- Chi phí do phân bổ sai nguồn lực: Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, các quyết định bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực mộ t cách có hi ệ u
PHỤ LỤC Phụ lục
HỆ SỐ PHỤ THUỘC LỚN, THẤT THOÁT ĐẦU TƯ NHIỀU?
Với cách tính trên, nên dù trong suốt những năm qua tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam luôn luôn đạt mức cao, vẫn không thể nào thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập với các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN. Hệ số phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài quá lớn, tham nhũng, thất thoát ở mức quá cao như đã đề cập ở trên chính là căn nguyên.
Nhìn lại bức tranh kinh tế trong những năm qua, cụ thể là trong năm 2005 và 3 tháng đầu năm nay, có thể phần nào lý giải được những bất hợp lý trên. Năm 2005, chúng ta phấn khởi khi lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt trên 32 tỉ USD, trong đó các lĩnh vực như: dệt may, da giày, dầu khí đóng vai trò quyết định. Kết quả là thế, nhưng nhìn lại yếu tố “nội lực” của các ngành trên hầu hết đều gia công cho các đối tác nước ngoài, còn lĩnh vực dầu khí thì chỉ xuất thô (phần giá trị gia tăng đều nằm trong các công ty nước ngoài thông qua khâu chế biến và kinh doanh). 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, ngành dệt may và da giày có đến gần 80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu và chủ yếu chỉ gia công. Ngành sản xuất thép và một số ngành khác cũng trong tình trạng tương tự như vậy. Thế nên, trong tổng số trên 10 tỉ USD xuất khẩu dệt may và da giày, phần thu về cho phía Việt Nam chiếm tỷ lệ 25- 30%! Nghĩa là trong một số lĩnh vực, chúng ta chỉ thu về phần thuế, công ăn việc làm cho công nhân, còn phần lợi nhuận thì lại không nhiều! Còn các lĩnh vực khác, chủ yếu chỉ xuất dưới dạng thô thông qua sơ chế, nên giá trị gia tăng không cao. Lợi nhuận hầu như rơi vào các công ty nước ngoài và các đối tác nước ngoài. Vì thế, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có hệ số phụ thuộc thị trường nước ngoài lớn nhất thế giới.
Ngành dầu khí, một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của đất nước, hoàn toàn không có hệ số phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, nhưng chủ yếu chỉ thông qua hình thức xuất thô nên giá trị gia tăng không cao. Tính ra, số tiền xuất không đủ bù số tiền nhập khẩu sản phẩm tinh chế phục vụ nhu cầu trong nước. Trong khi đó, theo tính toán, ngay từ những thập kỷ 1980 hoặc chậm nhất là 1990, cùng với việc phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí, nếu chúng ta nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp lọc, hóa dầu, thì phần giá trị gia tăng của ngành này rất cao- có thể đóng góp tới 30-35% GDP. Song tiếc thay, kể từ khi có nền công nghiệp khai thác dầu khí phát triển, phần giá trị gia tăng thông qua khâu chế biến và kinh doanh đều rơi vào các công ty ngoại quốc.
Đã thế, được xác định là xương sống của nền kinh tế, song khu vực doanh nghiệp nhà nước những năm qua luôn luôn có tốc độ tăng trưởng quá thấp. Giá trị sản xuất công nghiệp quý I-2006 chỉ tăng 9,9% thì khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng 21,2% và kim ngạch xuất khẩu tăng đến 31,7% (5 tỉ USD). Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn có mức tăng trưởng cao (giá trị sản xuất quý I -2006 tăng 20,4%), nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khả năng cạnh tranh yếu. Rõ ràng, qua các số liệu trên cho thấy, xét dưới góc độ sản xuất và xuất khẩu, sở dĩ có mức tăng trưởng GDP cao là do yếu tố nước ngoài luôn luôn chiếm tỷ lệ quá lớn.
Thêm vào đó, trong công tác đầu tư hàng năm Nhà nước đã bỏ ra hàng trăm ngàn tỉ đồng, song số tiền thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản là không nhỏ. Điều đáng nói, số tiền thất thoát này cuối cùng vẫn được tính vào mức tăng GDP. Vụ án ở PMU 18, với số tiền sau khi điều tra lên tới hàng chục triệu USD, chắc chắn trong năm 2005 và những năm trước đó ngành giao thông vận tải cũng tính vào GDP của ngành và sau đó các cơ quan thống kê sẽ tổng hợp để cộng vào tốc độ tăng GDP của cả nước. Không những thế, ngoài vấn đề thất
thoát, tham nhũng, các yếu tố đầu tư không hiệu quả vẫn được tính vào GDP (quy hoạch treo, đầu tư dàn trải). Cầu Văn Thánh 2 hay một số dự án nhà máy giấy là ví dụ. Chỉ riêng dự án cầu Văn Thánh 2 sửa đi, sửa lại, thiệt hại không biết bao nhiêu về kinh tế; nhưng khi “bơm” số tiền cho công tác phục hồi, sửa chữa vẫn phải tính, đấy là số tiền chi cho đầu tư!
Rõ ràng, dù tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức tương đối cao, nhưng phải thừa nhận một điều trong nội tại nền kinh tế đang có vấn đề: Yếu tố nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn và công tác đầu tư không hiệu quả, thất thoát trong đầu tư có dấu hiệu gia tăng, chiếm tỷ lệ khá lớn trong GDP (xét dưới góc độ vốn cho đầu tư).