Cân bằng thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà Vinh (Trang 48 - 49)

Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ của nó đã cung ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi mức lãi suất i (với giả định rằng giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa i cũng chính là lãi suất thực tế của nó). Đường cầu về tiền là đường dốc nghiêng đi xuống, biến thiên giảm theo lãi suất.

Hình 5.3 cân bằng của thị trường tiền

Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định lãi suất cân bằng gọi là lãi suất thị trường. Đó là giao điểm E (xem hình 5.3)

Hình trên cho biết:

- E là điểm cân bằng của thị trường tiền - Tại mức lãi suất cân bằng i0, mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền.

Ở mức lãi suất thấp hơn i0 sẽ có mức dư cung trái phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy lãi suất thị trường lên tới i0.

MS E LP M I0 I Lãi su t

Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ.

Khi ngân hàng Trung ương tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ M0 sang M1 và lãi suất cân bằng sẽ từ i0 lên i1 (xem hình 5.4)

Hình 5.4 cho biết: Giảm cung tiền từ M0 đến M1 dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền do mức cung tiền giảm đi.

Khi thu nhập thực tế (GNP) tăng lên, nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi suất, lợi ích cận biên của việc gửi tiền tăng lên và làm tăng mức cầu tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ LP0 đến LP1. Với mức cung tiền M1, lãi suất cân bằng sẽ chuyển từ i1 đến i2 điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ sẽ là E”.

Việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô thật không đơn giản. Có hai cách kiểm soát, hoặc là kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách đều gặp những khó khăn nhất định như khi kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì vấp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền và sự dịch chuyển của nó…Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi suất tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà Vinh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)