Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang gia tăng mạnh mẽ gán liền vói xu th ế khu vực hóa

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 67 - 76)

Đi liền với toàn cầu hóa kinh tế là sự hình thành các thị trường kinh tế khu vực. Đây là nét mới và là một trong những đặc trưng của xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, nó biểu hiện hướng phát triển quan trọng của nền kinh tế thế giới.

Nếu quá trình toàn cầu hóa kinh tế có xu thế phá vỡ hàng rào ngàn cách giữa các quốc gia, nhằm xâm nhập và làm cho chúng phụ thuộc lẫn nhau để hình thành các mối quan hệ có tính thống nhất trên quy mô toàn cầu, thì quá trình khu vực hóa kinh tế với những hiệp định cam kết giữa các nhà nước với nhau, lại là sự phản ứng đáp lại những thách thức mà toàn cầu hóa kinh tế đặt ra, nhằm duy trì, bảo vệ, củng cố và phát triển các lợi ích kinh tế khu vực. Hai xu thế này bổ sung cho nhau, chế định, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quan hệ với toàn cầu hóa kinh tế thì xu thế khu vực hóa được xem là bước khởi đầu, bước thử nghiệm để tiến tới toàn cầu hóa.

Chúng ta đều biết, trong nền kinh tế thế giói ngày nay, sự phát triển không đồng đều giữa các nước từ lâu nay đã trở thành vấn đề mang tính lịch sử. Trong gần 3 thế kỷ qua, n hít là trong thế kỷ 20, sau khi tận dụng được những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới nhất và những bí quyết công nghệ quan trọng, nhiều nước trên thế giới thuộc các châu lục khác nhau đã trở thành các nước công nghiệp phát triển với nền khoa học và công nghệ tiên tiến, kết cấu hạ tầng công nghiệp và thông tin hoàn hảo, thị trường mở rộng, sức cạnh tranh lớn và thu nhập quốc dân cao. Còn các nước đang phát triển chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức lao động dồi dào và rẻ, kết cấu hạ tầng rất lạc hậu, một bộ phận không nhỏ dân cư còn sống trong tình trạng nghèo khổ, trình độ dân trí thấp và mới ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. Bởi vậy, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đã hình thành nhiều mối quan hệ có tính hai mặt: vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các nước giàu và các nước nghèo, giữa các nước lớn và các nước nhỏ. Trong quá trình đấu tranh đó, lợi thế luôn thuộc vể các nước giàu và các nước có nền kinh tế ổn định.

Như vậy, trong thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới đã hình thành hai xu thế có tính đối lập nhau: tự do hóa và bảo hộ mậu dịch. Điều này được phản ánh khá rõ nét trong quá trình thương lượng dai dẳng qua 7 vòng đàm phán của GATT về quan hệ mậu dịch song phương và đa phương, cũng như qua sự thất bai của Hôi nghị vừa qua của WTO về thương mại hóa và tự do hóa tổ chức từ ngày 30/11/1999 đến ngày 3/12/1999 tại Seattle (Mỹ).

Xu thế bảo hộ mậu dịch vẫn tồn tại ở một số nước, nhất là ở các nước đan°- phát triển. Tuy được hưởng chế độ ưu đãi mậu dịch trong hệ thống thươnơ mại mới, nhung do phải đối phó với những loại hàng hóa có chất

lượng cao được tự do di chuyển trên thị trường, nên một số lĩnh vực sản xuất nội địa của các nước đang phát triển đã bị bóp -nghet và phá sản. Bởi vây, bằng cách này hay cách khác, các nước đang phát triển vẫn phải tiếp tục tìm cách bảo vê nền kinh tế quốc gia còn non yếu của họ.

Vào nửa sau thế kỷ 20, với tính chất phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế thế giới đã bị nhiều chao đảo và chịu tác động của nhiều xung lực. Một mặt, hiệu quả điều tiết vĩ mô của nhà nước chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi của từng quốc gia. Mặt khác, sức mạnh điều tiết đối với thị trường toàn cầu, nhất là đối với thị trường vốn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế vẫn còn chưa được thể hiện đầy đủ. Kết quả là, tính tự do của cơ chế thị trường, cũng như tầm tác động của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế đã vượt khỏi khuôn khổ điều tiết cục bộ của từng quốc gia và gây ra nhiều biến động lớn cho nền kinh tế thế giới. Chẳng hạn, sự lối loạn của hệ thống tài chính thế giới vào năm 1929 đã dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929 - 1930. Đầu thập niên 90, sự sụp đổ thị trường chứng khoán ở Nhật Bản đã gây thất thoát khoảng 500 tỷ USD, khiến cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào cảnh suy thoái. Hay các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Mexico tháng 12/1994 và mới đây là ở Thái Lan tháng 7/1997 đã làm chao đảo nền kinh tế thế giới.

Trước sự vận động không được điều tiết tốt của nền kinh tế toàn cầu và sự đơn lẻ của các nhà nước, thậm chí ngay cả những nước phát triển nhất như Mỹ hoặc một số tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế lớn khác như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)... cũng đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trước những rủi ro, biến động của thị trường. Điều này chứng tỏ, trước nhũng vấn đề kinh tế toàn cầu, cần phải có sự đồng thuận và sự hợp tác của các nước trong khu vực, cũng như cộng đổng quốc tế. Đó là chưa kể đến việc phải đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên quy mô thị trường toàn cầu. Bởi vậy muốn tạo ra một môi trường an toàn, an ninh về kinh tế nhằm tăng cườnơ sức cạnh tranh để tổn tại và phát triển, các nước có điều kiện gần gũi về địa lý đã liên kết với nhau theo khu vực, hình thành nên những khu vực có tính địa - chiến lược về mặt kinh tế.

Kết quả là quá trình khu vực hóa kinh tế đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trong vòng 50 năm qua, đã có 153 hiệp định thương mại khu vưc đươc ký kết giữa các quốc gia và đã được thông báo cho tổ chức

GA IT/WTO biêt. Đa số các hiệp định trong đó cho tới nay vẫn còn có hiệu lực và một nửa trong số các hiệp định đó mới được ký từ năm 1990 tới nay.

Tuy nhiên, khu vực hóa cũng có nhiều hình thức và mức độ khác nhau, từ một vài nước và lãnh thổ liên kết với nhau đến nhiều nước tham gia vào một tổ chức kinh tê khu vưc mang tính địa lý. Mục đích chính của các tổ chức kinh tế khu vực này là hỗ trợ nhau cùng phát triển, đẩy mạnh phối họp và họp tác về thuê quan, mậu dịch, tài chính, tiền tệ, chính sách công nghiệp, nông nghiệp, mở cửa thị trường với nhau, thúc đẩy phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất và tiêu thụ, tăng cường các quan hệ kinh tế và vai trò của các nước và khu vực mình trong nền kinh tế thế giới, tận dụng nhũng ưu thế của khu vực trong quá trình tùng bước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay có các tổ chức khu vực đáng chú ý nhất như: Liên minh Châu All (EU) có 15 thành viên (gồm: Anh, Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Áo, Luxembourg, Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy); Khu vực mậu dịch tự do Bắc M ỹ (NAFTA) có 3 thành viên (gồm: Hoa Kỳ, Canada, Mexico); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có 10 thành viên (gồm: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei Darussalam, Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Myanmar); Diễn đàn hợp tác Châu Ả - Thái Bình Dương (APEC) có 21 thành viên (gồm: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, LB Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ, Việt Nam); Khu vực thương mại tự do M ỹ Latinh (MERCOSUR), T ổ chức hợp tác khu vực Nam Ả (SAARC)...

Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế có quy mô nhỏ hơn - đó là các tổ chức (tam giác, tó giác) liên kết kinh tế cấp tiểu vùng ở khắp các châu lục như Châu Âu có Hiệp hội buôn bán tự do Châu Âu (gồm các nước Na Uy Thụy Sĩ, Áo, Ailen, Phần Lan, Thụy Điển); ở Châu Á ngoài tổ chức cấp khu vực như ASEAN còn có các hình thức liên kết cấp tiểu vùng như tam o-iác tănơ trưởng Nam ASEAN (gồm Singapore, Malaysia, Indonesia); tam ơiác tãnơ trưởng Đông ASEAN (gồm Philippines, Indonesia, Malaysia); Dự án phát triển Tiểu vùng Mê Kông (gồm Lào, Cămpuchia, Việt Nam,

Myanmai và tinh Vân Nam (Trung Quốc); Tam giác Nam Trung Hoa (gồm Trung-Quốc, Hồng Kông, Đài Loan); Đông Bắc Á có Chương trình phát triển sông Tju-men (gồm Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông cổ , Liên bang Nga); ở Châu Phi có Cộng đổng kinh tế khu vực Trung Đông - Bắc Phi; ở Mỹ Latinh có Thị trường chung Nam Mỹ (gồm Brazil, Argentia, Paragoay và Uragoay)...

Trong các tổ chức kinh tế khu vực, mức độ gắn kết của các thành viên trong mỗi khu vực là không giống nhau. Có những tổ chức kinh tế khu vực được hình thành nhằm tiên tới tự do hóa mậu dịch hoặc đầu tư, hoặc nhằm tư do hóa toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất. Căn cứ theo mức độ liên kết, các nhà nghiên cứu đã chia các tổ chức kinh tế khu vực thành các loại như sau:

- K hu vực m ậu dịch tự do: đòi hỏi phải xóa bỏ các hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên, trong khi vẫn duy trì hàng rào thuế quan với các nước bên ngoài khư vực (như APEC, AFTA, NAFTA).

- Liên minh th u ế quan: về thực chất là một khu vực mậu dịch tự do nhưng thực hiện một biểu thuế quan chung thống nhất đối với các nước ngoài (loại hình này được vận dụng ở các tổ chức kinh tế khu vực Châu Phi và Mỹ Latinh).

- T hị trường chung: về thực chất là một liên minh thuế quan trong đó cho phép tự do luân chuyển các yếu tố sản xuất như tư bản, vốn, lao động..., thí dụ trong phạm vi EU.

- K hu vực liu đãi thương mại: trong đó thực hiện việc giảm thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên.

- Liên m inh kỉnh tế tiền tệ: đòi hỏi phải có một thị trường chung cùng với sự thống nhất về các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, xã hội... của các nước tham gia.

Động lực gia tăng xu thế khu vực hóa trong giai đoạn hiện nay xuất phát từ mục đích phát huy những lợi thế so sánh, những nét tương đồng của các quốc gia trong mỗi nhóm khu vực. Đồng thời xu thế khu vực hóa còn được đẩy mạnh bởi chính xu hướng toàn cầu hóa gia tăng mạnh mẽ vượt trước cả việc hoàn thiện những định chế toàn cầu để quản lý quá trình này.

Xét cho cùng, toàn cầu hóa kinh tế về bản chất là quá trình đi đễn tự do hóa các yếu tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu nhằm phục vụ cho lợi ích kinh tế của các dân tộc. Tuy nhiên, do những khác biệt về trình độ phát triển, về nguồn lực sản xuất đã đưa lại những lợi ích khác nhau đối với các nước khi tham gia vào quá trình này. Do vậy, để khắc phục điều đó, các quốc gia có những điểm tương đồng tìm đến với nhau tạo lập các tổ chức kinh tế, tạo cho nhau những điều kiện thuận lợi hơn các quy định quốc tế hiện hành. Như vậy, xét về trình độ, họp tác hóa khu vực hiện nay cao hơn so với toàn cầu hóa kinh tế.

Việc nâng cao trình độ họp tác hóa khu vực, xét về tương lai, chính là cơ cho việc thực hiện toàn cầu hóa kinh tế, và cũng vì vậy, sự ra đời hàng loạt các tổ chức kinh tế khu vực như đã nói tiên đây, cũng như sự phát triển quy mô địa lý của các tổ chức khu vực trẽn cơ sở bổ sung các thành viên hay hợp nhất các tổ chức khu vực chính là bước tiến ngày càng gần hơn đến tự do hóa trên phạm vi toàn cầu.

Như vậy, có thể nói, khu vực hóa là bước phát triển tất yếu trên con đường đi tới toàn cầu hóa kinh tế, trong đó họp tác hóa kinh tế khu vực càng phát triển càng tạo thêm điều kiện và động lực cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

Chương 3

VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ KHU v ự c VÀ THÊ GIỚI 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề hội nhập và

phát triển

Các kỳ đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam gần đây (Đại hội VI, v n , VIII) đều đề ra đường lối chiến lược đúng đắn liên quan đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại của nước ta, trong đó khẳng định về sự cần thiết phải tham gia quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vì thế và lực của nước ta chưa đủ mạnh nên chúng ta chủ trương “hội nhập từng bước” , “hội nhập nhưng không hòa tan” và “giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa vãn hóa, khoa học và công nghệ của th ế giới" trong quá trình hội nhập quốc tế.

Như vậy, vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay không phải là có hội nhập hay không, mà là làm thế nào để đảm bảo được lợi ích dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Lọi ích dân tộc được thể hiện trong các mục tiêu dài hạn như đã được xác định trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước, là “dân giàu, nước mạnh, x ã hội công bằng, văn minh” và được cụ thể hóa trong mục tiêu tùng giai đoạn trung hạn 5 năm và hàng năm. Hội nhập kinh tế với thế giới góp phần thực hiện các mục tiêu đó bằng cách mở rộng không ngừng các quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước và các tổ chức quốc tế, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài để bồi dưỡng nguồn lực trong nước, tạo thành một hợp lực nhằm đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực, từ đó tạo ra tiền đề cho việc hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới có quan hệ với nhận thức về độc lập tự chủ, an ninh quốc gia, đinh hướng XHCN và bản sắc văn hóa dân tôc. Hiên nay, nhiều người đang có những băn khoăn chính đáng về việc làm thế nào để xử lý đúng đắn những vấn đề quan trọng đó của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đôc lâp tư chủ trước hết là việc tự lựa chọn mô hình phát triển đất nước tự quyết định và đề ra đường lối, chính sách, mục tiêu kinh tế - xã hội

của đ ít nước trong từng thời kỳ và các quyết sách để thực hiện các mục tiêu đó; đồng thời tự giác và chủ động mở rộng các quan hệ quốc tế thích ứng với xu thế của thời hiện đại nhằm tận dụng tối đa lợi thế so sánh của dân tộc trong một thế giới vàra hợp tác, vừa cạnh tranh.

Quan niệm độc lập tự chủ theo kiểu tự cấp, tự túc, xây dựng cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, một nền kinh tế hướng nội, đã được kinh nghiệm thực tế của nước ta cũng như của thế giới chứng minh là không phù hợp với xu thế chung của thời đại và không có hiệu quả, đẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển. Ngược lại, chính việc mở rộng hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nhanh chóng quan hệ kinh tế song phương, đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế đã tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích với nhau, tạo ra thế và lực mới cho việc bảo vệ độc lập của đất nước. Bởi vì, chính các nhà đầu tư nước ngoài, các bạn hàng của ta ở các nước khác, một mặt, tìm

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 67 - 76)