Cách thức sắp xếp các mục trong từ điển

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 57 - 70)

8. Bố cục của luận văn

2.2.1.4. Cách thức sắp xếp các mục trong từ điển

Các mục trong cuốn Từ điển văn hóa phong tục cổ truyền Việt Nam đƣợc sắp xếp theo cách thức duy nhất: theo chữ cái đầu mục.

Việc sắp xếp các đơn vị mục trong cuốn từ điển về chuyên ngành văn hóa có thể chọn cách sắp xếp theo chủ đề tri thức, các thành tố văn hóa cũng có những ƣu thế riêng nhƣng công việc đó đòi hỏi thời gian và công sức nên cách sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái nhƣ cuốn từ điển này là một trong những cách lựa chọn khả thi.

2.2.2. Cấu trúc vi mô

2.2.2.1. Các tri thức trong kết cấu vi mô của mỗi loại mục

a. Các tri thức trong mục về ẩm thực (các món ăn, đồ uống, cách thức chế

biến món ăn)

- Tên đầu mục

- Vùng miền, địa danh, cộng đồng dân tộc có món ăn, - Phân loại (món ăn mặn hay món ăn nhạt trong bữa ăn)

- Nguyên liệu chế biến, cách thức chế biến, yêu cầu món ăn, món ăn kèm, cách bày trí, cách thƣởng thức, cách bảo quản...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trích dẫn (miêu tả món ăn trong văn chuơng) - Ý nghĩa văn hóa

Ví dụ:NUỚC CHÈ TUƠI

Thứ nƣớc uống lâu đời của ngƣời Việt, phổ biến ở vùng đồng bằng bắc bộ, Bắc trung bộ. Lấy lá chè tƣơi đến độ sắp già rửa sạch, cho vào ấm tích, tráng nƣớc sôi một luợt, sau đó đổ nuớc thật sôi vào đun. Có thể thêm hoa cúc vàng hoặc hoa hòe [...] Uống nuớc chè từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của nhiều tỉnh Bắc bộ. [41, tr.266]

b. Các tri thức trong mục về âm nhạc * Loại mục về các loại hình âm nhạc

- Tên đầu mục - Tên gọi khác

- Mô tả lọại hình âm nhạc (thuộc loại hình âm nhạc, thời gian, không gian, cộng đồng dân tộc phát sinh, tính chất, ngƣời tham gia, nhạc cụ đuợc sử dụng, hình thức hát, trình diễn, lời hát (nội dung, cách thức), tầng lớp sử dụng, lịch sử hình thành và phát triển, các phong tặng đối với loại hình âm nhạc đƣợc nói đến.

Ví dụ: CA TRI ÂN

Hình thức ca nhạc tài tử xuất hiện từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1752) ở Phú Xuân (Huế) do một nhóm ca sĩ, tài tử biểu diễn, có ban nhạc tấu gồm đàn,sáo, nhị, phục vụ nguời ham thích ca nhạc tài tử. [41, tr.44]

* Loại mục là các tác phẩm âm nhạc (điệu hát, lối hát, điệu nhạc)

Các tri thức có thể có trong kết cấu vi mô loại mục về các tác phẩm âm nhạc gồm: - Tên đầu mục

- Thuộc loại hình âm nhạc (ca, hò, cải luơng, hát nói, lƣợn, quan họ, chèo...) - Thời gian, không gian, dân tộc, vùng miền phát sinh

- Ngồn gốc, cơ sở hình thành

- Nội dung, nhịp điệu, thể thơ, nhạc cụ sử dụng khi trình diễn tác phẩm âm nhạc

Ví dụ: VỌNG CỔ

Tên một điệu nhạc chủ chốt trên sân khấu cải lƣơng Nam bộ, bắt nguồn từ bài hát do ông sáu Lầu, tức cao văn Lầu "(1892 – 1976) [...] Nội dung và nhịp điệu của bài hát mang âm điệu buồn da diết phù hợp với tâm trạng của ngƣời dân nam bộ lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bấy giờ nên rất đƣợc phổ biến. Sau đó, bài hát mang tên là vọng cổ hoài lang và trở thành điệu nhạc chủ yếu đƣợc ƣa chuộng nhất trong ca kịch cải lƣơng. Khởi thủy mỗi câu chỉ có hai nhịp gọi là dạ cổ nhịp đôi, sau trở thành dạ cổ nhịp tƣ, nhịp 8,32,64.

Có khi giữa hai cặp của bốn câu vọng cổ xen vào một bài lí hoặc một sáng tác tân nhạc. [41, tr.396]

* Loại mục về các loại nhạc cụ dân tộc

- Tên đầu mục - Tên gọi khác

- Vùng miền, cộng đồng dân tộc phát sinh - Các tiểu lọai

-Mô tả nhạc cụ (cấu tạo, đặc điểm âm thanh, họa tiết trang trí, cách chơi nhạc cụ, đặc tính sử dụng...)

- Hiện trạng lƣu giữ và bảo tồn

Ví dụ: ĐÀN TAM THẬP LỤC

Thứ nhạc cụ dân tộc họ gây gõ bằng que đôi, có 36 dây, mặt đàn, đáy đàn bằng gỗ, hình thang cân, âm thanh trong trẻo, thánh thót, có khả năng diễn tả những bản nhạc vui hay trữ tình, dùng độc tấu, hòa nhạc trong các dàn bát âm, nhạc chèo, tuồng, cải lƣơng, đệm cho hát dân ca. [41, tr.105]

c. Loại mục về đoàn thể, tổ chức, hội, nhóm

- Tên đầu mục

- Tên gọi khác, giải thích tên gọi

- Mô tả tổ chức: (nguồn gốc, thời gian thành lập, địa điểm tổ chức, tính chất, mục đích của tổ chức, ngƣời sáng lập, ngƣời đứng đầu, thành phần tham gia, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động, lịch sử hình thành, phát triển....)

Ví dụ: THANH BÌNH THỰ

Tên một trƣờng đào tạo diễn viên tuồng dƣới triều Nguyễn, thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840), ban đầu gọi là Trƣờng Trƣờng Xuân, đến thời Thái Thành (1889 – 1907) đổi thành Võ Cam Thự, rồi Thanh Bình Thự, đứng đầu là Thự trƣởng, hàm ngũ phẩm. Trƣờng có ba ngành đào tạo: nhạc, múa và diễn tuồng, mỗi ngành có 40 học viên, khóa học hai năm. trƣờng chỉ đào tạo diễn viên nam. Các vai nữ do nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đóng. Những ngƣời trong trƣờng đƣợc hƣởng lƣơng bổng nhƣ trong tổ chức quân ngũ của triều đình và đƣợc gọi là kinh binh. [41, tr.324]

d. Loại mục về biểu tƣợng văn hóa (động vật, thực vật, tuợng, đồ vật)

- Tên đầu mục

- Mô tả biểu tƣợng (hình dạng, mầu sắc, hoa văn trang trí, đặc điểm,...) - Ý nghĩa biểu tƣợng văn hóa

- Vị trí trang trí, cách bày trí Ví dụ: PHƢỢNG

Là mô típ trang trí trong tứ linh (long, li, quy, phƣợng), là hình một con chim thuộc loại đại bàng, đầu gà, chân gà, cánh công, đuôi dài, tẽ ra nhƣ dải phƣớn, lông gáy dựng lên nhƣ đao lửa, biểu tƣợng của con vật mang gió và lửa, nối giữa trời và đất.

e. Loại mục về địa danh văn hóa

- Tên đầu mục

- Địa chỉ (vùng miền, làng, xã, huyện, tỉnh)

- Mô tả sản phẩm , giá trị văn hóa gắn với địa danh Ví dụ: ĐÔNG HỒ

Tên làng có truyền thống làm tranh dân gian nổi tiếng thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Nơi tạo ra dòng tranh dân gian nổi tiếng là tranh Đông Hồ [...] Đề tài tranh Đông Hồ rất đa dạng, màu sắc rực rỡ làm từ chất liệu tự nhiên: màu đen từ than rơm, than lá tre, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa hòe. [41, tr.123]

f. Loại mục về danh nhân, nhân vật liên quan đến văn hóa

- Tên đầu mục

-Tên thật, năm sinh, năm mất, lai lịch, nguồn gốc, quê quán, xuất thân

- Tài năng, phẩm hạnh, những dấu ấn, sự kiện có ý nghĩa trong văn hóa, lịch sử - Những đóng góp trong văn hóa, lịch sử

- Danh hiệu đƣợc suy tôn, các chức danh

- Di tích văn hóa, tín ngƣỡng gắn với nhân vật, danh nhân đƣợc nói đến

Ví dụ: ĐỨC THÁNH TRẦN

Ngƣời thực, có tên là Trần Quốc Tuấn (1228- 1300), là vị anh hùng có công đánh tan giặc Nguyên – Mông năm 1925 và 1928, đƣợc tôn là thánh, gọi là Thánh Trần. Thánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trần đƣợc thờ ở nhiều nơi. Những nơi có hội lớn là đền Kiếp Bạc (Hải Dƣơng), đền Hồng Bàng (Thái Bình [)..]. đƣợc đƣa vào tín ngƣỡng tứ phủ. [41, tr.130]

g. Loại mục về ngành nghề thủ công truyền thống

- Tên đầu mục

- Tính chất, thời gian, địa điểm phát sinh

- Mô tả ngành nghề (chất liệu làm sản phẩm, quy trình sản xuất, chế tác, sản phẩm của làng nghề)

- Địa danh nổi tiếng gắn với làng nghề đƣợc nói đến, ông tổ nghề - Hiện trạng sản xuất của làng nghề

Ví dụ: LÀM GUƠNG

Nghề làm gƣơng do ông Phúc Hậu, ngƣời làng Kim Cổ (huyện Thọ Xƣơng cũ, Hà Nội) làm quan thời Trần đi sứ sang Trung Quốc học rồi về nƣớc truyền dạy. Năm 1911, ông Bùi Xuân Đoàn chế ra cách tráng bạc lên kính thành gƣơng soi nhƣ hiện nay. [41, tr.194]

h. Loại mục về đồ vật (đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí, công cụ

lao động, đồ thờ cúng). - Tên đầu mục

- Tên gọi khác (có thể tên gọi khác theo vùng miền, địa phƣơng, theo thời đại) - Các kiểu loại

- Mô tả đồ vật (chất liệu, đặc điểm hình dáng, cấu tạo, hoa văn trang trí, mầu sắc) - Cách chế tách, sản xuất, địa danh làng nghề sản xuất đồ vật đƣợc nói đến - Chức năng, cách sử dụng đồ vật

- Ý nghĩa tâm linh (đối với đồ vật là đồ thờ cúng) Ví dụ: THUỔNG

Dụng cụ gồm cán dài và lƣỡi thép hình lòng máng dùng để đào hố, rãnh, đánh vầng đất khi bứng cây. Lƣỡi thuổng cong đẻ hình tròn cho lỗ đào và dễ hất đất từ hố lên. [41, tr.339]

i. Loại mục về phong tục, tập quán

- Tên đầu mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tên cộng đồng dân tộc, vùng miền có phong tục, tập quán - Thời gian, địa điểm tổ chức

- Mô tả phong tục, tập quán (nguời chủ trì, nguời tham gia, vật cúng tế, các nghi thức đƣợc thực hiện, diễn biến phong tục, tập quán...)

- Ý nghĩa của phong tục, tập quán trong đời sống văn hóa

Ví dụ: MÁT NHÀ

Tục lệ cúng tống tiễn hung thần, theo đó đem gạo, muối mén ra ngoài. Bùa dán cổng, trên nhà, cửa buồng để trấn trạch ngăn cấm tà ma, thả cuống bùa bỏ vào ống tre vót nhọn một đầu, cắm ngập xuống đất phía trƣớc mộ chí để yểm mả. [41, tr.217]

j. Loại mục về lễ hội

- Tên đầu mục - Tên gọi khác

- Địa điểm, thời gian tổ chức, tên dân tộc, vùng miền phát sinh và lƣu giữ lễ hội - Mô tả lễ hội (ngƣời tham gia, nguời chủ trì, các nghi lễ, các hoạt động chính, trò chơi đƣợc tổ chức trong lễ hội, lễ vật...)

- Sự tuởng nhớ, liên quan đến nhân vật (ông tổ nghề, doanh nhân, hoàng làng, nhiên thần, nhân thần....)

Ví dụ: HỘI ĐỀN HÁT MÔN

Lễ hội đƣợc tổ chức vào các bgày 6 tháng 3 âm lịch (là ngày hóa của hai bà Trƣng), ngày 4 tháng 9 (là ngày hai bà Trƣng làm lễxuất quân), ngày 24 tháng chạp (là lễ mộc dục, tắm tuợng) đƣợc tổ chức hàng năm tại đền Hát Môn, thuộc xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nôị, là nơi hai bà Trƣng tự tập nghĩa quân, mở hội thề và truyền hịch đánh đuổi quân Tô Định.[41, tr.168]

k. Loại mục về tín ngƣỡng, tôn giáo

* Loại mục về các hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo

- Tên đầu mục

- Ý nghĩa của tín ngƣỡng trong đời sồng văn hóa cộng đồng

- Mô tả tín nguỡng: Sự vật đƣợc thờ cúng trong tín nguỡng, các nghi lễ trong tín ngƣỡng, những ngƣời thực hiện và lƣu giữ tín nguỡng cho đến ngày nay)

Ví dụ: TÍN NGUỠNG PHỒN THỰC

Tín nguỡng nói lên uớc mốn nảy nở, sinh sôi của các cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nuớc thể hiện ở việc sùng bái, thờ cúng thực khí và các hàng vi tính dục nhƣ thờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mõn nhƣờng (món: cái nêm tƣợng trƣng cho bộ phận sinh dục nam; nuờng: mo nang tuợng trƣng cho bộ phân sinh dục nữ).... [41,tr.345]

* Loại mục về các trƣờng phái, môn phái tín ngƣỡng, tôn giáo

Các tri thức có thể có trong kết cấu vi mô loại mục về các truờng phái tín nguỡng, tôn giáo gồm:

- Tên đầu mục

- Tên gọi khác, giải thích tên gọi

- Mô tả truờng phái, môn phái: (ngƣời sáng lập, thành phần tham gia, cơ cấu tổ chức, tƣ tuởng giáo lí, những điều cấm kị, ngƣời đại diện tiêu biểu, không gian tồn tại, đặc trƣng của giáo phái trong quan niệm, hành xử...)

Ví dụ: MẬT TÔNG

Môn phái phật giáo, kết hợp giáo lí nhà phật và thánh bùa phép, tiêu biểu là nhà sƣ Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy. Quốc Oai, Hà Nội. Công việc điều hành nghi thức ở chùa do các thầy cúng nhƣ ông thống, bà hộ nhiều hơn là các nhà sƣ. [41,tr.218]

l. Loại mục về các tác phẩm nghệ thuật (tác phẩm văn học, tác phẩm hội họa,

ca khúc, tác phẩm múa, vở diễn sân khấu (kịch, trò diễn))

* Loại mục là tác phẩm nghệ thuật

- Tên đầu mục

- Tác phẩm (nguồn gốc, tác giả, khuynh hƣớng nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa tác phẩm)

- Mô tả tác phẩm: chất liệu, hình khối (tác phẩm nghệ thuật điêu khắc), đƣờng nét( tác phẩm hội họa, ngôn từ (tác phẩm văn học), màu sắc, họa tiết trang trí, cách thức trình diễn trên sân khấu (vở diễn sân khấu)...

- Nhận xét, đánh giá

- Trích dẫn (trong văn học)

Ví dụ: ĐÁM CUỚI CHUỘT

Tên một bức tranh dân gian đặc sắc thuộc dòng tranh Đông Hồ. miêu tả cảnh một đám cƣới tƣng bừng của họ nhà chuột với màu sắc sáng sủa, nét vẽ hồn nhiên. Thơ Hoàng Cầm có câu: Đám cƣới Chuột đang tƣng bừng rộn rã [41, tr.101]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

m. Loại mục về nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật (nhân vật văn học,

nhân vật sân khấu) - Tên đầu mục

- Giới thiệu tác phẩm có nhân vật đƣợc nói đến (tên tác phẩm, nội dung, các sự kiện,vai trò của nhân vật đƣợc nói đến trong tác phẩm nghệ thuật)

- Loại nhân vật (nhân vật văn học, nhân vật sân khấu) - Tên gọi khác, lí giải tên gọi

- Miêu tả nhân vật (nguồn gốc, lai lịch, hình dáng, tính cách, tài năng, cuộc đời) - Các sự kiện, câu chuyện liên quan đến nhân vật

- Ý nghĩa nhân vật trong đời sống văn hóa cộng đồng - Ngữ cảnh (trong văn học)

Ví dụ: CUỘI

Nhân vật trong chuyện cổ tích thần kỳ Thằng cuội, có đặc tính tiêu biểu là nói dối. Thành ngữ Việt Nam có câu: Nói dối nhƣ Cuội. [41, tr.89]

* Loại mục về thể loại của các tác phẩm nghệ thuật (thể loại văn học, các

hình thức sân khấu, các lối hát) - Tên đầu mục

- Tên gọi khác

- Mô tả thể loại: nguồn gốc, các tiểu loại, đặc điểm hình thức nghệ thuật (kết cấu. thể thơ, nhịp điệu, ngôn từ, các biện phát tu từ nghệ thuật, các hình ảnh ƣớc lệ, kết cấu, ...),nội dung, phƣơng thức sáng tác và lƣu truyền, chất liệu sáng tạo...

- Trích dẫn

Ví dụ: TỤC NGỮ

Một thể loại văn học dân gian tồn tại duới hinhg thức những câu chuyện ngắn. có vần hoặc không đúc kết kinh nghiệm, tri thức dân gian về thiên nhiên, xã hội, con ngƣời, nhƣ tre già măng mọc, gần mục thì đen...

Phần lớn các câu tục ngữ nảy sinh trong lời nói hằng ngày, ban đầu là những câu nói thuờng, ý hay, lời cô đọng ngƣời nghe tâm đắc và nhớ ngay, sau đó nhắc lại, gọt giũa thêm rồi truyền miệng trong dân gian. [41, tr.374]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

n. Loại mục là lực lƣợng siêu nhiên (nhân thần, nhiên thần trong đời sống văn

hóa tâm linh)

- Tên đầu mục

- Nguồn gốc, xuất thân, nơi thờ cúng, mô tả về lực luợng siêu nhiên theo trí tuởng tƣợng của dân gian, cậu chuyện truyền truyết, sự tích liên quan....

- Vai trò ảnh hƣởng của nhân vật siêu nhiên đến đời sống văn hóa cộng đồng Ví dụ: THEN LUÔNG

Vị thần tối cao cuả dân tộc Thái, sáng tạo cai quản vũ trụ và muôn loài và coi sóc 5 muờng lớn ở xứ Thái: muờng Phạm, muờng Lam, muờng Phi Dông Kín, mƣờng Gần Trời. Giúp việc cho then luông có những ngƣời sống trên trần gian gồm 11ông đứng, 22 ông nằm. [41, tr.332]

o. Loại mục về trò chơi dân gian

- Tên đầu mục

- Vùng miền, cộng đồng dân tộc phát sinh

- Mô tả trò chơi (đối tƣợng của trò chơi (nam hay nữ), vùng miền, dân tộc phổ biến trò chơi (nông thôn hay thành thị), số lƣợng nguời chơi, nguồn gốc, đồ chơi đƣợc sử dụng trong trò chơi, quy định và cách thức chơi trò chơi...)

Ví dụ: NHẢY Ô

Trò chơi của trẻ em gái nông thôn. Một viên sỏi to làm cái, mƣời viên sỏi nhỏ làm con. kẻ trên đất một hình chữ nhật, chia đôi hình chữ nhật theo chiều dọc rồi lại chia làm 5 phần theo chiều ngang, cả thảy đƣợc 10 ô nhỏ. Đặt các viên con vào các ô, sau đó nhảy lò cò, dùng ngón chân gảy viên con lên mu bàn chân rồi nhảy sang ô kế tiếp. [41, tr.257]

p. Loại mục về kiến trúc

* Loại mục về các công trình kiến trúc

- Tên đầu mục - Tên gọi khác

- Thời gian, địa điểm xây dựng (diện tích và vị trí xây dựng)

- Mô tả công trình kiến trúc (Hình dáng, đặc điểm kiến trúc, tạo hình, họa tiết

Một phần của tài liệu Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung. (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)