Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76 - 112)

7. Nội dung của đề tài

2.3.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán được tạo nên bởi nhóm các nhân tố: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lạm phát, GDP và tỷ giá USD/VND. Không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhóm nhân tố, không có hiện tượng tự tương quan và mô hình giải thích được 75.7% tình hình thực tế.

Phương trình hồi quy tuyến tính nêu trên cho thấy các nhóm nhân tố đều có hệ số β dương, điều này cho thấy, bất kỳ nhân tố nào được ngân hàng nhà nước sử dụng đều làm tăng tầm ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán. Cụ thể như sau

Nhóm nhân tố lãi suấ

t

Là nhóm nhân tố có hệ số β là lớn nhất (0.542), điều này cho thấy rằng khi ngân hàng nhà nước sử dụng nhóm nhân tố lãi suất thì ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị trường chứng khoán là nhiều nhất so với việc sử dụng các nhóm nhân tố còn lại.

Với mức độ đồng ý trung bình của nhóm nhân tố này là trên trung bình (>3), chứng tỏ các nhà đầu tư đồng ý rằng chính sách tiền tệ, mà cụ thể là nhóm nhân tố lãi suất thật sự có tác động đến thị trường chứng khoán.

Các nhà đầu tư đều nhận định rằng việc ổn định lãi suất ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Ngược lại, một tín hiệu thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến thị trường.

Nhóm nhân tố tỷ lệ dự trữ bắt buộ c - cung tiề n

Với hệ số β là 0.360, nhóm nhân tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữ vị trí trung bình trong tổng thể 5 nhân tố của mô hình. Vẫn với một hệ số β dương, tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường.

Nguồn tiền đi vào thị trường chứng khoán là nguồn tiền đồng. Vì thế, trong nhóm nhân tố về tỷ lệ dự trữ bắt buộc- cung tiền này, bao gồm những yếu tố hình thành là

63

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế và lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền đồng càng cao làm chi phí vốn tiền đồng của các tổ chức tài chính càng cao và các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải gánh chịu chi phí này. Cuối cùng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường.

- Yếu tố về usd/vnd cũng được quan tâm trong nhóm nhân tố này vì yếu tố này làm thay đổi cung tiền đồng, và ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn hình thức đầu tư có lợi hơn, giữa chứng khoán và kinh doanh tiền tệ.

- Gói hỗ trợ lãi suất mà ngân hàng nhà nước đã triển khai làm cho nguồn tiền vẫn đi vào nền kinh tế, khi mà ngân hàng có thể cho vay và doanh nghiệp cũng có thể đi vay với chi phí vốn là rất lớn (tỷ lệ dự trữ cao). Gói hỗi trợ lãi suất giúp cho cung tiền vẫn đi vào nền kinh tế thông qua việc đi vay cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhóm nhân tố lạm p h át

Với hệ số β là 0.313, nhân tố lạm phát có tác động làm tăng mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị trường, được các nhà đầu tư lượng định qua các yếu tố

- Lạm phát được kiểm soát ở mức ổn định, thông qua việc điều hành lãi suất, là điều kiện phát triển cho thị trường.

- Một khi ngân hàng nhà nước để mức lạm phát tăng cao, thị trường sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

- Khi thị trường phát triển ở một trình độ nhất định, yếu tố lạm phát cần được kiểm soát tốt vì thị trường lúc này rất nhạy cảm trước thông tin lạm phát tăng cao.

64

Nhân tố GDP

Nhân tố GDP có hệ số β (0.394), cao thứ 2 trong 5 nhóm nhân tố của nghiên cứu, chỉ đứng sau nhóm nhân tố lãi suất.

Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế (GDP) xác lập tiền đề cho sự phát triển của thị trường và việc chính phủ xác định mục tiêu GDP góp phần dự báo sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

Nhân tố t ỷ giá U SD/ VND

Là nhóm nhân tố có hệ số β thấp nhất trong 5 nhóm nhân tố.

Nghiên cứu cho thấy rằng các thị trường sẽ phản ứng ngay tức thì trước một thông tin bất ngờ về việc điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá. Việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND của ngân hàng nhà nước từ đó có ảnh hưởng đến thị trường.

Một chính sách tỷ giá ổn định được điều tiết bởi ngân hàng nhà nước là cần thiết, góp phần tăng trưởng bền vững cho thị trường chứng khoán.

Kết luận

Nhìn chung, mức độ đồng ý của các nhà đầu tư qua khảo sát 5 nhóm nhân tố, với thang đo 5 mức, là trên mức trung bình (>3) cho thấy nhà đầu tư ghi nhận tác động ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị trường chứng khoán. Trong đó nhóm nhân tố lãi suất là nhóm mang lại tác động ảnh hưởng lớn nhất, và nhóm nhân tố tỷ giá USD/VND là nhóm có tác động ảnh hưởng ít nhất.

Điều này là hợp lý vì thông tin về lãi suất là thông tin được các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Đối với nhà đầu tư, họ so sánh mức lợi nhuận có được từ đầu tư chứng khoán với mức lợi nhuận có được từ tiền gởi ngân hàng, một phương thức đầu tư ít rủi ro nhất. Đối với các doanh nghiệp, lãi suất là căn cứ tính toán chi phí sử dụng vốn.

65

Trong khi đó, nhóm nhân tố tỷ giá USD/VND ít được đánh giá cao trong tác động ảnh hưởng đến thị trường vì chúng ta theo chính sách tỷ giá gần như cố định với một biên độ dao động rất hẹp trong suốt thời gian dài. Việc dao động quá ít của tỷ giá không đủ mạnh để tác động đến tâm lý nhà đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty mà thị trường kinh doanh là trong nước.

Nhóm nhân tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc – cung tiền mang ý nghĩa tác động trực tiếp đến các tổ chức tín dụng, thông qua các tổ chức tín dụng này, nhóm nhân tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc – cung tiền tác động gián tiếp đến các nhà đầu tư. Nhóm nhân tố GDP mang ý nghĩa vĩ mô và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Nhóm nhân tố lạm phát lại là mối quan tâm nhiều hơn đối với cấp quản lý. Vì vậy, 3 nhóm nhân tố này được nhà đầu tư đánh giá là có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, song với hệ số β ở mức trung bình so với 2 nhóm nhân tố: lãi suất và tỷ giá USD/VND.

Thị trường Việt Nam vẫn còn là một thị trường thể trung bình - yếu, nơi mà mọi thông tin chưa được cung cấp đầy đủ và kịp thời. Vì vậy, những thông tin do chính sách tiền tệ phát tín hiệu cho thị trường có độ trễ nhất định. Qua phân tích định tính và định lượng, kết quả kh ng định có tác động của chính sách tiền tệ đối với thị trường, song việc tác động là không tức thời cả khi chính sách được thực thi là thắt chặt hay nới lỏng.

Nhận định của các nhà đầu tư trong nghiên cứu khảo sát là tương đối đồng đều, sự quan tâm của các nhà đầu tư trước những thông tin về chính sách tiền tệ ngày càng cao. Các nhà đầu tư đã có những phân tích sâu sắc hơn cho quyết định đầu tư của mình. Là một thị trường thể yếu, tiếng nói của thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ là tiếng nói của tập hợp mọi thông tin, mà thị trường còn bị chi phối bởi yếu tố tâm lý. Phải thừa nhận rằng, yếu tố tâm lý vẫn tồn tại rộng rãi trong đa phần các nhà đầu tư cá nhân, thứ mà sức mạnh của nó thắng sức mạnh của mọi thông tin trên thị trường. Với thực trạng này, những người làm chính sách đã phải liên tục thắt chặt hoặc

66

liên tục nới lỏng chính sách để kh ng định một tín hiệu chắc chắn thì sức mạnh của thông tin mới đủ tầm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, đến thị trường.

Kết luận c hương 2

Chương 2 trình bày 3 nội dung chính như sau

 Nêu lên bức tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam qua từng thời kỳ: sơ khai, bùng nổ - đột phá, suy thoái - hậu suy thoái, dưới các chỉ tiêu phân tích khác nhau: quy mô thị trường, hành lang pháp lý.

 Phân tích định tính: tác giả phân tích và nhận định thị trường chứng khoán dưới tác động của chính sách tiền tệ trong điều kiện thị trường hiệu quả thể trung bình – yếu. Việc phân tích này thông qua các chỉ tiêu: lãi suất, tỷ giá USD/VND, lạm phát, GDP, tỷ lệ dự trữ bắt buộc – cung tiền trong mối tương quan với chỉ số VNindex qua các thời kỳ. Bằng phương pháp thống kê và phân tích theo sự kiện, tác giả chỉ ra mối tương quan giữa VNindex và các chỉ tiêu theo từng cặp quan sát.

 Phân tích định lượng: Khảo sát phản ứng của nhà đầu tư trước những thông tin và chính sách tiền tệ. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, kết hợp với việc sử dụng thang đo 5 mức và các phương pháp phân tích nhân tố để đưa ra mô hình hồi quy với biến độc lập là ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với TTCK và các biến phụ thuộc cũng là các chỉ tiêu được quan sát ở phần định tính nêu trên. Kết quả khảo sát đã cho tác giả có cái nhìn cụ thể hơn về tầm ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đối với thị trường thông qua nhận định và tiên lượng của các nhà đầu tư.

Chương 2 đã kh ng định ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, thể hiện qua các chỉ số, cặp chuỗi số chứng minh trong thực tiễn và cả tâm lý, phản ứng của nhà đầu tư qua khảo sát.

67

Qua quan sát các cặp số liệu, chúng ta nhận thấy một thực tế đó là thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những đợt tăng trưởng bùng nổ trong giai đoạn thực thi chính sách tiền tệ nới rộng. Ngược lại, với một chính sách tiền tệ thắt chặt, thị trường có những điều chỉnh giảm. Qua khảo sát tâm lý nhà đầu tư trước những thông tin về việc thực thi chính sách tiền tệ, chúng ta nhận thấy tất cả các yếu tố đều có tầm ảnh hưởng đối với thị trường, trong đó, yếu tố lãi suất là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến thị trường. Các yếu tố còn lại: GDP, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lạm phát, tỷ giá USD/VND có mức độ ảnh hưởng đến thị trường theo mức giảm dần. Với kết quả nghiên cứu này, tác giả làm cơ sở cho những gợi ý trong thực thi chính sách tiền tệ cho sự phát triển của thị trường ở chương 3.

68

CHƢƠNG III. ĐỊNH HƢỚNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Trong chương 2, chúng ta đã phân tích định tính 5 nhóm nhân tố bằng việc quan sát tác động của các nhân tố lên thị trường chứng khoán từ khi thị trường được hình thành. Chúng ta cũng đã tiến hành phân tích định lượng các nhân tố này để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với thị trường chứng khoán.

Hình 3.1 – ị ờ d ô ờ ầ

Để việc thực thi chính sách tiền tệ là có ý nghĩa đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán, chúng ta cần đáp ứng được 2 điều kiện

 Điều kiện cần: xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một thị trường hiệu quả, mà ở đó, mọi thông tin được phản ánh chính xác và tức thời trong giá chứng khoán. Có như vậy, nhà đầu tư mới đón nhận đầy đủ các thông tin được phát ra từ việc thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước,

69

cũng như các thông tin từ nền kinh tế vĩ mô, từ các ngành, nhóm ngành, từ công ty và lượng định nó cho mỗi quyết định của mình.

 Điều kiện đủ: các công cụ trong thực thi chính sách tiền tệ phải được vận dụng đúng thời điểm, phù hợp với tình hình thị trường. Chính sách tiền tệ thông qua các công cụ thực hiện phải minh bạch, có định hướng để tạo niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư.

3.1 Định hướng thực thi chính sách tiền tệ

Căn cứ vào kết quả khảo sát, định tính và định lượng ở chương 2, tác giả đưa ra một số gợi ý trong việc thực thi chính sách tiền tệ

3.1.1 Định hướng điều tiết lãi suất

Lãi suất là nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường. Việc ngân hàng nhà nước điều hành lãi suất cần cân nhắc, bởi mức tác động của việc điều chỉnh lãi suất là nhiều nhất trong tất cả các nhân tố, và thời gian ảnh hưởng là kéo dài.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đủ tầm và chưa đủ lực nên dễ bị tác động của các yếu tố, đặc biệt là những tác động của thắt chặt tiền tệ. Vì vậy, ngân hàng nhà nước cần tránh những động thái bất ngờ thắt chặt tiền tệ với việc tăng lãi suất lên quá cao, điều này tác động tức thì, nặng nề và kéo dài đến thị trường. Việc sử dụng công cụ lãi suất với mục tiêu chủ yếu là kiểm soát yếu tố lạm phát, ngân hàng nhà nước cần khống chế chặt chẽ mức lạm phát trong phạm vi cho phép, để tránh những cú sốc cho thị trường bằng việc đột ngột tăng lãi suất lên quá cao, đặc biệt là khi nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng.

Duy trì một mức lãi suất ổn định, dưới 2 con số là điều kiện thuận lợi cho thị trường phát triển.

Chính sách cho vay theo lãi suất thoả thuận cho những khoản vay trung dài hạn cũng là một giải pháp giúp bình ổn thị trường lãi suất. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách này, cần có sự đồng thuận của các ngân hàng trong toàn hệ thống và sự kiểm soát chặt

70

chẽ của ngân hàng nhà nước. Việc có một số ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực tài chính nhưng vẫn huy động vốn bất chấp tính hiệu quả của vốn huy động và vốn cho vay, đã làm lũng đoạn thị trường lãi suất. Ngân hàng nhà nước nên là người tổ chức, giám sát để duy trì một thị trường lãi suất bình ổn, bằng các quy định cụ thể, chế tài nghiêm ngặt để phòng ngừa rủi ro hệ thống.

Để bình ổn thị trường lãi suất, ngân hàng nhà nước nên xem xét lại việc rằng buộc các ngân hàng thương mại chỉ được huy động vốn cấp 2 (giữa các ngân hàng với nhau) không quá 20% vốn cấp 1 (huy động từ cá nhân, tổ chức). Việc rằng buộc này sẽ dẫn đến tình trạng nơi thừa vốn hoạt động không hiệu quả, nơi thiếu vốn bằng mọi giá huy động đ y mặt bằng lãi suất lên cao.

Ngân hàng nhà nước cũng cần xem xét đến độ trễ của chính sách là 3 tháng khi thực hiện nới lỏng tiền tệ sau thời gian dài thắt chặt để tiên liệu thời điểm chính sách phát huy hiệu lực.

3.1.2 Định hướng điều tiết tỷ lệ dự trữ bắt buộc – cung tiền

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng với cung tiền là yếu tố tác động trực tiếp đến hệ thống các công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Việc nâng cao hay giảm thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tác động ngay tức khắc đối với nhóm ngành tài chính ngân hàng. Vì hệ thống tài chính, ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, các ngành khác sau đó sẽ cùng chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp.

Với cường độ ảnh hưởng ở mức trung bình trong 5 nhóm nhân tố, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w