Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 30)

7. Nội dung của đề tài

1.4.1.4Kết quả nghiên cứu

- Trong thời kỳ bùng nổ, tốc độ tăng trưởng ở tất cả các thị trường trong nghiên cứu đều ít nhất là 10%/ năm kể từ khi thấp điểm nhất đến khi cao điểm nhất. Trường hợp tăng trưởng mạnh mẽ nhất lên đến 56.4% ở thị trường Ý vào những năm 1958 – 1960. Trường hợp tăng trưởng ít nhất là ở Úc với mức tăng 10.7% được ghi nhận từ năm 1920 -1929.

- Lạm phát càng thấp và ổn định thì thị trường chứng khoán càng tăng trưởng tốt. Chỉ số lạm phát ở thời điểm bùng nổ thị trường thấp hơn trung bình lạm phát

của 20 tháng trước đó. Lạm phát giảm mạnh trong 12 tháng trước khi bùng nổ và tăng trở lại sau đó vài tháng rồi kết thúc chu trình bùng nổ.

- GDP càng cao và cao hơn mức trung bình thì thị trường chứng khoán càng phát triển. GDP cùng với năng suất lao động, trình độ kỹ thuật tăng cao đột biến, nền kinh tế lạc quan và lạm phát ở mức thấp trong giai đoạn này, tất cả những yếu tố này tác động thuận lợi cho nền nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

- Lãi suất thực/ lãi suất cơ bản là thấp trong giai đoạn bùng nổ thị trường chứng khoán. Để kiểm soát tình trạng tăng trưởng nóng của thị trường, một chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất và bùng nổ thị trường chấm dứt sau đó.

- Qua việc điều chỉnh các chỉ số lạm phát, lãi suất của ngân hàng trung ương, thị trường chứng khoán theo đó có những động thái phản ứng trước những thay đổi đó. Nghiên cứu này kh ng định rằng chính sách tiền tệ có tác động lên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 30)