Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 61)

và tiêu cực

Đó là các điếu kiện và cơ hội như nhau do toàn cầu hóa mang lai cho tất cả các nước. Dấu hiệu cho thấy các nước đang phát triển ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế là việc họ làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Từ năm 1995 đã có 7 nước gồm Bulgaria, Ecuador, Estonia, Kyrgyzstan, Latvia, Mongolia và Panama tham gia WTO. Hiện nay 32 nước khác trong đó có Việt Nam đang xếp hàng xin gia nhập WTO với niềm tin rằng thương mại và đầu tư toàn cầu sẽ giúp họ phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội của nước mình.

Thực vậy, nếu nước nào biết tận dụng những gì thuận lợi do toàn cầu hóa kinh tế mang lại thì có thể phát triển rất nhanh, hạn chế được những thua thiệt. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là, khi đề cập đến các mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế cũng mới chỉ là nói đến các khả năng, còn việc vận dụng nó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực của mỗi chính phủ. Cụ thể, mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế biểu hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Toàn cầu hóa kinh tế góp phần phá bỏ những cản trở, những rào o chắn ngân cách giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh

tế quốc tế được mở rộng không ngừng, góp phần khai thác tốt tiềm năng đa dạng của các dân tộc, giúp tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống ở nước giàu cũng như nước nghèo.

Thực tế cho thấy, trong 4 thập kỷ qua, nhờ động lực của toàn cầu hóa kinh tế nên khối lượng mậu dịch quốc tế đã tăng tới 15 lần, sản xuất của toàn thế giới tăng tới 6 lần, và đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp tăng mức sống trên toàn cầu. Chẳng hạn, trong 10 năm (từ 1987 đến 1997), thu nhập tính theo đầu người ở Trung Quốc, Chilê, Indonesia đã tăng gấp đôi. Tại Thái Lan, mức thu nhập tính theo đầu người còn tăng gấp hon 2 lần. M ột điều chắc chắn là các thành tựu kinh tế ở các nước vừa kể trên đây có được chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu từ những nước này sang các nưóc công nghiệp phát triển.

- Toàn cầu hóa kinh tế mở ra khả năng to lớn cho các quốc gia chậm m phát triển nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, từ

đó hình thành một cơ cấu kinh tế - xã hội hiệu quả, giúp đẩy nhanh tiên trình hiện đại hóa. Thực tế cuộc sống cho thấy lằng, việc mở cửa kinh tế, tiến hành tự do hóa buôn bán và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên cơ sở vận dụng lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế giúp cho các nước phát triển nhanh hơn. Các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế Mỹ đã chúng tỏ điều này qua việc khảo sát, nghiên cứu mô hình phát triển tại 117 nước trên thế giới, theo đó, trong thời gian từ năm 1970 đến 1989, với những nước có nển kinh tế mở cửa, tham gia toàn cầu hóa kinh tế thì kinh tế phát triển với tốc độ hàng năm là 4,5%, trong khi những nước có nền kinh tế khép kín chỉ đạt mức

tăng trưởng 0,7%. .

- Toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận với nguồn '11

vốn, thị trường, công nghệ kỹ thuật cũng như công nghệ quản lý. Đây chính là những điếu kiện tối quan trọng để các quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khắc phục dần sự chênh lệch về thu nhập, tiến tới đấu tranh cho sự bình đẳng. M ặt tích cực này của toàn cầu hóa kinh tế thể hiện làn sóng đầu tư trực tiếp và gián tiếp không ngừng gia tăng từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển, ở việc mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ trên quy mô thế giới và làn sóng chuyển giao công nghệ sôi động từ các nước công nghiệp sang các nước kém phát triển hơn.

- Toàn cầu hóa kinh tế thực chất là quá trình mở cửa hội nhập với khu hu vực và thế giới của các quốc gia. Trong quá trình hội nhập đó, các quốc gia

đều nhanh chóng được tiếp cận với các nguồn thông tin tri thức mới, từ đó góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nền tảng cho dân chủ phát triển. Bởi lẽ, dán chủ sẽ chỉ là hình thức khi nó dựa trên nền tảng dân trí thấp và ngược lại.

Việc ra đời M ạng thông tin toàn cầu (www) của Internet vào năm 1990, và tiếp theo đó là việc cung cấp không mất tiền trình duyệt Netscape vào năm 1994 đã biến một công nghệ đã hình thành nhung ít được biết tới, chỉ dành cho giới khoa học, thành một mạng thông tin dễ sử dụng dành cho tất cả mọi người. Điều này không chỉ tạo ra quyền tiếp cận rộng rãi hơn, với mức chi phí thấp hơn, m à còn đem lại cả một cơ cấu truyền thông mới, cho phép nhiều người chuyển thông tin cùng một lúc bằng chữ, bằng số và các

hình ảnh tới các điểm nằm khắp nơi trèn thế giới, góp phẩn thu hẹp khoảng cách, tạo điều kiện thực hiện sự tương tác từ xa, tức thì. Đây là ưu điểm của thông tin toàn cầu hóa.

- Toàn cầu hóa kinh tế mở ra khả năng phối hợp nguồn lực giữa các quốc gia dân tộc để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như: môi trường sinh thái, dãn số, an toàn lương thực, chiến tranh và hòa bình... Đây là nhũng vấn đề quan trọng có tính chất sống còn của toàn thể nhân loại mà không một quốc gia nào có thể làm ngơ, cũng như không có một quốc gia nào đủ khả năng giải quyết các vấn đề trên đây nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác.

Tóm lai, mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế là đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển. Các cơ hội này là có thực. Thông qua việc tham gia mạnh mẽ vào toàn cầu hoá kinh tế, các nền kinh tế đang phát triển có được nhũng cơ hội to lớn để nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Còn các nước phát triển thì có thêm các cơ hội để đầu tư, mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của họ, giúp họ có được những món lợi kinh tế khổng lồ.

2.5.2. M ặt trái của toàn cầu hóa kinh tế:

Bên cạnh những mặt tích cực như đã phân tích ở trên, toàn cầu hóa còn có nhiều mặt trái mà không dễ một sáng một chiều có thể khắc phục được. Cụ thể, các mặt trái của toàn cầu hóa kinh tế thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển làm cho việc phụ thuộc của các nền kinh tế quốc dân vào buôn bán với nước ngoài ngày càng lớn, sẽ khiến cho các nước đang phát triển dễ dàng bị ảnh hưởng dây chuyền bởi sự bất ổn định kinh tế của các nước khác. Đây là tình huống mà các nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã gặp phải qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (1997 - 1998) khởi phát từ Thái Lan. Hơn nữa, toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội cho buôn bán và đầu tư quốc tế phát triển mạnh, giúp nâng cao mức sống của nhân dân chỉ đúng khi các quỹ buôn bán và đầu tư được sử dụng đúng

đắn; còn nếu khori.'T, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại. Mặt khác, nền kinh tế thế giới hiện nay phần nhiều dựa vào sự ổn định của nền kinh tế Mỹ. Một khi nền kinh tế Mỹ bị suy giảm, thì rất có thể sê dẫn đến sự suy giảm toàn cầu.

- Tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế buộc các nước đang phát triển phải nhanh chóng cắt giảm thuế quan, nới lỏng hàng rào mậu dịch, mở rộng thị trường trong nước cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài tràn vào, khiến các ngành công nghiệp và dịch vụ non trẻ của các nước đang phát triển dễ dàng bị tác động mạnh. Điều này đã và đang đẩy đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp, khiến cho các vấn đề xã hội ở các nước đang phát triển vốn đã rất nan giải lại càng thêm trầm trọng. Đây là mặt trái mà ai cũng nhận thấy. Tuy nhiên, nếu các nước đang phát triển có quyết tâm và bản lĩnh để biến áp lực cạnh tranh từ bên ngoài thành động lực phát triển, thì có thể khắc phục được mặt tiêu cực này.

- Toàn cầu hóa kinh tế nếu không có cơ chế kiểm soát và thích nghi sẽ dễ làm cho mối nguy hiểm về tiền tệ gia tăng. Nguyên nhân của mặt tiêu cực này là ở chỗ: do sự tác động nhanh giữa các nền kinh tế thế giới, sự gia tăng vốn nhàn rỗi và việc lạm dụng các công cụ như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường chứng khoán và tiền tệ nói chung, làm cho các nước đang phát triển, trong một thời gian ngắn, có thể nổ ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ như các cuộc khủng hoảng tiền tệ đã từng xẩy ra tại Mexico năm 1994 và tại Thái Lan năm 1997. Tuy nhiên, các nước đang phát triển có thể ngăn ngừa được mặt tiêu cực này bằng biện pháp tăng cường nền kinh tế vĩ mô trong nước.

- Toàn cầu hóa kinh tế làm tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển, từ đó có thể xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực như sau:

+ Thứ nhất là buộc các nước thu hút vốn đầu tư phải tăng lượng tiền phát hành để đổi ngoại tệ, làm cho chính sách tiền tệ của các nước đang phát triển dễ bị rối loạn, dẫn tới tình trạng lạm phát;

+ Thứ hai là trong tình hình trên đây, việc nâng cao tỷ lệ lãi suất và thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát gia tăng làm cho các doanh nghiệp trong nước khó vay được vốn ngân hàng, dẫn tới tình trạng khó khăn do thiếu vốn.

+ Thứ ba là các khoản vốn mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển chưa chắc đã phù hợp với cơ cấu ngành nghề của các nước nhận vốn, thậm chí xảy ra nhiều trường hợp đầu tư trùng lặp.

+ Thứ tư là, việc vay vốn nước ngoài sẽ dễ làm cho các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ về thanh toán nợ.

+ Thứ năm là việc nới lỏng cơ chế quản lý vốn nước ngoài sẽ làm cho các nước đang phát triển xuất hiện nguy cơ làm thất thoát vốn.

- Toàn cầu hóa kinh tế cho phép các nước phát triển có thể lợi dụng các ưu thế như lương cao, thiết bị nghiên cứu khoa học tốt và môi trường công tác thuận lợi để thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển. Điều này làm cho các nước đang phát triển bị chảy máu tiền tệ và chất xám. Mỹ là nước thu hút được nhiều nhất nhân tài từ các nước Châu Âu và các quốc gia đang phát triển đến Mỹ làm việc, đặc biệt là trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ hai và trong những năm 70 và 80. Ngày nay, do các công ty xuyên quốc gia có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới nên việc lao động có tay nghề cao của các nước đang phát triển làm việc cho các hãng nước ngoài ngay tại nước mình cũng ngày càng phổ biến. Quả thực, đây là một áp lực cạnh tranh lao động gay gắt.

- Toàn cầu hóa kinh tế làm cho việc đầu tư và buôn bán công nghệ gia tăng, khiến một số ngành công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ồ nhiễm nặng được đưa vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên các nước đang phát triển, dẫn tới tăng mức độ khó khăn trong việc cải cách cơ cấu ngành nghề sau này của các nước đó. Chẳng hạn, Nhật Bản đã thực hiện việc chuyển giao công nơhệ các cơ sở luyện nhôm, chế đồng sang các quốc gia Đông Nam Á, vì đây là những ngành dễ gây ô nhiễm nhất. Hiện nay Nhật Bản đã giảm năng lực luyện nhôm nội địa tò 1,2 triệu tấn/năm xuống còn 140 ngàn tấn/năm và thực tế Nhật Bản đang nhập 90% nhu cầu về nhôm từ nước ngoài.

- Toàn cầu hóa kinh tế góp phần làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình bình đẳng bên trong từng nước, giữa các nước và giữa các khu vực, làm cho

khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng gia tăng, nạn nghèo đói ở một số nước đang phát triển ngày càng thêm trầm trọng.

Theo báo cáo gần đây của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), 20% dân số thế giới hiện đang sống ở những nước có thu nhập cao nhất (hưởng 86% GDP, 82% thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, 68% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 93,3% mạng lưới viễn thông toàn cầu). Trong khi đó, 20% dân số nghèo khó của thế giói đang sống tại các nước nghèo chỉ được hưởng chưa đầy 1% các thành quả nói trên. Riêng về thu nhập, khoảng cách chênh lệch giữa các nước giàu nhất và các nước nghèo nhất là khoảng 3/1 vào năm 1820. Tỷ lệ này là 11/1 vào năm 1913; 35/1 vào năm 1950; 44/1 vào năm 1973; 72/1 vào năm 1992 và 74/1 vào năm 1997. Điều đáng kinh ngạc hon là riêng người dân Anh trong năm 1820 đã có mức thu nhập gần gấp 6 lần thu nhập, của người dân Êtiopia vào năm 1992.

Cùng với tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, tình trạng chênh lệch thu nhập và bất công đó có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tác động tiêu cực nhất của toàn cầu hóa kinh tế.

Nổi tóm lai, đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa kinh tế có nhiều mặt tích cực như: mở ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển và chấn hưng đất nước; song nó cũng đặt ra các nguy cơ về độ an toàn trong đời sống con người trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội, môi trường... Hay nói cách khác, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự phát triển, thống nhất và thịnh vượng, đồng thời nó cũng làm trầm trọng hơn sự phân hóa và bất bình đẳng.

2.6. Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang gia tăng mạnh mẽ gán liền vóixu th ế khu vực hóa

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)