cạnh tranh vói nhau rất quyết liệt
Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là một thể chế quan hệ quốc tế, trong đó các quốc gia hợp tác, cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển. Trong thời kỳ đầu của toàn cầu hóa kinh tế, tức là quốc tế hóa các hình thức hợp tác với nhau, chủ yếu là thông qua thương mại, trao đổi mua bán các hàng hóa hữu hình với các quan hệ song phương là chủ yếu. Và lúc này cũng do hạn chế về thông túi và phương tiện vận chuyển nên các hình thức giao dịch hợp tác thương mại còn đơn sơ, cường độ còn thấp và chưa thực sự có mối gắn kết chặt chẽ.
Ngày nay, hợp tác kinh tế toàn cầu được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, kể cả việc chuyển nhưọng và bảo hộ bản quyền tri thức; thương mại điện tử phát triển ngày một mạnh, các quan hệ giao dịch song phương, đa phương đan xen nhau phát triển; các thỏa thuận hợp tác sản xuất, đầu tư đều gia tăng.
Sự hợp tác kinh tế quốc tế không chỉ gia tăng về hình thức, về quy mô, về cường độ, mà hợp tác đã trỏ' thành điều kiện của tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, khó có thể nói đến thành công của một công ty, của một quốc gia nào đó nếu không có sự phối hợp tác trong các khâu của quá trình sản xuất. Sự gia tăng mạnh mẽ của hợp tác kinh tế cũng là quá trình gắn bó ngày một chặt chẽ giữa các chủ thể của nền sản xuất thế giới.
Đặc tính mở rộng sự hợp tác, sự gắn bó của nền kinh tế toàn cầu vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của kinh tế toàn cầu, cũng như kinh tế các quốc gia, nhưng nó cũng gia tăng tính dễ bị tổn thương dâv chuyền khi có sự đổ võ' ở một mắt khâu nào đó của nền sản xuất mang tính toàn cầu ngày nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế ỏ' Mexico năm 1994 và cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ ở Đông Nam Á khởi phát từ Thái Lan tháng 7/1997 là những minh chứng cho điều đó.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác kinh tế quốc tế có một điểm mói thể hiện ở sự gia tãng mạnh mẽ của họp tác Nam - Nam, tức là họp tác giữa các nước nghèo ở phía Nam bán cầu với nhau. Điều này được đánh d íu bởi Hội nghị Á - Phi ở Băng Đung (1955), bởi việc thành lập phong trào không liên kết năm 1961 và nhóm 77 năm 1964. Họp tác Nam - Nam đã phá vỡ luồng độc tôn Bắc - Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế, mở ra khả năng phối họp giúp đỡ lẫn nhau trong phương Nam để giải quyết các vấn đề của chính phương Nam. Tuy nhiên, quan hệ Nam - Nam chỉ thực sự gia tăng mạnh mẽ trong một hai thập kỷ gần đây. Kể từ đầu thập kỷ 80, nhóm 77 đã soạn thảo một chương trình hợp tác cụ thể trên nhiều lĩnh vực: thương mại, công nghiệp, khoa học, công nghệ... Ngày nay, khối lượng và tỷ lệ buồn bán trong nội bộ các quốc gia phương Nam không ngừng gia tăng.
Quan hệ hợp tác Bắc - Nam, tức là quan hệ giữa các nước giàu ở Bắc bán cầu với các nước nghèo ở Nam bán cầu, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa kinh tế cũng được mở rộng, và trong quá trình này, vị thế của các nước phương Nam đang dần được cải thiện do chính sự phát triển và sự đoàn kết của các quốc gia phương Nam. Quan hệ Bắc - Nam đang có dấu hiệu chuyển dịch từ sự phụ thuộc một chiều vào phương Bắc sang quan hệ tương hỗ phụ thuộc lẫn nhau. Hiện nay, các quốc gia phương Nam không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu như trước kia, mà còn là các nhà xuất khẩu sản phẩm và đầu tư sang phương Bắc.
Một điều cần thấy nữa là, gắn liền vói việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hóa thì sự cạnh tranh cũng trở nên ngày càng quyết liệt hơn bao giờ hết, cả về bề rộng lẫn bề sâu. Họp tác và cạnh tranh là phương thức vận động của kinh tế thị trường toàn cầu, nó trở thành động lực chính thúc đẩy việc đổi mới kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, đồng thời nó cũng chính là nguyên nhân gây nên nhiều đổ vỡ, thua thiệt và tụt hậu ỏ' các quốc gia kém phát triển hon.
Do sự tham gia của nhiều chủ thể vào thị trường thế giới làm cho cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên phức tạp. Trong cuộc cạnh tranh này, các luồng vốn và hàng hóa nói chung sẽ chảy tới nơi nào có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Đó là các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế có nhiều kinh nghiệm thị trường, có cơ sỏ' hạ tầng tốt, có cơ chế kinh tế và luật pháp rõ ràng, minh bạch, có vốn đối ứng thích hợp và tiềm năng khoa học - công nghệ tốt. Chẳng hạn, Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, không những là những nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất mà còn là những nơi thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất.
Theo “Báo cáo về tình hình đầu tư th ế giới năm 1997” của Hội nghị phát triển thương mại Liên Hiệp Quốc, năm 1996, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới đạt 349 tỷ USD, tăng 10% so với năm 1995. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước tư bản phát triển đạt 208 tỷ USD, chiếm 63%; còn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển thì khu vực Châu Á thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất, chiếm 81 tỷ USD, trong đó riêng Tiling Quốc chiếm tới hơn 50% với 42 tỷ USD.
Rõ ràng, năng lực cạnh tranh của các nước lất khác nhau mà cạnh tranh thu hút đầu tư trên đây là ví dụ điển hình. Trong bối cảnh quốc tế có những điều kiện mang tính cạnh tranh cao, các quốc gia dân tộc đi sau, trong đó có Việt Nam, nếu không nhạy bén trong việc mở cửa, hội nliâp, cải thiện môi trường đầu tư, thì khó có thể thu hút được các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như ngày nay, đặc biệt là lĩnh vực tin học, điện tử - viễn thông, đã và đang làm thay đổi vai trò của các nguồn lực tăng trưởng, và vì vậy, cạnh tranh không chỉ là cạnh tranh giá cả và chất lượng mà cạnh tranh còn hướng vào việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh muốn có hiệu quả, đòi hỏi nhà kinh doanh sản xuất phải rất năng động, luôn luôn đổi mới và bám sát các nhu cầu của khách hàng, phải xem khách hàng là “thượng đế” của mình, là đối tượng để doanh nghiệp phục vụ.
M ột điểm mới của cạnh tranh trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa kinh tế là cạnh tranh được thực hiện và diễn ra trong một khuôn khổ được quản lý, giám sát. Các quốc gia tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực đều phải tuân thủ các quy chế, luật chơi mang tính phổ biến, cạnh tranh vì vậy càng quyết liệt, các yếu tố may rủi có thể được giảm bót do có các văn bản quy định, giám sát, điểu phối. Trong điều kiện cạnh tranh này, người mạnh đòi hỏi phải có sự cố gắng để giành thắng lợi bằng chính ưu thế và thực lực của bản thân mình; còn người yếu, người đi sau cànơ phải có nỗ lực vượt bậc nếu như không muốn thua cuộc, tụt hậu.
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế mang tính toàn cầu hóa có sự quản ỉý, giám sát, đã làm xuất hiện một phương thức mang tính chủ đạo trong việc giải quyết cạnh tranh. Đó là sự thỏa hiệp, v ề nguyên tắc, các mâu thuẫn, lợi ích khác nhau có thể dẫn đến cạnh tranh, đấu tranh quyết liệt. Tuy vậy, trong bối cảnh toàn cầu, các lợi ích của các quốc gia lại tùy thuộc vào nhau, vì vậy, nếu chiến tranh kinh tế xẩy ra, trên thực tế, lợi ích của cả hai bên đều bị tổn hại, do đó, thỏa hiệp - một cơ chế giải quyết các mâu thuẫn, cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế rất được ưa dùng, vì nó cho phép các bên đối tác tìm ra phương thức giải quyết mâu thuẫn trong đó lợi ích của các bên đều được
tính đến, không có sự áp đặt điều kiện, ý chí của bên này cho bên kia. Ngày nay thỏa hiệp hay còn gọi là cơ chế giải quyết cạnh tranh không có người thua cuộc, đang trở thành xu hướng chủ đạo, là điểm mới của họp tác kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế.