp, tiềm năng thực tế của doanh nghiệp mới quyết định giá chứng khoán. ắ ,
ứ , đến thị trường chứng khoán nói chung. Tùy theo cơ
chế chính sách tiền tệ, môi trường hoạt động của nền kinh tế và thời đoạn khác nhau mà chính sách tiền tệ có những tác động khác nhau đối với thị trường chứng khoán.
1.4.1.1 Nội dung
Tác giả đã sử dụng mô hình định giá chứng khoán dưới đây làm căn cứ lý thuyết cho việc phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị trường chứng khoán.
Mô hình giá trị hiện tại của chứng khoán, giả định tốc độ tăng trưởng cổ tức đều qua các thời kỳ
P0 = D1 / (r - g)
Với P0 là giá trị của chứng khoán tại thời điểm 0 D1: Cổ tức ở kỳ 1
r: tỷ suất sinh lời mong đợi (= lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro) g: tốc độ tăng trưởng cổ tức
Trong bài nghiên cứu này, tác giả còn đề cập đến một số mô hình định giá giá trị chứng khoán khác, ch ng hạn như, giá trị doanh nghiệp càng được đánh giá cao khi tính thanh khoản là cao, hay giá trị doanh nghiệp phụ thuộc yếu tố chi phí sử dụng vốn. Tác giả cũng đề cập đến một nghiên cứu nổi tiếng của Barnanke & Kuttner (2005), giá chứng khoán sẽ giảm 1% nếu như chính sách tiền tệ siết chặt, lãi suất tăng 0.25% so với lãi suất kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Với mô hình giá trị hiện tại của chứng khoán, chúng ta có thể thấy rằng giá chứng khoán có tương quan đồng biến với thu nhập trong tương lai D1 và tương quan nghịch biến với suất chiết khấu r. Thu nhập trong tương lai và suất chiết khấu lại chịu tác động của chính sách tiền tệ. Một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tạo kỳ vọng cho nhà đầu tư về một nền kinh tế khả quan, thu nhập kỳ vọng trong tương lai sẽ chuyển biến tích cực, cộng với suất chiết khấu thấp, giá chứng khoán sẽ tăng. Ngược lại, lãi suất chiết khấu tăng cao và thu nhập kỳ vọng không khả quan trong thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho giá chứng khoán giảm.