Cƣơng chính của một số loại mục

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 94 - 119)

8. Bố cục của luận văn

3.3.4.2. cƣơng chính của một số loại mục

1/ Lọại mục về văn hóa ẩm thực: Ví dụ: Khâu nhục (Tày), Hém pia (Tày), Bánh Khảo (Tày); Nem (Kinh), Phở (Kinh), Mèn mén ( Nùng)... Các nội dung:

- Tên đầu mục (tên món ăn) - Hoàn cảnh sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cách thức chế biến, yêu cầu món ăn, cách trình bày - Cách thuởng thức, món ăn kèm

- Ý nghĩa của món ăn trong đời sống văn hóa cộng đồng - Ảnh (về món ăn)

2/ Loại mục về tục lệ. Ví dụ: Lễ chia của (mắng sấy; Lô Lô); ăn hỏi (kin tháp; Tày); săn bắn (tức thấu; Tày); lễ cúng bản (gà ma thú; Hà Nhì); Cấp sắc (Dao);

Khâm liệm (Kinh); Động thổ (Kinh); Xông đất (Kinh) các nội dung: - Tên đầu mục: tên tục lệ

- Tính chất, thời gian và địa điểm phát sinh

- Những ngƣời đã hoặc đang làm theo tục lệ, khái quát về cộng đồng, dân tộc có tục lệ. - Miêu tả tục lệ (ngƣời tham gia, thời gian, không gian tổ chức, ngƣời chủ trì, trang phục của ngƣời tham gia, các nghi lễ, lễ vật, trình tự tiến hành tục lệ...)

- Tác dụng và ảnh hƣởng đối với văn hóa cộng đồng.

3/ Loại mục về trang phục. Ví dụ: Áo Chàm (Tày, Nùng); Áo tứ thân (Kinh);

Quần chẹt (Dao); Áo cánh ngắn (Thái); Khăn piêu (Thái); Côống pin (Bố Y)...Các nội dung:

- Tên đầu mục (tên trang phục)

- Dân tộc, tầng lớp, vùng miền sử dụng trang phục

- Đặc điểm trang phục: (chất liệu, màu sắc, cách thiết kế, họa tiết, hoa văn trang trí, cách thức mặc trang phục và các phụ kiện đi kèm theo trang phục, cách trang điểm phù hợp khi mặc trang phục...)

- Ý nghĩa của trang phục trong đời sống văn hóa cộng đồng - Ảnh về trang phục của dân tộc đƣợc nói đến

4/ Loại mục về địa danh văn hóa. Ví dụ: Minh Đức (làng nghề); Đông Hồ (làng nghề); Nội Lễ (làng nghề)... Các nội dung:

- Tên đầu mục: địa danh - Tên gọi khác

- Địa điểm, lịch sử hình thành, phát triển của địa danh

- Mô tả sản phẩm, giá trị văn hóa gắn với địa danh (làng nghề, di tích, danh lam, thắng cảnh, các sản vật, văn hóa tâm linh, văn hóa vật chất...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhân vật, sự kiện, sự tích liên quan đến địa danh - Tác dụng và ảnh huởng đối với cộng đồng

5/ Loại mục về nhân vật hoặc các nhân thần (nhân vật huyền thoại), nhiên thần (thần

linh)…. Ví dụ: Nông Trí Cao (Tày); Quốc Mẫu Thánh Âm (Tày); Then (Thái); Bioóc

(Tày); Giàng (Yang; Ê đê, Ba na, Cơ ho, Mnông), Pô Nagar (Chăm)… Các nội dung: - Tên đầu mục: tên (hoặc các tên) của ngƣời đƣợc nói đến

- Năm sinh, năm mất; nơi sinh, nơi mất (nếu có)

- Giới thiệu tóm tắt về nhân thân hoặc các tình tiết có liên quan, trong văn hóa cộng đồng.

- Ảnh hƣởng đối với đời sống hoặc văn hóa cộng đồng dân tộc (có thể có sự đánh giá của cộng đồng hoặc của ngƣời khác)

- Các danh hiệu hoặc sự tôn vinh (nếu có)

- Ảnh (của ngƣời đƣợc nói đến, hoặc ảnh nơi thờ cúng: đền, miếu…), có thể những sáng tạo của ngƣời đó, hoặc những gì có liên quan.

(Đối với các nhiên thần, nhân thần, có thể không đầy đủ các nội dung trên)

6/ Loại mục về lễ hội. Ví dụ: Tết nhảy(Nhiàng chầm đao; Dao); Tết thanh minh (Xính mình; Pà Thẻn); Hội Xên Mƣờng (Thái), Tết Katê (Chăm)… Các nội dung:

- Tên đầu mục: tên lễ hội

- Tính chất, thời gian và địa điểm phát sinh

- Ngƣời hoặc tổ chức phát động lễ hội, những ngƣời tham gia chính, khái quát về cộng đồng có lễ hội.

- Miêu tả: lễ và hội trong lễ hội

- Tác dụng và ảnh hƣởng đối với văn hóa cộng đồng (trƣớc đây, hiện nay)

7/ Loại mục về các công trình kiến trúc. Ví dụ: Chùa Khơmer (Chăm); Đình làng (Kinh); Nhà sàn (Tày), Nhà trình tuờng (Mông, Hà Nhì); Nhà đất (Mông); Nhà rông (các dân tộc ở Tây Nguyên)..

- Tên đầu mục: Tên công trình kiến trúc

- Tên gọi khác, các công trình kiến trúc khác cùng nằm trong hệ thống với công trình đang đƣợc nói đến, các công trình có điểm giống nhau về cách thiết kế...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ngƣời (nhóm nghệ nhân) xây dựng

- Mô tả công trình: Đặc điểm về cách thiết kế, họa tiết trang trí, màu sắc, hình dáng, diện tích, khuôn viên, cách bày trí bên trong...

- Hiện trạng công trình, quá trình trình tu bổ, sửa sang.... - Nhân vật, sự kiện, sự tích có liên quan đến công trình

- Tác dụng và ảnh hƣởng đối với văn hóa cộng đồng (trƣớc đây, hiện nay)

8/ Loại mục về các hình thức văn nghệ dân gian; các tác phẩm tiêu biểu cho văn

hóa cộng đồng. Ví dụ: mo (Mƣờng); sử thi (Thái, Mnông, Mƣờng…); hát cấp sắc (Dao); hát đám ma (gâux tuôs; Hmông); hát mời rƣợu (khắp lẩu; Thái); hạn khuống (Thái); hát vui xuân(lƣợn hỉn chiêng; Tày); Hà Nhì mí trạ (Hà Nhì) … Các nội dung:

- Tên đầu mục: tên hình thức văn nghệ dân gian hoặc tác phẩm - Tính chất, thời gian và địa điểm phát sinh, sáng tác

- Ngƣời hoặc tổ chức thực hiện hoặc tác giả; những ngƣời tham gia chính (hoặc biểu diễn). Khái quát về cộng đồng có lễ hội.

- Miêu tả hình thức và/ hoặc lƣợc thuật nội dung kiểu loại, tác phẩm văn nghệ dân gian.

- Tác dụng và ảnh hƣởng đối với văn hóa cộng đồng.

9/ Loại mục về ngành nghề truyền thống. Ví dụ : Nghề làm quạt; Nghề đúc đồng ; Nghề rèn ; Nghề đóng thuyền; Nghề chạm khắc và chế tác đá; Nghề dệt....Các nội dung tri thức :

- Tên đầu mục : Tên ngành nghề

- Tính chất, thời gian, địa điểm phát sinh - Tên cộng đồng có ngành nghề

- Những ngƣời đã và đang thực hiện ngành nghề

- Miêu tả ngành nghề (Nguyên liệu, quy trình chế tác, sản xuất, cách thức làm riêng của làng nghề)

- Miêu tả sản phẩm của làng nghề (mầu sắc, họa tiết trang trí, công dụng, chức năng, cách thức sử dụng và bảo quản..)

- Tác dụng và ảnh huởng tới văn hóa cộng đồng - Ảnh về làng nghề hoặc sản phẩm của làng nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

10/ Loại mục về ngôn ngữ. Ví dụ: ngôn ngữ của dân tộc Tày, La Chí, Dao, Lô

Lô, Thái, La Chí, Pu Péo, Pu Péo, Hà Nhì, Thẻn, Lự, Ngái, Co, Xơ đăng… Các nội dung tri thức:

- Tên gọi ngôn ngữ (hoặc các ngôn ngữ) đƣợc dân tộc sử dụng. Các biến thể của tên gọi

- Thuộc ngữ hệ, chi, nhánh, nhóm...

- Các ngôn ngữ có quan hệ cội nguồn và láng giềng gần gũi

- Một số đặc điểm về cấu trúc ngôn ngữ (hoặc các ngôn ngữ): ngữ âm-âm vị học; từ vựng; ngữ pháp…

- Tình hình phƣơng ngữ, thổ ngữ

- Tình hình chữ viết: tự dạng; lịch sử ra đời; tình hình sử dụng

- Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng: phạm vi giao tiếp, các hình thức

sử dụng ngôn ngữ, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ trong lịch sử và hiện nay, tình trạng đa ngữ…

- Ngôn ngữ trong giáo dục và văn hóa thông tin hiện nay ở vùng dân tộc sử dụng ngôn ngữ (với tƣ cách tiếng mẹ đẻ).

11/ Loại mục về các ấn phẩm văn hóa và các tác phẩm tiêu biểu cho các lĩnh vực

thuộc văn hóa cổ truyền Việt Nam. Ví dụ : Đẻ đất đẻ nƣớc (Mƣờng); Đam săn (Ê đê)

Khảm hải (Tày); Nhân Lăng (Tày); Nam quốc phƣơng ngôn tục ngữ bị lục (Kinh).. - Tên đầu mục: tên ấn phẩm hoặc tác phẩm

- Tên tác giả, ngƣời biên soạn ( tổng biên tập, chủ biên...) - Tính chất, thời gian, địa điểm công bố

- Bối cảnh công bố

- Thể loại, nội dung cơ bản, khuynh hƣớng nghệ thuật, tƣ tuởng cốt lõi, thể thơ... - Tác dụng, ảnh hƣởng tới văn hóa

- Minh họa

- Thƣ mục tham khảo

12/ Loại mục về danh nhân, các nhân vật có liên quan đến văn hóa Việt Nam

Ví dụ : Đào Duy Từ, Trần Nhân Tông, Lƣu Xuân Tín, Phạm Quốc Tài... - Tên đầu mục : tên (hoặc các tên) của ngƣời đƣợc nói đến ;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Năm sinh, năm mất ; nơi sinh, nơi mất - Giới thiệu tóm tắt về thân nhân

- Thành tựu và cống hiến đối với văn hóa cộng đồng (có thể có sự đánh giá của ngƣời khác hoặc của ngƣời biên soạn)

- Các danh hiệu (nếu có)

- Ảnh (của ngƣời đƣợc nói đến), có thể những sáng tạo của ngƣời đó, hoặc những gì có liên quan ;

- Thƣ mục tham khảo.

13/ Loại mục về di tích. Ví dụ: Chùa Khơmer; Đền Âu Cơ; Nghè; Đền thờ An Duơng Vuơng; Chùa Hƣơng tích ...

- Tên đầu mục : tên di tích

- Đƣợc nhà nƣớc hay tổ chức (quốc tế, trong nƣớc) nào công nhận là di sản văn hóa, khi nào (nếu đƣợc công nhận)

- Phạm vi thời gian, không gian tồn tại - Miêu tả di tích

- Sự phát sinh và quá trình biến đổi, phát triển của di tích - Mối quan hệ (nếu có) với các di sản văn hóa khác

- Các ý kiến trƣớc đây và hiện nay về di tích. Những vấn đề đặt ra và triển vọng - Lích sử nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù đối với di tích

- Tác dụng và ảnh hƣởng đối với văn hóa cộng đồng - Minh họa : ảnh di tích

- Thƣ mục tham khảo

14/ Loại mục về thƣ viện, bảo tàng, nhà xuất bản, tổ chức...

- Tên đầu mục : tên thƣ viện, bảo tàng, nhà xuất bản, tổ chức...

- Trụ sở hiện nay ; thời gian thành lập ; sơ lƣợc lịch sử từ khi thành lập ; những ngƣời lãnh đạo chủ chốt

- Tổ chức nội bộ và các hoạt động chính

- Tác dụng và ảnh hƣởng đối với văn hóa cộng đồng - Minh họa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15/ Loại mục mang tính tổng hợp về văn hóa và các thành tố trong văn hóa

Việt Nam. Ví dụ : Lễ hội, văn học dân gian, tín nguỡng dân gian, tầng văn hóa... nội dung gồm:

- Định nghĩa và khái niệm cơ bản, vị trí của ngành học hoặc phân ngành trong hệ thống khoa học chung, mục đích và nhiệm vụ, phạm vi và đối tƣợng chính, phƣơng pháp nghiên cứu

- Khởi nguồn, quá trình phát triển và hiện trạng của ngành hoặc phân ngành - Nội dung chủ yếu của ngành hoặc phân ngành (chi tiết hơn về phạm vi và đối tƣợng)

- Mối quan hệ với các ngành hoặc phân ngành gần gũi khác - Tác dụng và ảnh hƣởng đối với văn hóa cộng đồng

- Những vấn đề đang dặt ra hiện nay. Yêu cầu và những triển vọng phát triển - Minh họa (bằng ngôn ngữ hoặc hình ảnh)

- Thƣ mục tham khảo.

16/ Loại mục về khái niệm trong văn hóa học

- Tên đầu mục: khái niệm - Nguồn gốc khái niệm

- Định nghĩa theo cách tƣờng giải khái niệm (có thể trình bày cả thuật ngữ quốc tế những quan niệm khác nhau về khái niệm)

- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm

- Mối quan hệ với các khái niệm khác gần gũi (trong văn hóa học) - Việc sử dụng khái niệm đang nói đến trong văn hóa học

- Minh họa

- Thƣ mục tham khảo.

17/ Loại mục về các sự kiện văn hóa đáng ghi nhớ

- Tên đầu mục: sự kiện

- Tính chất, thời gian và địa điểm phát sinh

- Ngƣời hoặc tổ chức đã phát động sự kiện ; những ngƣời tham gia chính - Bối cảnh lịch sử và quá trình xảy ra sự kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Minh họa

- Thƣ mục tham khảo.

Ngoài ra, có thể còn các loại mục khác, ví dụ về: không gian và thời gian tâm linh; biểu tƣợng văn hóa; điềm báo; trò chơi dân gian; âm nhạc; sân khấu; tín ngƣỡng tôn giáo; nghệ thuật tạo hình, quan niệm dân gian…

3.4. Tiểu kết

- Từ điển văn hóa truyền thống dân tộc Tày là công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền dân tộc Tày xuất bản từ năm 1996. Công trình đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong việc phản ánh bức tranh văn hóa Tày phong phú đặc sắc. Song bên cạnh đó do các tác giả biên soạn chỉ là những nhà nghiên cứu văn hóa, chƣa tìm hiểu kĩ về kĩ thuật biên soạn, chủ yếu dựa trên cơ sở ngữ cảm và tri thức chủ quan nên công trình còn một số hạn chế nhất định. Cuốn từ điển cần đƣợc bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của độc giả.

Từ điển văn hóa phong tục cổ truyền Việt Nam xuất bản trong thời gian gần đây, các tác giả đã có điều kiện học tập kinh nghiệm biên soạn và vốn tri thức từ các công trính bách khóa về văn hóa trƣớc đó, nên tránh đƣợc một số hạn chế nhất định. Đây là công trình đƣợc biên soạn khoa học, nghiêm túc, đồng thời là tài liệu hữu ích để tìm hiểu về văn hóa cổ truyền Việt Nam.

- Tìm hiểu những nét khái quát về những đặc trƣng riêng biệt, các vùng văn hóa, các thành tố cơ bản của văn hóa Việt Nam có ý nghĩa thiết thực trong việc biên soạn các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số. Những hiểu biết ấy, sẽ giúp cho việc xác định phạm vi, các thành tố văn hóa trong xây dựng cấu trúc bảng đầu mục, đồng thời có những tri thức khoa học, chính xác, phong phú trong việc hình thành cấu trúc vi mô của mỗi mục.

- Việc tìm hiểu về cấu trúc chung của các công trình bách khoa về văn hóa về văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số cho thấy loại công trình bách khoa này có những đặc thù riêng khi biên soạn, bởi vậy cần hình dung đƣợc nguyên tắc biên soạn, các loại công trình bách khoa văn hóa cổ truyền, cấu công trình, đặc tính của các mục. Mỗi mục có đặc tính riêng vì vậy cần đƣợc biên soạn theo các quy tắc và thể lệ riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

1. Khi tìm hiểu về cách biên soạn một công trình bách khoa về văn hóa cổ

truyền các dân tộc Việt Nam, việc xác định cơ sở lí thuyết về từ điển học và công trình bách khoa và văn hóa học là rất cần thiết. Đó là các khái niệm chung, sự phân loại các công trình bách khoa, cấu trúc vi mô và vĩ mô… Những lí luận này giúp cho việc khảo sát cấu trúc hai cuốn từ điển là đối tuợng nghiên cứu chính của luận văn, đồng thời hƣớng đến đề xuất về cấu trúc của một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam.

2. Cuốn Từ điển Văn hóa cổ truyền dân tộc Tày với hệ thống các mục đã phản ánh những đặc trƣng cơ bản của bức tranh văn hóa Tày phong phú, đặc sắc. Tuy nhiên, còn có không ít những yếu tố của văn hóa Tày chƣa đƣợc thu thập: ngành nghề truyền thống, danh nhân văn hóa, các sự kiện văn hóa, đồ dùng, công cụ lao động, công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật... Đó là kết quả của việc xác lập bảng đầu mục thuần túy kinh nghiệm, chủ yếu dựa vào ngữ cảm của tác giả ít dựa vào các tri thức khoa học.

Các loại tri thức trong cấu trúc vi mô của mỗi loại mục khá phong phú, cung cấp những tri thức cơ bản trong chủ đề nêu ở đầu mục. Tuy nhiên, có những mục trong đó các tri thức không nhất quán với chủ đề đƣợc nêu trong đầu mục Cách giải nghĩa của các đầu mục còn nhiều chỗ rƣờm rà, không nhất quán về cách giải thích… Điều đó gây khó khăn trong việc tìm hiểu văn hóa Tày đối với những ngƣời không phải là ngƣời dân tộc Tày.

3. Cuốn “Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt nam” gồm hơn 2000 mục đƣợc sắp xếp theo thứ tự abc của chữ cái đầu mục. Hệ thống các mục phản ánh toàn diện các lĩnh vực của văn hóa cổ truyền của chung các dân tộc Việt Nam (cả văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở những vùng miền khác nhau). Các mục đƣợc lựa chọn đƣa vào bảng đầu mục đã phản ánh đƣợc bức tranh văn hóa đa sắc màu, gắn liền với hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của con ngƣời Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 94 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)