CHU KỲ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà Vinh (Trang 61 - 62)

Sau khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu, một loạt câu hỏi đặt ra: Vậy những biến động trong những tổng cung, tổng cầu sẽ gây ra các chu kỳ kinh doanh như thế nào? Yếu tố nào - tổng cung – hay tổng cầu là nguyên nhân chính gây nên những chu kỳ kinh doanh?

Các sự kiện kinh tế thế giới từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 đã khiến các nhà kinh tế tin rằng, phần lớn các chu kỳ kinh tế phát sinh do có sự thay đổi trong mức tổng cầu.

Thực ra, nguyên nhân gây nên chu kỳ kinh doanh còn phức tạp hơn nhiều. Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh thường phân chia các nhân tố gây nên chu kỳ làm hai loại:

- Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế - Các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế

Các nhân tố bên ngoài (chính trị, thời tiết, dân số,…) gây nên những cơn sốc ban đầu. Những cơn sốc này, sau đó được truyền vào nền kinh tế. Các yếu tố bên trong - vốn chứa đựng những cơ chế đẻ ra chu kỳ kinh doanh - phản ứng lại và khuyếch đại thành những chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại.

Một trong những cơ chế gây nên chu kỳ kinh doanh là tác động qua lại giữa số nhân của Keynes và nhân tố gia tốc.

Nhân tố gia tốc là một thuyết nói về các nguyên nhân quyết định đầu tư - một nhân tố chi phối các chu kỳ kinh doanh. Theo thuyết đó, ngoài những nhân tố tác động đến đầu tư đã nêu trong chương 4, việc tăng vốn, tăng đầu tư còn xảy ra khi sản lượng tăng. Hơn nữa, sản lượng phải liên tục tăng cùng nhịp độ mới đảm bảo vốn đầu tư không đổi. Kết quả là, khi sản lượng ngừng tăng, thì đầu tư ròng (đầu tư tăng thêm vốn tư bản) sẽ giảm đến số 0 và tổng đầu tư chỉ bằng đầu tư để duy trì năng lực sản xuất hiện có. Ngược lại , khi sản lượng giảm, đầu tư sẽ giảm xuống dưới 0 trong thời gian dài. Thậm chí doanh nghiệp có thể bán cả máy móc và không cần thay thế chúng. Cơ chế phối hợp nhân tố gia tốc và mô hình số nhân có thể mô tả tóm tắt như sau:

Đầu tư tăng Æ Sản lượng tăng (theo mô hình số nhân) Æ Đầu tư tăng (theo nhân tố gia tốc) Æ Sản lượng tăng…đạt đỉnh chu kỳ

Tiếp đến:

Sản lượng ngừng tăng Æ đầu tư giảm (theo nhân tố gia tốc) Æ sản lượng giảm (theo mô hình số nhân) Æ đầu tư giảm (theo nhân tố gia tốc) Æ sản lượng giảm…chạm đáy chu kỳ.

Tiếp đến đầu tư tăng lên và thời kỳ khôi phục lại bắt đầu.

Mô hình phân tích chu kỳ kinh doanh đơn giản trên đây cần được bổ sung thêm bằng những đặc trưng thực tế khác của nền kinh tế hiện đại như thị trường tài chính, lạm phát…khiến các phân tích trở nên đầy đủ hơn.

Nghiên cứu các chu kỳ kinh doanh có một ứng dụng thực tế quan trọng. Đó là việc đề ra những chính sách ổn định kinh tế, chống lại những dao động không mong muốn của nền kinh tế. Cũng cần thấy rằng, nhiều nước đang phát triển đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển và tăng trưởng kinh tế, giảm nhẹ và loại trừ hẳn chu kỳ kinh doanh trong đời sống kinh tế của họ.

™ Câu hỏi củng cố:

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà Vinh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)