phối của chủ nghĩa tư bản, đứng đầu là Mỹ
Điều này có nghĩa là, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, chủ nghĩa tư bản đang muốn bành trướng, đang muốn phổ biến và áp đặt các giá trị của chủ nghĩa tư bản trẽn phạm vi toàn cầu. Do đó, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khi tham gia quá trình toàn cầu hóa kinh tế phải chịu sự ràng buộc và hạn chế của các quy tắc và luật lệ kinh tế quốc tế chủ yếu do các nước phương Tây đặt ra, vì vậy phải trả giá nhất định. Đây là đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.
Hiển nhiên là quá trình toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, trong đó chủ nghĩa tư bản lợi dụng tối đa những thành tựu của khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Và chính trong sự phát triển mạnh mẽ đó của sản xuất với mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, các tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau gay gắt. Kết quả của sự cạnh tranh này dẫn đến hình thành những liên minh độc quyền không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên cả phạm vi quốc tế. Các liên minh độc quyền này cấu kết vối nhau chi phối nền kinh tế toàn cầu. Như vậy, có thể thấy là, ngay trong thời kỳ đầu, quá trình quốc tế hóa đã chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và tiếp sau đó là sự ra đời của các quốc gia xã hội chủ nghía sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã thu hẹp phạm vi thống trị của chủ nghĩa tư bản. Vì lý do chính trị như muốn bao vây các nước xã hội chủ nghĩa, nhiều nước tư bản đã sử dụng mọi biện pháp nhằm hạn chế quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên có một sức mạnh lớn hơn nguyện vọng, ý chí và sự quyết tâm của bất cứ chính phủ hay giai cấp thù địch nào. Đó là sức mạnh của mối quan hệ kinh tế chung của toàn thế giới. Sức mạnh đó bắt buộc các quốc gia tư bản phải tiếp
xúc, quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện rõ trong thực tiễn phát triển của nền kinh tế thê giới. Ngay cả trong những thời kỳ căng thẳng nhất của chiến tranh lạnh, các quan hệ giữa các nước thuộc hai hệ thống vẫn luôn luôn tồn tại và phát triển. Nó được thúc đẩy bởi nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia, của chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đặt ra.
Do những sai lầm trong cấu trúc và mô hình phát triển, chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ với tư cách là một hệ thống. Các quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại đang đẩy mạnh quá trình đổi mới, cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế nhằm tìm ra phương thức mới để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cũng cần phải thấy rằng, ngày nay phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản được mở rộng. Các nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ mưu toan lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế để xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại bằng các phương pháp diễn biến hòa bình. Họ muốn tất cả các nước trên thế giới đều phải thực hành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Rõ ràng, xét về mặt lôgic và lịch sử, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu, song cũng cần thấy lằng, toàn cầu hóa kinh tế hiện nay không phải không có tính chất chính trị.
Xuất phát từ khía cạnh chính trị của toàn cầu hóa kinh tế và sự thống trị của chủ nghĩa tư bản mà có nhiều ý kiến, quan điểm chỉ trích chống lại kiểu toàn cầu hóa kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa hiện nay. Có người còn xem toàn cầu hóa kinh tế là một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân kinh tế và là kết quả của chủ nghĩa tư bản tham lam.
Chính do nhận thấy những cơ hội to lớn để tìm kiếm lợi nhuận qua toàn cầu hóa kinh tế nên các nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ muốn thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng toàn cầu hóa. Họ điều khiển và chi phối hoạt động của các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ manh tính toàn cầu như WTO, IMF, WB... Họ đòi hỏi các quốc gia đang phát triển phải mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của họ, buộc các quốc gia đang phát triển chấp nhận các luật chơi do chính họ đặt ra nhằm loại bỏ các ưu thế và các lợi thế so sánh của các quốc gia đi sau. Đổng thời họ đặt ra hàng loạt điều kiện cho các nước đang phất triển trong quá trình tiếp xúc thị trường của chính họ.
Trên thực tế, các nước tư bản phát triển mong muốn tạo lập một mô hình kinh tế, một loạt giá trị chung áp đặt cho toàn thế giới theo quan điểm của họ. Những diễn biến vừa qua trong Hội nghị của Tổ chức thương mại thế giới tiến hành tại Seattle (Mỹ) từ ngày 30/11 đến 3/12/ 1999 đã cho thấy rõ điều này.
Lợi dụng ưu thế về kinh tế và lợi thế của nước đăng cai hội nghị, từ lâu Mỹ đã muốn Hội nghị Seattle đưa vào chương trình nghị sự vòng đàm phán sắp tới của WTO các vấn đề mà Mỹ cho là quan trọng nhất như: vấn đề bảo đảm cho các mặt hàng nông sản, phi nông nghiệp và dịch vụ được tự do tiếp cận các thị trường quốc tế. Cụ thể, về nông nghiệp, Mỹ muốn đưa ra thảo luận các vấn đề sau đây:
- Xóa bỏ tài trợ cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu;
- Tiếp tục hạ thuế quan các mặt hàng nông sản (mức thuế này bình quân của thế giới hiện nay là 50% so với 5% của Mỹ);
- M ở cửa các doanh nghiệp nhà nước cho xã hội kiểm soát;
- Thu hẹp các hạn ngạch thuế quan;
- Giảm tài trợ cho các nông trại;
- Ký thỏa thuận về các vấn đề công nghệ sinh học (nhằm chống lại việc dựng lên các hàng rào thương mại, bảo vệ dân cư);
- Các vấn đề được xem xét ngoài vòng đàm phán như vấn đề chuẩn mực hóa lao động, cải tổ WTO.
Liên minh Châu Âu (EU) thì đề nghị đưa vào chương trình nghị sự vòng đàm phán sắp tới của WTO các vấn đề đầu tư, kinh tế thương mại, quy chế cạnh tranh và cải cách thuế quan. Nhiều nước đang phát triển lại đề nghị Hội nghị Seattle đưa vào chương trình nghị sự vòng đàm phán mới của WTO vấn đề phân bổ lại lực lượng lao động giữa các quốc gia.
Trong những kiến nghị trên, việc Mỹ đề nghị xoá bỏ tài trợ cho các mặt hàng nông sản là vấn đề được nhiều người tranh luận nhất và cũng mất nhiều thời gian nhất, nhưng cũng chưa đi đến kết quả nào cụ thể. Vấn đề này chủ yếu dụng đến các nước EƯ. Sau năm 1994, chi tài trợ cho nông nghiệp
của EU chiếm khoảng 80% tổng số chi loại này của thè giới, tương đương 6 - 7 tỷ USD/năm.
Tại Seattle, M ỹ muốn lái WTO theo hướng ký các hiệp định có lợi cho Mỹ bằng việc hủy bỏ mọi hàng rào thuế quan và các loại che chắn khác làm cản trở tự do buôn bán ở nước ngoài, bảo đảm cho hàng hóa, trước hết là của Mỹ, được tự do xâm nhập vào các thị trường nước ngoài.
Mỹ dựng lên “hàng rào từ thiện” dưới chiêu bài “bảo vệ con người” như Mỹ đã tuyên bố, theo đó Mỹ sẽ không mua hàng hóa và dịch vụ của những nước do lao động trẻ em làm ra, hay của những công ty, doanh nghiệp bắt công nhân phải làm việc trong nhũng điều kiện tồi tệ với các đồng lương chết đói. Ngay từ lúc chuẩn bị cho đến khi diễn ra Hội nghị Seattle, Mỹ khăng khăng đòi đàm phán trong một chương trình nghị sự hạn chế, đưa ra các tiêu chuẩn lao động tối thiểu, không chịu đưa ra bàn phương án áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, nhưng lại đặc biệt nhấn mạnh vấn đề xóa bỏ tài trợ cho nông nghiệp.
Thực tế cho thấy, các nước tư bản phát triển đóng vai trò quyết định trong việc lập chương trình nghị sự của GATT trước đây và WTO hiện nay nên họ có điều kiện đưa ra và quyết định các vấn đề có lợi cho họ và ngày càng áp đặt nhiều gánh nặng lên vai các nước đang phát triển.
Các vấn đề đã và đang được đàm phán ở WTO như: thương mại dịch vụ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, đầu tư nước ngoài, bảo vệ môi trường, mua sắm của các chính phủ và mới đây nhất là vấn đề thưoĩig mại điện tử toàn cầu...đều do các nước phát triển khởi xướng và đưa ra đàm phán ký kết, rồi sau đó gây áp lực buộc các nước đang phát triển phải tham gia. Do vậy, các nước đang phát triển cần đoàn kết đòi Mỹ và các nước phát triển khác phải xem xét lại, sửa lại, cải cách những quy chế thương mại do một số ít nước thông qua cách đây đã nửa thế kỷ và những quy chế thương mại hiện hành có lợi cho Mỹ và các nưóc tư bản phát triển khác để giảm bớt thiệt thòi cho họ. Đồng thời, các nước đang phát triển cũng cần chuẩn bị tốt hơn và tham gia tích cực hơn vào các vòng đàm phán thương mại tiếp theo để bảo vệ lợi ích thiết thân của họ.
Muốn làm được điều đó, các nước đang phát triển cần chú trọng đến những việc như: tập trung sức lực để nâng cao sự hiểu biết và khả năng thương ỉượng, thỏa thuận các vấn để phức tạp trong chương trình nghị sự của WTO và thương mại nói chung; cố gắng chủ động đưa ra những đề nghị mới có lợi cho các nước đang phát triển và hạn chế tình trạng luôn phải chạy theo và làm theo các chương trình do các nước phát triển đặt ra.
Hội nghị Seattle đã kết thúc nhưng mâu thuẫn Bắc - Nam (giữa nhóm nước phát triển và nhóm nưóc đang phát triển), mâu thuẫn Bắc - Bắc (giữa Mỹ và EU) vẫn còn đó. Chương trình nghị sự vòng đàm phán mới của WTO dự kiến vào tháng 1 năm 2000 không thành. Hội nghị Seattle tháng 11 năm 1999 thể hiện rõ rệt nhất sự chi phối và áp đặt của các nước tư bản phát triển. Đó là một thực tế không mấy vui vẻ trong đời sống kinh tế quốc tế.
Thừa nhận sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, thừa nhận tính chất chính trị của toàn cầu hóa kinh tế không có nghĩa là chúng ta tẩy chay, từ chối tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mà ngược lại, chúng ta phải tích cực tham gia vào quá trình đó và phải đấu tranh không mệt mỏi vì một quá trình toàn cầu hóa kinh tế hướng tới sự tiến bộ và phát triển bển vững, đồng đểu của toàn nhân loại.
Chủ nghĩa tư bản đang mưu toan phổ biến các giá trị và luật chơi của họ trên quy mô toàn cầu, song họ đang vấp phải xu hướng vươn tới tự do, bình đẳng của toàn thể nhân loại. Vì vậy, chính trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, chủ nghĩa tư bản cũng sẽ buộc phải biến đổi. Trong qúa trình toàn cầu hóa kinh tế, các giá trị văn minh, nhân đạo của loài người sẽ được chấp nhận. Đó chính là quá trình hội nhập, giao thoa của các nền kinh tế, các giá trị văn hóa và chính trị của các dân tộc. Và chính trong quá trình này, những cái gì là tiến bộ sớm muộn tất yếu cũng sẽ được lịch sử chấp nhận và phổ biến. Đó là quy luật vận động phát triển của xã hội.