Khái niệm về văn hóa văn hóa cổ truyền

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 32 - 34)

8. Bố cục của luận văn

1.2.1. Khái niệm về văn hóa văn hóa cổ truyền

Khái niệm “văn hoá” đã có trong đời sống ngôn ngữ ở phƣơng Đông cũng nhƣ ở phƣơng Tây rất sớm. Trong thời kì Cổ đại Trung Quốc, “văn hoá” đƣợc hiểu là cách thức hành xử xã hội của tầng lớp thống trị dùng "văn hoá" và "giáo hoá", dùng cái hay, cái đẹp để cảm hoá dân chúng.

Ở phƣơng Tây, “văn hoá” bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, có nghĩa là “trồng trọt”, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con ngƣời. Về sau khái niệm “văn hoá” phát triển ngày càng phong phú. Tuỳ cách tiếp cận khác nhau, tuỳ cách hiểu khác nhau mà những ngƣời nghiên cứu hình thành các khái niệm khác nhau về “văn hoá”. Hiện nay, các định nghĩa về “văn hoá” đã vƣợt quá con số 500.

Định nghĩa văn hóa của UNESCO trong cuốn"Cơ sở văn hóa Việt Nam": “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời. những hệ thống các giá trị những tập tục và tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về vản thân và chính văn hóa làm cho chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ta trở thành những sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí…” [40, tr.23]

Theo cách hiểu này, hiện tƣợng đƣợc gọi là “văn hoá” bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hoá tinh thần) do con ngƣời sáng tạo ra trong quá khứ, hiện tại và mang tính giá trị. Tính giá trị của văn hoá đƣợc hiểu là những sản phẩm do con ngƣời sáng tại ra phải là cái có ích cho con ngƣời, còn những sản phẩm cũng do con ngƣời sáng tạo ra nhƣng không mang tính giá trị thì không phải là “văn hoá”. Tính chất (hay đặc trƣng) của xã hội hay một nhóm ngƣời là sản phẩn phản ánh văn hóa trong một giai đoạn nhất định. Định nghĩa không chỉ đƣa ra các thành phần của văn hóa còn khẳng định văn hóa chính là thức đo giá trị con ngƣời.

Thế nào là “văn hóa cổ truyền”?

Ở nƣớc ta hiện nay thuật ngữ văn hóa cổ truyền đƣợc dùng với hai quan niệm về mốc thời gian khác nhau. Thứ nhất: Một số tác giả cho rằng văn hóa từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở về trƣớc là văn hóa cổ truyền (Hữu Ngọc). Thứ hai: Một số tác giả lại cho rằng văn hóa từ sau cách mạng tháng 8/ 1945 trở về trƣớc là văn hóa cổ truyền (Đinh Gia Khánh, Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Xuân Kính...)

Trong cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, tác giả Hữu Ngọc đã đƣa ra

quan niệm về “Văn hóa cổ truyền là nền văn hóa có từ lúc hình thành dân tộc, trải qua nhiều bƣớc phát triển nội tại và chịu ảnh hƣởng ngoại lai Châu Á cho đến khi ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây tác động quan trọng đến một số lĩnh vực, tuy gốc dân tộc vẫn tồn tại. Nhƣ vậy khoảng thời gian kéo dài từ thiên nhiên kỷ thứ I trƣớc công nguyên cho đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” [23,tr.5].

Chúng ta thấy dù quan niệm văn hóa cổ truyền theo quan điểm thứ nhất hay theo quan điểm thứ hai thì từ “cổ truyền” cũng đƣợc xác định trong đối lập với “hiện đại” (phân biệt về mặt thời gian ngày xƣa và ngày nay). Bản thân văn hóa có tính lịch sử và ít nhiều chủ quan nên việc lựa chọn mộc thời gian để phân chia văn hóa cổ truyền và văn hóa hiện đại chỉ mang tính tƣơng đối.

Dù lựa chọn quan điểm nào thì văn hóa cổ truyền cũng đƣợc hiểu là các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, có giá trị, gắn liền với hoạt động sản xuất vật chất và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong tiến trình hình thành và phát triển, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác.

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)