Khái quát về văn hóa các dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 81 - 119)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Khái quát về văn hóa các dân tộc Việt Nam

3.2.1. Một số đặc trưng cơ bản của văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam

Để đề xuất về cấu trúc của một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam, thì việc tìm hiểu về những nét khái quát về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam là điều cần thiết. Những tri thức ấy giúp cho việc xác định phạm vi, các thành tố văn hóa khi xây dựng bảng đầu mục, cũng nhƣ có những hiểu biết khoa học, chính xác khi biên soạn các tri thức trong cấu trúc vi mô.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Các dân tộc ở Việt Nam là: Kinh, Tày, Thái, Mƣờng, Khơ me, Hmông, Nùng, Hoa, Dao, Gia rai, Ê đê, Ba na, Sán Chay, Chăm, Cơ ho, Xơ đăng, Sán Dìu, Hrê, Ra glai, Mnông, Thổ, Xtiêng, Khơ mú, Bru – Vân Kiều, Cơ tu, Giáy, Ta ôi, Mạ, Giẻ - Triêng, Co, Chơ ro, Xinh mun, Hà Nhì, Chu ru, Lào, Kháng, La Chí, Phù Lá, La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cơ lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu.

Văn hóa Việt Nam là văn hóa thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa các tộc ngƣời, đƣợc thể hiện ở ba đặc trƣng chính:

Đặc trƣng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa thống nhất trong sự phong

phú, đa dạng. Ngƣời Kinh cùng 53 dân tộc anh em cùng có những điểm chung trong phong tục, nhiều sinh hoạt cộng đồng, có những lễ hội, những niềm tin bền vững tín ngƣỡng, sự khoan dung trong tƣ tƣởng giáo lí khác nhau của tôn giáo, có sự tinh tế và ẩn dụ trong ngôn ngữ của văn học nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đặc trƣng thứ hai: Sự khác nhau về nơi cƣ trú, khí hậu, dân cƣ và lịch sử đã

tạo ra những vùng văn hóa có những nét đặc trƣng riêng tại Việt Nam. Điều đó có thể chịu sự tác động đa dạng nhiều chiều: từ cái nôi của văn hóa ở đồng bằng sông Hồng của ngƣời Việt chủ đạo với văn hóa làng xã và văn minh lúa nƣớc, đến vùng núi cao với kinh tế nƣơng rẫy của các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc; từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời kì dựng nƣớc ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chămpa ở Nam Trung bộ ; từ vùng đất mới ở Nam bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc ngƣời Hoa, ngƣời Khơ me; từ vùng cao nguyên với những buôn làng còn lƣu giữ nhiều yếu tố của xã hội nguyên thủy của các dân tộc ở Tây Nguyên…

Đặc trƣng thứ ba: Việt Nam là một đất nƣớc với một lịch sử có hàng nghìn

năm của ngƣời Kinh kết hợp với những hội tụ lịch sử về sau này của các dân tộc khác. Trong suốt thời gian đó, vốn văn hóa bản địa của Việt Nam chịu những ảnh hƣởng khá sâu sắc từ bên ngoài. Với những ảnh hƣởng từ xa xƣa của Trung Quốc, Ấn Độ, và sau này là những ảnh hƣởng của Pháp từ thế kỉ 19, Mỹ từ thế kỉ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỉ 21, Việt Nam đã chịu những tiếp biến về văn hóa. Có những khía cạnh văn hóa không còn phù hợp với thời đại và dân tộc đã tiêu biến, nhiều yếu tố văn hóa truyền thống đƣợc giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Bên cạnh đó, có những khía cạnh văn hóa khác đƣợc bổ sung làm phong phú thêm bức tranh văn hóa Việt Nam, với cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực.

3.2.2. Các vùng văn hóa Việt Nam

Vùng văn hóa để chỉ một không gian có những tƣơng đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cƣ sinh sống..., ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, có những tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa các cộng đồng cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lƣu, ảnh hƣởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trƣng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cƣ dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác.

Văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 vùng sau (trong mỗi vùng lại chia thành các tiểu vùng).

3.2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc

Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Lào Cao, Sơn La, Yên Bái và một phần tỉnh Hòa Bình, hiện có hơn hai mƣơi tộc ngƣời cùng cƣ trú xen kẽ với nhau.. Điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảnh quan, môi trƣờng sống đã tạo nên những nét đặc trƣng, cả về vật chất dẫn tinh thần, cho văn hóa vùng này. Các tộc ngƣời ở đây đều có tín ngƣỡng ''vạn vật hữu linh'' và tín ngƣỡng nông nghiệp. Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, mỗi tộc ngƣời đều có một kho văn hóa nghệ thuật đủ thể loại riêng với ngôn từ giàu có. Nghệ thuật múa của các dân tộc cũng là một nét đặc trƣng của vùng Tây Bắc (''xoè'' Thái đã trở thành biểu tƣợng văn hóa Tây Bắc). Âm nhạc và dân ca ở đây cũng rất đặc biệt: Hệ nhạc cụ hơi có lƣỡi gà bằng tre, bằng đồng, hoặc bằng bạc... không thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác. Thơ ca Tây Bắc đƣợc sáng tác để hát chứ không phải để đọc... Trong đó dân tộc Thái (với những yếu tố văn hóa Đông Nam Á) nổi lên nhƣ một sắc thái đại diện cho văn hóa Tây Bắc.

3.2.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc

Gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, phần đồi núi Phú Thọ, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh. Cƣ dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là ngƣời Tày - Nùng, ngoài ra còn có các tộc khác nhƣ Hmông, Dao, Hoa, Lô Lô, Sán Chay..., nhƣng trong đó văn hóa Tày - Nùng giữ vai trò chủ thể và có ảnh hƣởng tới văn hóa của các tộc ngƣời khác. Do vị trí địa lí và lịch sử mà từ lâu vùng đất này đã gắn bó chặt chẽ với trung tâm đất nƣớc, với ngƣời Kinh ở châu thổ Bắc Bộ, đồng thời đây cũng là vùng cửa ngõ, hành lang giao lƣu văn hóa giữa nƣớc ta với phía Bắc, vì thế bên cạnh những ảnh hƣởng văn hóa của ngƣời Kinh thì còn thấy rõ những ảnh hƣởng của văn hóa Hán.

Tín ngƣỡng của các cƣ dân ở đây pha trộn giữa tín ngƣỡng dân gian với các ảnh hƣởng Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện tập trung ở các lễ hội cổ truyền (mà điển hình là hội Lồng tồng - hội xuống đồng), và sinh hoạt văn hóa chợ - một sinh hoạt văn hóa đặc thù ở vùng Việt Bắc. Các thể loại văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng và phong phú. Một điều đáng chú ý nữa là tầng lớp tri thức ngƣời Tày hình thành từ rất sớm đầu tiên là các trí thức dân gian (nhƣ các thày mo, Then, Tào, Pụt) và sau đó là tầng lớp trí thức Nho học, rồi Tây học.

3.2.2.3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ

Gồm các tỉnh đồng bằng thuộc lƣu vực những dòng sông Hồng, sông Mã, với cƣ dân chủ yếu là ngƣời Việt và nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Châu thổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bắc bộ là vùng văn hóa - lịch sử cổ, là cái nôi hình thành dân tộc Kinh, là trung tâm của các nền văn minh lớn: Đông Sơn, Đại Việt..., do vậy có truyền thống văn hóa cổ truyền bền chắc, vừa thích ứng kịp thời với những biến động lịch sử (thể hiện ở chỗ luôn tiếp thu những ảnh hƣởng bên ngoài để tái tạo nên giá trị và bản sắc riêng) vừa đóng vai trò định hƣớng cho đƣờng đi của dân tộc và đất nƣớc. Đây là vùng đất có sức hút những tinh hoa muôn nơi, rồi từ đó lại tỏa đi muôn nơi những giá trị văn hóa, khiến nó trở thành biểu tƣợng cao đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.

3.2.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ

Gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Do vị thế địa lý - lịch sử, Trung Bộ đã trở thành trạm trung chuyển, là nơi dừng chân của ngƣời Việt trƣớc khi tiến về phía Nam mở cõi. Nơi đây đã diễn ra sự giao lƣu trực tiếp giữa ngƣời Việt và ngƣời Chăm. Ngƣời Việt đã tiếp nhận di sản văn hóa Chàm (cả hữu thể và vô thể) và Việt hóa để trở thành của mình. Sự tiếp biến văn hóa này đã khiến văn hóa của ngƣời Việt Trung bộ thay đổi so với của ngƣời Việt Bắc Bộ. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng đã làm cho vùng đất này hình thành một nền văn hóa biển bên cạnh nền văn hóa nông nghiệp.

3.2.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên

Bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, là địa bàn sinh sống của hơn hai mƣơi tộc ngƣời thuộc về hai ngữ hệ chủ yếu: Nam Á và Nam Đảo. Đây là vùng tƣơng đối khép kín, ít giao lƣu với bên ngoài, nên tới gần đây các dân tộc Tây Nguyên còn bảo lƣu khá nguyên vẹn vốn văn hóa truyền thống của mình, một nền văn hóa ít nhiều mang tính bản địa Đông Nam Á cổ đại trƣớc khi tiếp xúc với hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Nền sản xuất nƣơng rẫy đã qui định những sắc thái văn hóa lớn của vùng này: Toàn bộ văn hóa tộc ngƣời cơ bản vẫn là văn hóa dân gian, tín ngƣỡng nông nghiệp thần bí, ''văn hóa cồng chiêng'' và ''văn hóa nhà mồ'' là đặc trƣng nổi bật của văn hóa vùng này.

3.2.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ

Gồm các tỉnh đƣợc hình thành trên vùng châu thổ của hai hệ thống sông chính là Cửu Long ở phía tây và Đồng Nai ở phía đông. Đây là một vùng đất của ngƣời Khơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

me, Việt, Hoa. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng của Nam Bộ đã tạo cho vùng đất này những sắc thái văn hóa tiêu biểu, những ''tính cách'' riêng của mình. Đặc trƣng đầu tiên dễ nhận thấy là quá trình giao lƣu văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ, tạo cho văn hóa Nam Bộ tính chất cởi mở, hƣởng ngoại. Văn hóa Nam Bộ là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống của vùng đất gốc (các tộc ngƣời Việt, Hoa, Khơ me...) với điều kiện tự nhiên lịch sử vùng đất mới, làm nảy sinh những yếu tố văn hóa riêng biệt thể hiện ở cả đời sống vật chất và tinh thần.

3.2.3. Các thành tố cơ bản của văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam

3.2.3.1. Ngôn ngữ

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ: số lƣợng các dân tộc đƣợc xác định là 54, còn số lƣợng các ngôn ngữ chắc chắn lớn hơn (khoảng 90). Nhìn chung, mỗi cộng đồng dân tộc đều có ngôn ngữ của riêng mình (gọi là “tiếng mẹ đẻ” hay “ngôn ngữ tộc ngƣời”), đồng thời sử dụng tiếng Việt (tiếng của dân tộc Kinh) làm ngôn ngữ giao tiếp chung (gọi là “tiếng phổ thông”). Xét về quan hệ cội nguồn (họ hàng), các ngôn ngữ ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ (họ) khác nhau: ngữ hệ Nam Á; Ngữ hệ Tai – Kađai; ngữ hệ Hmông - Miền; ngữ hệ Nam Đảo; ngữ hệ Hán - Tạng. Xét về mặt loại hình, các ngôn ngữ ở Việt Nam đều thuộc loại hình đơn lập, với 3 tiểu loại hình trong loại hình đơn lập: cổ, trung và mới.

Trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, có tới quá nửa số dân tộc đã có chữ viết. Có dân tộc có tới một vài hệ thống chữ viết. Nhìn chung, ở Việt Nam có hai loại chữ viết chính: chữ “cổ truyền” và chữ “mới” (không phải “cổ truyền”). Chữ viết “cổ truyền” (gồm các loại chữ gốc Hán có yếu tố ghi âm - chữ Nôm; chữ gốc Ấn Độ tự dạng Sanscrit; chữ hình vẽ…) bao gồm: các chữ Nôm của ngƣời Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay; chữ tự dạng Sanscrit của ngƣời Chăm, Khơ me, Thái, Lào, Lự; chữ hình vẽ của ngƣời Pà Thẻn… Có những dân tộc có vài hệ thống chữ “cổ truyền”: Thái, Chăm. Có những dân tộc vừa có chữ “cổ truyền” lại vừa có chữ “mới”: Thái, Chăm, Tày, Nùng, Kinh…

Chữ viết “mới” là các hệ thống chữ tự dạng latin, chủ yếu mang tới Việt Nam qua con đƣờng truyền giáo: chữ ghi tiếng Việt - của ngƣời Kinh; chữ Ba na, Cơ ho, Ê đê, Gia rai, Hrê, Ra glai, Mnông, Thái, Chăm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển những nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, trong đó có tiếng mẹ đẻ của họ, vì ngôn ngữ không chỉ là một thành tố cơ bản của văn hoá, một biểu hiện của những giá trị nhân văn, mà còn là phƣơng tiện để hình thành, lƣu giữ và lƣu truyền các hình thái quan trọng nhất trong đời sống văn hoá tinh thần của một dân tộc. Đồng thời, điều đó cũng góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam.

3.2.3.2. Tôn giáo

Với sự biến động của lịch sử Việt nam, trải quan hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, đời sống tinh thần của ngƣời Việt chịu ảnh huởng văn hóa Trung Hoa. Với ba hệ tƣ tuởng Tam Giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần ngƣời Việt Nam cũng nhƣ tôn giáo của nguời Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Trong đó Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam từ hai ngả khác nhau đại thừa và tiểu thừa. Công giáo đuợc du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 16, tuy thời gian đầu gặp khó khăn trong việc truyền giáo nhƣng vẫn có số đông ngƣời theo Công giáo. Đạo Hồi là tôn giáo của số đông ngƣời dân tộc Chăm, du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 15 tại vuơng quốc Chăm Pa và miền Trung Việt Nam. Đạo Hòa Hảo và Cao Đài phát triển mạnh ở Nam bộ, hiện nay còn lan sang cả Trung nam bộ và Tây Nguyên.

3.2.3.3. Tín ngƣỡng

Từ thủa xa xƣa ngƣời Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh, các thế lực vô hình và hữu hình, thực chất là các hiện tƣợng xã hội và tự nhiên mà con ngƣời chƣa giải mã đƣợc. Ngƣời xƣa cho rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn, nên ngƣời ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy học thờ thần mặt trời, thần sông, thần núi.., đi sâu vào đời sống sản xuất họ thờ thần Nông, thần Ngô... Không chỉ thờ những vị thần gắn với đời sống văn hóa vật chất, các dân tộc cong thờ những vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. Ngƣời Việt thờ Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Ngƣời Hoa thờ các vị thần Quan công, thần Tài...

Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ ngƣời đã mất là một tục lệ lâu đời của ngƣời Việt Nam. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu mình. Nên gia đình nào cũng có bàn thòe tổ tiên. Nói đến thờ cúng tổ tiên, ngƣời ta đều biết đến một ngày giỗ tổ chung là ngày giỗ tổ Hùng Vƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3.4. Lễ hội

Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng nhƣ lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tƣởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống nhƣ hội Đền Hùng, có những lễ hội tƣởng nhớ tới các anh hùng nhƣ hội đền Mẫu Đơi, hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tƣởng nhớ ngƣời có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề... của ngƣời Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của ngƣời Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn nhƣ lễ hội Katê của ngƣời Chăm, lễ cúng Trăng của ngƣời Khơ me, lễ hội xuống Đồng của ngƣời Tày, ngƣời Nùng, lễ hội hoa ban của ngƣời Thái, hội đua voi của ngƣời Mnông...

Ngoài các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam còn có hàng

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 81 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)