Cách thức tổ chức các yếu tố trong cấu trúc vi mô

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 50 - 119)

8. Bố cục của luận văn

2.1.2.3. Cách thức tổ chức các yếu tố trong cấu trúc vi mô

Các tri thức trong cấu trúc vi mô của mỗi mục đƣợc tổ chức trong hình thức tổng thể của công trình. Mặt khác, mỗi mục có thể đƣợc xem là một văn bản độc lập tƣơng đối, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và sử dụng các phép liên kết hình thức trong văn bản. Điều đó đƣợc thể hiện:

- Sự thống nhất về nội dung: Đề tài đƣợc nêu ra trong mỗi mục đƣợc triển khai đầy đủ, mạch lạc trong mục. Các tri thức trong kết cấu vi mô đều cùng tập trung cung cấp những hiểu biết về chủ đề đƣợc đƣa ra ở đầu mục.

- Các phần, các đoạn, các câu và từ ngữ trong một mục đƣợc tổ chức sắp xếp theo một trình tự hợp lí (trình tự thời gian, không gian, hay trình tự lôgic)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ: 39.KHÂU NHỤC (s.h)

Là món ăn sang trọng trong ngày cƣới. Thịt lợn ba chỉ nấu chín, vớt ra để nguội. Ngƣời ta dùng kim chân khắp mặt da bì rồi xoa nƣớc xì dầu và dùng tay vỗ nhẹ cho xì dầu ngấm đều [...]. Khi chuẩn bị lên mâm, họ úp bát thịt này sang một đĩa khác, để lộ phần bì vàng lên, trong bát thịt vang ƣơm thiệt ngon mắt...[2, tr.43]

Mục Khâu Nhục gồm có 8 yếu tố tri thức trong kết cấu vi mô. Các tri thức này đề tập trung cung cấp những hiểu biết về món ăn Khâu nhục của ngƣời Tày, từ nguyên liệu chế biến, cách thức chế bến, cách trình bày...cho đến sự đánh giá.

Các phép liên kết đƣợc sử dụng trong công trình nhằm đảm bảo tính thống nhất về nội dung và sử dụng các phép liên kết hình thức để liên kết văn bản. Trong “Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày”, có thể thấy các phép liên kết chủ yếu:

Phép nối A r B, trong đó r là yếu tố nối, đƣợc thể hiện bằng từ “ là”, trong các

cụm từ “nghĩa là”, “ có nghĩa là”, “ còn gọi là”. “ Còn gọi là” Đây là phép liên kết đặc trƣng nổi bật của cuốn “Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày”- loại từ điển song ngữ. Việc sử dụng phép nối với các liên từ kể trên là để giải thích tên đầu mục bằng tiếng Tày sang tiếng Việt.

Ví dụ: 8.CHIÊNG (p.t)

Tiếng Tày có nghĩa là tháng riêng...[2, tr.25] Phép lặp: là phép lặp ngữ pháp, lặp từ vựng.

Lặp ngữ pháp nhƣ là một phƣơng tiện liên kết văn bản từ điển là sự nhắc lại đặc trƣng về chức năng ngữ pháp của đầu mục trong cấu trúc vi mô. Trƣớc hết đó là sự tƣơng đƣơng về mặt từ loại của đầu mục và loại tri thức đầu tiên trong kết cấu vi mô là giải thích khái quát tên đầu mục, không kể đó là từ hay tổ hợp từ.

Ví dụ: 37.KHAY CHOONG (c.b)

Là lễ khai chuông, lễ mừng đầu năm mới của thầy cúng...[2, tr.42]

Phép lặp ngữ pháp thể hiện ở các cấu trúc xác lập quan hệ đồng nhất, quan hệ biểu đạt và quan hệ tồn tại giữa đầu mục với các yếu tố trong cấu trúc vi mô, khiến cho các yếu tố này có quan hệ ngang cấp với nhau, mặc dù xét về giá trị thông tin thì nó không ngay bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cuốn “Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày” chủ yếu sử dụng phép lặp từ

vựng trong văn bản. Tên đầu mục đƣợc lặp lại trong mục thƣờng đƣợc trình bày bằng hình thức chữ nghiêng. Đó là sự lặp lại tên đầu mục trong một số loại tri thức trong cấu trúc vi mô với vai trò nhƣ là phần nêu trong cấu trúc vi mô của mục.

Ví dụ: 40.KHẨU LAM (s.h)

Là thứ bánh làm bằng gạo nếp lam chín trong ống tre non.

Tháng mƣời âm lịch, phấn khởi có gạo nếp mới, ngƣời Tày có tập quán làm khẩu lam để mừng mùa vụ đã thu hoạch xong. Việc làm bánh khẩu lam không ấn định ngày thống nhất [...]..

Muốn làm bánh khẩu lam thơm ngon, ngƣời ta phải chọn cây tre non [...]... Bánh khẩu lam làm đơn giản nhƣng thơm ngon và đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích.

[2, tr.44]

Sự lặp lại trong một số mục chỉ ở một bộ phận của đầu mục (đối với mục là từ ghép, tổ hợp)

Ví dụ: KHẨU NUA BÁI MÁC KHẨU (s.h)

Mác Khẩu là quả gấc, quả gấc là loại quả cũng chín vào dịp tháng 8 âm lịch [...]để có thêm nhiều món ăn vào ngày tết Khẩu mấƣ ngƣời ta làm món Khẩu nua bái mác khẩu...[2, tr.48]

Từ Mác khẩu trong văn bài là sự lặp lại một bộ phận trong tổ hợp danh từ khẩu nua bái mác khẩu ở tên đầu mục.

Do các văn bài trong cuốn từ điển thƣờng có dung lƣợng dài, cung cấp phong phú các loại tri thức cho đầu mục, đồng thời mỗi mục lại đƣợc cấu tạo bằng nhiều đoạn nên việc sử dụng phép lặp từ (tên đầu mục), tạo đƣợc sự liên kết logic các tri thức trong cấu trúc vi mô.

Phép thế: đƣợc sử dụng khi cần thay thế tên đầu mục bằng những cách khác.

Ví dụ: PHA UY (đền) [...]

Đền ở địa phận Đồng Đăng, châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn.

Đền thờ sơn Thần, ngày xƣa các sứ thần đi qua đây đều vào làm lễ yết cáo…[2, tr.133]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Cấu trúc cuốn "Từ điển văn hóa phong tục, cổ truyền Việt Nam" của Nguyễn Nhƣ Ý và Chu Nhƣ

2.2.1. Cấu trúc vĩ mô

2.2.1.1. Kết cấu chung của công trình

Phần mở đầu: Mở đầu cuốn từ điển, có "Lời nhà xuất bản" giới thiệu về cuốn "Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam": cuốn sách này nằm trong tủ sách mới có tên gọi là từ điển và sách tra cứu giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục.

"Lời nói đầu" của nhóm tác giả giới thiệu về huớng tiếp cận về văn hóa cổ truyền Việt Nam, xác định các chủ để tri thức nhƣ công cụ sản xuất, phong tục, tập quán, lễ hội, âm nhạc, ẩm thực...

Phần chính:

Gồm hơn 2000 mục, giới thiệu các khái niệm, các sự vật hiện tƣợng gắn với sinh hoạt vật chất và tinh thần của con ngƣời Việt Nam trong tiến trình lịch sử và phát triển, các yếu tố thuộc văn hóa vật thể và phi vật thể do các cộng đồng ngƣời sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam sáng tạo và giữ gìn.

Các mục đƣợc sắp xếp theo thứ tự abc của chữ cái đầu mục.

Phần cuối: Mục lục, tài liệu tham khảo 2.2.1.2. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô

Kết quả khảo sát hơn 2000 mục trong cuốn từ điển nhƣ sau:

Bảng 2.4. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô

Stt Loại mục Ví dụ

1 Âm nhạc

- Các loại hình âm nhạc - Các tác phẩm âm nhạc - Nhạc cụ

- Hò, Quan họ, Hát xoan, Hát then, Cải luơng...

Nam ai, Nữ tƣớng xuất quân, Nam ai, Ví... - Sáo dọc, Trống bồng, Tính tẩu, Đàn bầu...

2 Ẩm thực

- Món ăn - Đồ uống

- Cách thức chế biến

- Nem, Nuộm, Gỏi, Ruốc, Xôi vò, Xôi cẩm.... - Rƣợu, Nƣớc vối, Nƣớc chè nặm, Tào phớ... - Xào, Kho, Muối...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Stt Loại mục Ví dụ

4 Địa danh - Đông Hồ, Tây Phƣơng, Hàng trống...

5 Danh nhân và nhân vật nổi

bật liên quan đến văn hóa

- Đào Duy Từ, Nguyễn Kim, Đức thánh Khổng, Đức Thánh Trần... 6 Đồ vật - Đồ thờ cúng, vật lễ - Công cụ lao động - Đồ dùng sinh hoạt - Đồ trang sức

- Bệ thờ, Phƣớn, Mân ngũ quả, Bát cơm quả trứng

- Cuốc, Liềm, Néo lúa, Thuổng, Dao, Cày... - Thƣớc mực, Nồi bầu, Pên, Nồi đất, Ấm sứ...

- Hoa tai, Kiềng, Xuyến...

7 Phong tục, tập quán - Rƣớc dâu, Sang tiểu, Ăn hỏi, Đốt vàng mã...

8 Trang phục - Áo bà ba, Khố, Quần ống sớ, Áo tứ thân...

9 Nghề thủ công, mỹ nghệ - Chạm gỗ, Đan nón, Nghề thêu, Nghề rèn...

10 - Tín ngƣỡng

- Trƣờng phái tôn giáo

- Tín ngƣỡng phồn thực, Thờ thổ công, Hầu bóng...

- Mật tông,Đại thừa, Trúc Lâm, Tiểu thừa...

11 Trò chơi dân gian - Mèo bắt chuột, Nhảy dây, Quay đĩa, Ô quan...

12 Tác phẩm nghệ thuật - Tác phẩm hội họa - Tác phẩm Mỹ thuật - Tác phẩm văn học - Tác phẩm múa Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật - Nhân vật văn học - Nhân vật sân khấu Các loại hình nghệ thuật - Các loại hình âm nhạc - Các loại hình sân khấu - Các thể loại văn học - Các loại hình dân vũ ...

- Tố nữ, Lợn Đàn,Tranh phong cảnh, Hứng dừa... - Cá chép hóa rồng, Song thọ, Đao hỏa..

- Công dƣ tiệp kí, Thạch sanh, Đẻ đất đẻ nƣớc... - Gà Lu, Hà vị...

- Cuội, Âu cơ, Nàng Xo...

- Lão Tiều, Tì Nữ, Vai tƣớng, Vai hề...

- Hát ví, Hát xoan, Hò...

- Tuồng, Chèo, Kịch, Trò diễn...

- Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Sử thi, Hịch... - Múa quạt, Múa Khơmer, Múa giáo...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Stt Loại mục Ví dụ

13 Biểu tƣợng văn hóa

Động vật Thực vật

- Rồng, Hạc, Nghê... - Bồ Đề, Mai, Cây Đào...

14 Lực lƣợng siêu nhiên -Ngọc Hoàng, Sơn thần, Tiên, Mẻ Boóc, Bụt...

15 Lễ hội - Trọi Trâu, Kỳ Yên, Lồng tồng...

16 Kiến Trúc

- Công trình kiến trúc - Các bộ phận trong công trình kiến trúc

-Tháp chùa, Đình làng, Gác Khánh, Nhà bia... - Bậu cửa, Vì kèo, Thanh đòn, Kẻ hiên, Kèo...

17 Các khái niệm

-Khái niệm mang tính tổng hợp văn hóa, thành tố văn hóa.

- Khái niệm trong âm nhạc - Khái niệm văn học - Khái niệm trong tôn giáo - Khái niệm định danh ngƣời...

- Văn hóa dân gian, Lễ hội, phong tục, văn học dân gian, Tầng văn hóa, Tín ngƣỡng dân gian...

- Thanh, Âm sắc, Bát âm...

- Khuyết danh, Truyền miệng, Dị bản... - Niết bàn, Kết hạ, Giới định tuệ...

- Dân ngụ cƣ, Dân chính cƣ, Nho sinh...

18 Ấn phẩm văn hoá - Kinh phật, Hoan Châu phong thổ, Thọ Mai gia

lễ, Tục ngữ phong giao...

19 Ngôn ngữ - chữ viết Chữ Hán, Chữ Nôm, Chữ quốc ngữ...

20 Yếu tố thiết chế xã hội cũ

- Chức tƣớc

- Đơn vị hành chính, đơn vị cƣ trú

- Học vị

- Đô đốc, Tránh Tổng, Phiên tuần, Lý truởng... - Tỉnh, Phủ, Làng, Phƣờng, Thôn, Xã...

- Tú tài, Tiến Sĩ, Hƣơng cống, Trạng nguyên...

21 Không gian tâm linh - Âm phủ, Địa Ngục, Địa gới...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống các mục thuộc 22 loại, gồm các yếu tố của văn hóa cổ truyền Việt Nam. Đó là các yếu tố nhƣ: Các sản phẩm vật chất, Các ngành nghề thủ công, Cách chế tác công cụ lao động, các phƣơng tiện đánh bắt chim, thú, Các vị tổ nghề; Cách thức riêng trong ăn mặc, cƣ trú; Các phong tục lễ nghi...

2.2.1.3. Cơ sở thiết lập và đặc điểm các mục

1/ Cơ sở thiết lập bảng đầu mục

- Dựa trên sự phân loại khoa học hiện đại đang phổ biến đối với các hình thái và

thành tố văn hóa Việt Nam. Từ sự phân loại này có đƣợc bảng phân loại mục gồm các tri thức chủ đề nhỏ hơn nhƣ phong tục, tập quán, ẩm thực, nghệ thuật kiến trúc, tín ngƣỡng...

- Dựa trên các tác phẩm văn học dân gian nhƣ truyện cổ tích, ca dao, câu đối... - Dựa trên các ấn phẩm đã công bố và các nguồn tƣ liệu có liên quan đến xác

định các mục có liên quan đến văn hóa Việt Nam nhƣ cuốn Từ điển Việt – Bồ Đào

Nha và Latinh, in 1651 tại nhà in giáo hội La mã.

2/ Đặc điểm các mục đƣợc lựa chọn

Từ điển văn hóa phong tục cổ truyền Việt Nam là một cuốn sách công cụ chuyên ngành dùng để tra cứu, cung cấp các tri thức cơ bản và nhiều mặt về văn hóa của Việt Nam, nên các mục có đặc tính chung nhƣ sau:

- Các đầu mục có hình thức là từ đơn (Nơm, Cuốc, Thôn, Tỉnh, trống ...) và cả những đơn vị trên từ nhƣ cụm danh từ (Tết nguyên đán, Mũ tai bèo, Nghề làm quạt...), Cụm động từ (Đặt lại tên, Đánh quay...); ngữ cố định (Đầu chày đít thớt, Thằng cu bố đĩ, Hai năm mƣơi...)

- Mỗi mục đƣợc xây dựng trên cơ sở phân loại các lĩnh vực tri thức (chủ đề tri thức) thuộc văn hóa theo các tiêu chí cụ thể: di tích, kiến trúc (Chùa Khơmer Nam Bộ, Miếu cô hồn, Điện...), nghệ thuật (hội họa: tranh Đạo cát, Tranh lịch sử), Các công cụ lao động (Cuốc bƣớm, Liềm), Đồ trang sức (Hoa tại, kiềng, ) hay văn hóa tinh thần nhƣ lễ hội (Hội chùa Dâu, Hội làng Hới...), phong tục, tậpquán ( Rƣớc gia tiên, Tảo mộ, Nhuộn răng...), Ngôn ngữ (Chữ Hán, Chữ Nôm...)...

- Mỗi mục là một khái niệm hoàn chỉnh hay một tiểu chủ đề tri thức độc lập về văn hóa cổ truyền. Chẳng hạn loại mục mang tính tổng hợp về văn hóa và các thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tố văn hóa nhƣ Tầng văn hóa, Tín ngƣỡng dân gian, Văn hóa dân gian...Đó là các khái niệm hoàn chỉnh, và độc lập.

- Các tri thức trong từng mục đều căn cứ trên các tri thức về văn hóa đƣợc đa số thức nhận hoặc kiểm chứng.

Ví dụ: Loại mục về các chức tƣớc trong thiết chế xã hội cũ.

PHÓ LÝ

Ngƣời giúp việc cho lí trƣởng, đƣợc làng bầu cùng dịp bầu lí trƣởng. Phó lý không có triện, và đƣợc giao việc phụ trách trật tự an tri an, việc thuế má, đê điều, tạp dịch trong nội bộ làng. [41, tr.277]

Các tri thức trong mục này căn cứ vào các tri thức về văn hóa đƣợc thừa nhận và kiểm chứng trong thực tế: chế độ phong kiến và các chức tƣớc trong bộ máy triều đình phong kiến Việt Nam.

2.2.1.4. Cách thức sắp xếp các mục trong từ điển

Các mục trong cuốn Từ điển văn hóa phong tục cổ truyền Việt Nam đƣợc sắp xếp theo cách thức duy nhất: theo chữ cái đầu mục.

Việc sắp xếp các đơn vị mục trong cuốn từ điển về chuyên ngành văn hóa có thể chọn cách sắp xếp theo chủ đề tri thức, các thành tố văn hóa cũng có những ƣu thế riêng nhƣng công việc đó đòi hỏi thời gian và công sức nên cách sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái nhƣ cuốn từ điển này là một trong những cách lựa chọn khả thi.

2.2.2. Cấu trúc vi mô

2.2.2.1. Các tri thức trong kết cấu vi mô của mỗi loại mục

a. Các tri thức trong mục về ẩm thực (các món ăn, đồ uống, cách thức chế

biến món ăn)

- Tên đầu mục

- Vùng miền, địa danh, cộng đồng dân tộc có món ăn, - Phân loại (món ăn mặn hay món ăn nhạt trong bữa ăn)

- Nguyên liệu chế biến, cách thức chế biến, yêu cầu món ăn, món ăn kèm, cách bày trí, cách thƣởng thức, cách bảo quản...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trích dẫn (miêu tả món ăn trong văn chuơng) - Ý nghĩa văn hóa

Ví dụ:NUỚC CHÈ TUƠI

Thứ nƣớc uống lâu đời của ngƣời Việt, phổ biến ở vùng đồng bằng bắc bộ, Bắc trung bộ. Lấy lá chè tƣơi đến độ sắp già rửa sạch, cho vào ấm tích, tráng nƣớc sôi một luợt, sau đó đổ nuớc thật sôi vào đun. Có thể thêm hoa cúc vàng hoặc hoa hòe [...] Uống nuớc chè từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của nhiều tỉnh Bắc bộ. [41, tr.266]

b. Các tri thức trong mục về âm nhạc * Loại mục về các loại hình âm nhạc

- Tên đầu mục - Tên gọi khác

- Mô tả lọại hình âm nhạc (thuộc loại hình âm nhạc, thời gian, không gian, cộng đồng dân tộc phát sinh, tính chất, ngƣời tham gia, nhạc cụ đuợc sử dụng, hình

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 50 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)