Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 85 - 88)

8. Bố cục của luận văn

3.2.3.1. Ngôn ngữ

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ: số lƣợng các dân tộc đƣợc xác định là 54, còn số lƣợng các ngôn ngữ chắc chắn lớn hơn (khoảng 90). Nhìn chung, mỗi cộng đồng dân tộc đều có ngôn ngữ của riêng mình (gọi là “tiếng mẹ đẻ” hay “ngôn ngữ tộc ngƣời”), đồng thời sử dụng tiếng Việt (tiếng của dân tộc Kinh) làm ngôn ngữ giao tiếp chung (gọi là “tiếng phổ thông”). Xét về quan hệ cội nguồn (họ hàng), các ngôn ngữ ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ (họ) khác nhau: ngữ hệ Nam Á; Ngữ hệ Tai – Kađai; ngữ hệ Hmông - Miền; ngữ hệ Nam Đảo; ngữ hệ Hán - Tạng. Xét về mặt loại hình, các ngôn ngữ ở Việt Nam đều thuộc loại hình đơn lập, với 3 tiểu loại hình trong loại hình đơn lập: cổ, trung và mới.

Trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, có tới quá nửa số dân tộc đã có chữ viết. Có dân tộc có tới một vài hệ thống chữ viết. Nhìn chung, ở Việt Nam có hai loại chữ viết chính: chữ “cổ truyền” và chữ “mới” (không phải “cổ truyền”). Chữ viết “cổ truyền” (gồm các loại chữ gốc Hán có yếu tố ghi âm - chữ Nôm; chữ gốc Ấn Độ tự dạng Sanscrit; chữ hình vẽ…) bao gồm: các chữ Nôm của ngƣời Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay; chữ tự dạng Sanscrit của ngƣời Chăm, Khơ me, Thái, Lào, Lự; chữ hình vẽ của ngƣời Pà Thẻn… Có những dân tộc có vài hệ thống chữ “cổ truyền”: Thái, Chăm. Có những dân tộc vừa có chữ “cổ truyền” lại vừa có chữ “mới”: Thái, Chăm, Tày, Nùng, Kinh…

Chữ viết “mới” là các hệ thống chữ tự dạng latin, chủ yếu mang tới Việt Nam qua con đƣờng truyền giáo: chữ ghi tiếng Việt - của ngƣời Kinh; chữ Ba na, Cơ ho, Ê đê, Gia rai, Hrê, Ra glai, Mnông, Thái, Chăm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển những nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, trong đó có tiếng mẹ đẻ của họ, vì ngôn ngữ không chỉ là một thành tố cơ bản của văn hoá, một biểu hiện của những giá trị nhân văn, mà còn là phƣơng tiện để hình thành, lƣu giữ và lƣu truyền các hình thái quan trọng nhất trong đời sống văn hoá tinh thần của một dân tộc. Đồng thời, điều đó cũng góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam.

3.2.3.2. Tôn giáo

Với sự biến động của lịch sử Việt nam, trải quan hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, đời sống tinh thần của ngƣời Việt chịu ảnh huởng văn hóa Trung Hoa. Với ba hệ tƣ tuởng Tam Giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần ngƣời Việt Nam cũng nhƣ tôn giáo của nguời Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Trong đó Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam từ hai ngả khác nhau đại thừa và tiểu thừa. Công giáo đuợc du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 16, tuy thời gian đầu gặp khó khăn trong việc truyền giáo nhƣng vẫn có số đông ngƣời theo Công giáo. Đạo Hồi là tôn giáo của số đông ngƣời dân tộc Chăm, du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 15 tại vuơng quốc Chăm Pa và miền Trung Việt Nam. Đạo Hòa Hảo và Cao Đài phát triển mạnh ở Nam bộ, hiện nay còn lan sang cả Trung nam bộ và Tây Nguyên.

3.2.3.3. Tín ngƣỡng

Từ thủa xa xƣa ngƣời Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh, các thế lực vô hình và hữu hình, thực chất là các hiện tƣợng xã hội và tự nhiên mà con ngƣời chƣa giải mã đƣợc. Ngƣời xƣa cho rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn, nên ngƣời ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy học thờ thần mặt trời, thần sông, thần núi.., đi sâu vào đời sống sản xuất họ thờ thần Nông, thần Ngô... Không chỉ thờ những vị thần gắn với đời sống văn hóa vật chất, các dân tộc cong thờ những vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. Ngƣời Việt thờ Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Ngƣời Hoa thờ các vị thần Quan công, thần Tài...

Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ ngƣời đã mất là một tục lệ lâu đời của ngƣời Việt Nam. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu mình. Nên gia đình nào cũng có bàn thòe tổ tiên. Nói đến thờ cúng tổ tiên, ngƣời ta đều biết đến một ngày giỗ tổ chung là ngày giỗ tổ Hùng Vƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3.4. Lễ hội

Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng nhƣ lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tƣởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống nhƣ hội Đền Hùng, có những lễ hội tƣởng nhớ tới các anh hùng nhƣ hội đền Mẫu Đơi, hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tƣởng nhớ ngƣời có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề... của ngƣời Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của ngƣời Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn nhƣ lễ hội Katê của ngƣời Chăm, lễ cúng Trăng của ngƣời Khơ me, lễ hội xuống Đồng của ngƣời Tày, ngƣời Nùng, lễ hội hoa ban của ngƣời Thái, hội đua voi của ngƣời Mnông...

Ngoài các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam còn có hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ khác nhau của các dân tộc Việt Nam. các lễ hội ở Việt Nam rất đa dạng, những lễ hội về nông nghiệp, hội văn nghệ vui chơi, thi tài, hội giao duyên, hội lịch sử... Đặc biệt là tết Nguyên Đán của ngƣời Việt và một số dân tộc khác.

3.2.3.5. Phong tục tập quán

Ở Việt Nam nhiều phong tục, tập quán đã trở thành luật tục, ăn sâu, bám rễ trong nhân dân rất bền chặt có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục của ngƣời Viêt Nam cũng không ngừng biến đổi theo những trào lƣu biến đổi văn hóa xã hôi. Tuy nhiên có những phong tục mất đi, có những phong tục khẳng định đuợc tính đúng đắc, cái hay, cái đẹp qua việc những phong tục đó còn đƣợc hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời Việt Nam.

Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán sinh hoạt mang bản sắc riêng, giàu tính cộng đồng đƣợc hình thành từ lâu đời theo lịch sử dân tộc. Nhiều phong tục tập quán thể hiện đƣợc tính cộng đồng, tính đoàn kết cao và nhiều yếu tố văn hóa khác cũng đƣợc thể hiện sinh động nhƣ múa, hát dân ca, kể sử thi..

Sớm nhất đƣợc nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu, có từ thời Hùng Vuơng. Tục này đƣợc truyền lại từ Sự tích trầu cau rồi trở thành biểu tuợng cho tình anh em, vợ chồng của ngƣời Việt. Ngoài nét đặc trƣng trong văn hóa Việt Nam còn đuợc thể hiện trong những phong tục, tâp quán trong những dịp tết lễ cổ truyền. Phong tục đón năm mới còn gọi là Tết. Tết vừa là một phong tục, cũng là một tín ngữơng, một lễ hội của ngƣời Việt và một số dân tộc khác. Ngoài ra, mỗi dân tộc lại có dấu ấn riêng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong phong tục tập quán trong cuới xin, tang lễ, thờ cúng, lao động sản xuất sinh hoạt hàng ngày. Có thể kể Tên các phong tục nhƣ ăn hỏi, dạm ngõ, Khăm liệm, đầy tháng., thờ cúng tổ tiên...

3.2.3.6. Nghề thủ công

Ngoài nông nghiệp, nông dân Việt Nam còn thực hiện bách nghệ, nhằm sản xuất công cụ, vật dụng bằng phƣơng pháp thủ công hình thành nên các làng nghề thủ công truyền thống. Việt Nam là quốc gia có đa dạng các nghề thủ công, Các làng nghề truyền thống thể hiện rất rõ sự cố kết cộng đồng, sự tƣơng trợ trong sản xuất, không chỉ có giá trị kinh tế còn có giá trị văn hóa. Sản phẩm của các làng nghề thủ công là kết tinh của chất liệu, công nghệ truyền thống và kĩ năng nghề nghiệp đặc biệt. Các sản phẩm này hàm chứa tri thức dân gian và tri thức địa phƣơng. Làng nghề thủ công truyền thống là nơi lƣu giữa di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, công nghệ truyền thống, bí quyết, kĩ năng nghề nghiệp...Làng nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)