Kết cấu chung của công trình

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 37 - 38)

8. Bố cục của luận văn

2.1.1.1. Kết cấu chung của công trình

Cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày gồm 282 trang.

Mở đầu: Mở đầu cuốn từ điển là bài viết Lời nói đầu” của nhóm tác giả. Bài viết đã khẳng định cuốn từ điển có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu văn hóa các dân tộc “Có cuốn từ điển văn hóa dân tộc Tày trong tay, sẽ nhanh có những nhận thức khái quát nhất, tế nhị nhất về các dân tộc anh em, sẽ cảm thông nhau, biết về thuần phong mỹ tục, thói quen, sinh hoạt văn hóa... để tôn trọng nhau và nhanh chóng có thiện cảm, gần gũi nhau” [2, tr.5]. Đó cũng là mục đích của nhóm tác giả khi biên soạn công trình này. Đồng thời trong bài viết này, Các tác giả giới thiệu về lịch sử hình thành, vùng miền cƣ trú của dân tộc Tày, đƣa ra quan niệm về khái niệm văn hóa, văn hóa cổ truyền. Việc đƣa ra quan niệm về văn hóa cổ truyền giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc giới hạn thời gian, không gian, các bộ phận cấu thành của khái niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc Tày. Đồng thời “Lời nói đầu” cũng giới thiệu khái quát chung bố cục của cuốn từ điển.

Tiếp theo là "Danh mục tài liệu tham khảo cơ bản" và "Bảng chữ tắt".

Phần chính: Hệ thống các mục trong cấu trúc vĩ mô của cuốn từ điển trình bày

chia thành 3 phần (theo các chủ đề tri thức) (tổng số 309 mục). Các mục trong mỗi chủ đề lớn lại đƣợc sắp xếp theo thứ tự a, b, c...

Các chủ đề đó là:

Phần I: Phong tục, tập quán, sinh hoạt, lễ hội.. Phần II: Chùa chiền, đền, miếu

Phần III: Văn học, nghệ thuật và sự tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)