Cấu trúc vĩ mô (cấu trúc bảng đầu mục)

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 27 - 30)

8. Bố cục của luận văn

1.1.3.1. Cấu trúc vĩ mô (cấu trúc bảng đầu mục)

Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc bao gồm toàn thể các mục đƣợc sắp xếp trong từ điển theo một trật tự xác định, còn có thể gọi là cấu trúc tổng thể hay cấu trúc bảng đầu mục [38, tr.26].

Vấn đề đầu tiên cần phải quyết khi tiến hành biên soạn một quyển từ điển là lập bảng đầu mục. Đây là danh sách các mục, gồm những đơn vị ngôn ngữ là từ, nhƣng cũng có thể là lớn hơn từ hoặc nhỏ hơn từ, đƣợc tuyển chọn theo mục đích yêu cầu và yêu cầu, tính chất của cuốn từ điển và sắp xếp theo một trật tự nhất định thƣờng là trật tự chữ cái (Nếu là ngôn ngữ có chữ viết ghi âm bằng chữ cái) tạo thành một cấu trúc chặt chẽ. Đây là cấu trúc dọc suốt từ đầu đến cuối cuốn từ điển, nên gọi là cấu trúc vĩ mô (thuật ngữ của Rey- Debive (1971))

Khái nệm cấu trúc vĩ mô đi liền với khái niệm cấu trúc vi mô trong một công trình bách khoa. Cấu trúc đôi là đặc điểm nói chung, bao gồm cả từ điển ngôn ngữ, từ điển bách khoa, từ điển đơn ngữ và từ điển đa ngữ. Song nếu cấu trúc vĩ mô là không thể thiếu đƣợc trong bất kì cuốn từ điển nào thì, thì cấu trúc vi mô có thể vắng mặt ở một số từ điển đặc biệt, nhƣ từ điển vốn từ, từ điển chính tả. Lúc này thông tin của cuốn từ điển hàm chứa ngay trong cấu trúc vĩ mô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc xác định cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô trong từ điển chính là cái nhìn mới áp dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu từ điển.

Từ trƣớc đến nay, do nhiều lí do mà tổ chức trong cuốn từ điển thƣờng bị phi cấu trúc hóa.

Trƣớc hết, đó là sự cắt đoạn, biệt lập tƣơng đối của mỗi mục đối với những mục khác. Nhiều khi những yếu tố nằm trong lời giải thích của mục nào đó lại không có mặt trong bảng đầu mục; tức là thành phần của cấu trúc vi mô lại không nằm trong cấu trúc vĩ mô.

Thứ hai, do số lƣợng rất lớn của các mục đƣợc sắp xếp theo trật tự hình thức nào đó (thƣờng là theo abc) kéo dài dọc suốt quyển từ điển cho nên những mô tả về hình thức, về cấu tạo của các đơn vị, tính chất và mức độ khác nhau về phạm vi, sắc thái của các đơn vị... có thể thiếu nhất quán.

Cuối cùng, từ vựng của ngôn ngữ là một tập hợp mở, nó có số lƣợng đơn vị rất lớn và thƣờng xuyên biến động: những từ ngữ mới xuất hiện và những từ ngữ bị thải loại. Quan niệm về cấu trúc hóa bảng đầu mục ngữ của từ điển phải xuất phát từ đặc điểm trên. Không thể đòi hỏi tính cấu trúc trong bảng đầu mục thật rõ ràng nhƣ trong một hệ khép kín, chẳng hạn hệ thống âm vị, chỉ cần thay đổi một yếu tố là có thể tạo nên sự biến đổi trong cả hệ thống.

Cấu trúc bảng đầu mục là tập hợp chứa trong mình nhiều mối quan hệ của nhiều hệ thống nhỏ, nhiều nhóm nhỏ, chúng có thể đan xen lên nhau. Từng hệ thống nhỏ có mối quan hệ riêng, hoạt động theo những quy luật riêng.

Đặc điểm của cấu trúc vĩ mô:

Cấu trúc vĩ mô trong từ điển là một chỉnh thể nghiêm ngặt, điều này đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

- Mọi mục đều cần có vị trí thích đáng trong cấu trúc vĩ mô.

- Các bộ phận trong cấu trúc vĩ mô phải hình thành mối quan hệ hữu cơ.

- Về nguyên tắc, cấu trúc vĩ mô phải là một chỉnh thể, phải trả lời đƣợc mọi vấn đề xuất hiện trong cuốn từ điển đó. Đặc biệt cần lƣu ý tới hệ thống thuật ngữ chuyên môn, siêu ngôn ngữ mô tả.

Theo L.Zgusta, khi nghiên cứu cấu trúc bảng đầu mục ngƣời ta thƣờng quan tâm đến hai mặt: a) đặc tính của bảng đầu mục, b) số lƣợng các đơn vị, xét toàn bộ hay từng bộ phận cấu thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đặc tính của đơn vị trong bảng đầu mục:

Ngọai diên của đơn vị mục trong từ điển rộng hơn khái niệm từ trong ngữ pháp học. L.Zgusta cho rằng “đại đa số các mục trong từ điển sẽ là những đơn vị từ vựng” [42, tr.298]. Ông khẳng định cơ sở của đơn vị trong từ điển là từ và đơn vị nhiều từ, song cũng không thể bỏ qua những đơn vị nhỏ hơn từ, tức là những yếu tố tạo từ có sức sản sinh cao (L.Zgusta, 1971).

Nhìn đại thể đơn vị mục trong từ điển có đặc điểm sau:

a. Đơn vị mục trong từ điển là kí hiệu con chữ chứ không phải kí hiệu âm thanh. Bởi từ điển là sách tra cứu, sử dụng chủ yếu đơn vị của ngôn ngữ viết. Với ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính nhƣ tiếng Việt, tiếng Hán, ranh giới từ và ngữ không phải lúc nào cũng rõ ràng, việc xử lý đơn vị mục phức tạp hơn.

b. Đơn vị mục là từ ngữ đƣợc trừu tƣợng hóa trong ngôn ngữ, xuất hiện dƣới hình thức trừu tƣợng, không kèm theo những dấu hiệu ngữ pháp (nhƣ những biến đổi về số, giống, thời ở các ngôn ngữ Châu Âu).

c. Đơn vị mục đƣợc xác lập dựa vào thuộc tính ngữ nghĩa, chứ không đơn thuần vào ngữ pháp. Trong từ điển không phải cứ một kí hiệu con chữ sẽ trở thành một mục. Rất nhiều trƣờng hợp, cùng một kí hiệu con chữ xuất hiện trên hai mục. Đó là những đồng âm ngẫu nhiên hay đồng âm cùng gốc.

Lựa chọn mục (nội dung và số lƣợng):

Theo kinh nghiệm từ điển học của thế giới, cụ thể qua ý kiến của J. Rey Debore (1971), thì có thể dựa vào bốn nguồn tƣ liệu cung cấp mục sau:

- Tri thức và ngữ cảm của cá nhân nhà từ điển học

- Ngữ liệu ngôn ngữ học trong hội thoại và trong sách vở (tác phẩm văn học, báo chí, xuất bản phẩm...)

- Ngữ liệu siêu ngôn ngữ học trong từ điển hiện đại và những tác phẩm khảo sát về ngôn ngữ học.

- Từ điển bách khoa và các tài liệu chuyên ngành.

Việc xây dựng bảng đầu mục cho từ điển là việc làm hết sức phức tạp. Malkie cho rằng hiện nay chƣa có đƣợc một tiêu chuẩn chung về việc lựa chọn mục. Hơn nữa bảng đầu mục của mỗi loại lại phụ thuộc vào từng loại và mục đích của cuốn từ điển đó. Vấn đề càng đa dạng hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sắp xếp mục trong từ điển:

Chức năng của từ điển là sách công cụ dùng để tra cứu thông tin và học tập. Bởi vậy, một trong những vấn đề quan trọng của từ điển là cách sắp xếp các mục để đàm bảo tính tiện dụng. Từ điển rất đa dạng về kiểu loại, nên cách sắp xếp các mục cũng khác nhau. Về cơ bản có ba cách sắp xếp chính:

- Dùng tiêu chí hình thức có các cách sắp xếp sau:

+ Dựa theo thứ tự con chữ: Từ điển sắp xếp theo chữ cái đầu từ, theo chữ cái cuối từ, sắp xếp theo bộ , theo nét (trong tiếng Hán).

+ Dựa theo thứ tự âm thanh: Từ điển sắp xếp theo chữ cái phiên âm hoặc ký hiệu chú âm, dựa vào vần...

+ Theo thứ tự hình thức của các thành phân từ nguyên: Từ điển sắp xếp theo thân từ, nhóm ngôn ngữ.

+ Dùng tiêu chí ý nghĩa có các cách sắp xếp sau:

+ Theo phân loại ý nghĩa nội dung nhƣ các loại từ điển có phân khoa mục, từ điển phân loại.

+ Theo đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa.

+ Theo các loại nghĩa: nghĩa gốc, nghĩa phái sinh và các loại từ điển loại suy. + Theo hệ thống khái niệm nhƣ từ điển bách khoa.

Trong thực tế mỗi quyển từ điển đều chọn dùng một cách sắp xếp chính và những kiểu khác sắp xếp bổ sung.

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)