Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là giai đoạn phát triển cao của quốc tê hóa kinh tế

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 42 - 51)

tê hóa kinh tế

Chúng ta đều biết, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra năng lực phát triển sản xuất mà chưa nền văn minh nào trước đó đạt được. Số của cải mà chủ nghĩa tư bản làm ra trong 100 năm gần đây có thể bằng tổng số của cải của hàng ngàn năm trước đó cộng lại. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các cuộc chiến tranh giành giật thị trường cũng không ngừng diễn ra. Chính qua các cuộc chiến tranh này, các quốc gia tư bản như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và đặc biệt là Anh quốc, từ thế kỷ 18 đã triển khai một sức mạnh kinh tế, hàng hải, quân sự bao tràm thế giới. Như vậy, có thể nói, thời đại quốc tế hóa đã mỏ' ra và được triển khai trong vũ lực, bóc lột đối vói các vùng thuộc địa.

Vào thế kỷ 19, thế lực kinh tế, chính trị và quân sự của đế quốc Anh phát triển mạnh mẽ, khống chế gần như toàn bộ thế giới. Cho đến đầu thế kỷ 20, nước Anh đã kiểm soát các đường giao thông hàng hải quốc tế và khống chế nhiều vùng thuộc địa rộng tới 1/5 diện tích toàn bộ trái đất, vói 423 triệu dân (khoảng 1/4 dân số thế giới lúc đó). Sự hội nhập của các nước thuộc địa vào thị trường thế giới đã đưa đến sự biến động của luồng di dân, thúc đẩy gia tăng dân số và giao lưu phát triển kinh tế. Vào nửa sau thế kỷ 19, mậu dịch giữa các nước mà trung tâm đặt tại London thủ đô nước Anh đã trỏ' thành một hệ thống thống nhất sau khi các quốc gia chính ỏ' Cháu Âu công nhận chế độ kim bản vị.

Từ nửa sau thế kỷ 19 cho đến nay, quá trình quốc tế hóa đã trải qua ba thòi kỳ hay ba làn sóng quan trọng.

- Làn sóng đầu tiên diễn ra trong khoảng 50 năm trước chiến tranh thế thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ này, những sự giao lưu trao đổi quốc tế và

liên lục địa đã phát triển nhanh hơn cả sự sản xuất; những dòng tài chính tăng nhanh hon nhiều trên quy mô thế giới so với sự tăng trưởng của việc trao đổi và sản xuất trên toàn thế g ió i Vào lúc đó, những bất bình đẳng về

kinh tế - chính trị - xã hội giữa các nước, giữa các vùng và trong từng nước, từng vùng tăng lên nhanh chóng. Đồng thời lúc đó cũng diễn ra sự di cư quốc tế tự do hơn bây giờ nhiều với hàng chục triệu người Châu Âu đã rời bỏ quê hương để sang Mỹ, Australia, New Zeland...

- Làn sóng thứ hai của quốc tế hóa diễn ra vào những năm 50 và 60 của thế kỷ 20, tức là thời kỳ có sự giảm bớt quan trọng những rào chắn trong trao đổi quốc tế, nhất là trong nhũng nền kinh tế phát triển. Ớ giai đoạn này đã có một sự tăng trưởng về trao đổi quốc tế lớn hơn nhiều so với sản xuất trên thế giới, đã có sự bùng nổ thực sự của những luồng tài chính trên phạm vi toàn cầu, đã có sự bùng nổ hoạt động của các công ty quốc gia. Thời kỳ này đã bắt đầu nảy sinh những nhận thức về sự xói mòn dần chủ quyền quốc gia.

- Làn sóng thứ ba bắt đầu từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 trở lại đây. ơ giai đoạn này, chúng ta thấy có sự co hẹp quan trọng của những lào chắn trong trao đổi, buôn bán, trong những dòng tài chính và trong đầu tư, có sự tăng trưởng nhanh chóng vể sản xuất và sự tăng trưởng còn quan trọng hơn nữa về những trao đổi quốc tế, đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh về tài chính và đầu tư quốc tế trên bình diện không cân bằng trong nội bộ các nước và giữa các nước với nhau.

Để thấy rõ hơn sự cách biệt của làn sóng thứ ba của xu thế quốc tế hóa kinh tế tức là toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, chúng ta cần đi sâu làm rõ một số điểm cơ bản của xu thế này trên các phương diện chính sau đây:

T hứ nhất là, trong làn sóng th ứ ba này, tốc đô tăng trưởng máu dich th ế giói vưot xa tốc dô tăng trưởng kinh tế. Đây là đặc trưng nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế. Điều này chứng tỏ, một phần GDP của các nước phải được nước khác thu mua lại mới có thể thực hiện được giá trị của nó. Đây cũng là kết quả của phân công quốc tế không ngừng sâu sắc.

Trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1947, thương mại thế giới tăng chưa đầy 2 lần, thì từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến năm 1990 thương mại thế giới tăng lên 50 lần, có nghĩa là tăng gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng sản xuất. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới đã tăng từ

50 tỷ USD đầu những năm 1950 lên 5.100 tỷ USD vào năm 1986. Năm 1950, ơiá trị thương mại thế giới chỉ-chiếm 7% GDP toàn cầu thì năm 1999 đã chiếm tới 23%. So với năm 1950, tổng khối lượng thương mại thế giới của năm 1999 đã tăng lên 17 lần, trong khi đó, tổng sản lượng GDP của thế giói chỉ tăng hơn 5,5 lần.

Nếu trong thập kỷ 80, doanh số mậu dịch hàng hóa là 2.000 tỷ USD, thì riêng trong năm 1996, con số này đã lên tới 5,15 ngàn tỷ USD (chưa tính các dịch vụ thương mại trị giá tới 1,275 ngàn tỷ USD); năm 1997 là 5,32 ngàn tỷ USD (chưa tính các dịch vụ thương mại là 1,32 ngàn tỷ USD); và năm 1998 là 5,92 ngàn tỷ USD (chưa tính các dịch vụ thương mại là 1,39 ngàn tỷ USD).

Trong khoảng 10 năm, từ 1987 đến 1997, tổng khối lượng thương mại thế giói đã tăng lên gấp 2 lần và nếu tính theo đồng giá sức mua (PPP), thì thị phần của thương mại trong GDP thế giới đã tăng từ 20,6% tới 29,6%. Được hậu thuẫn bởi cuộc cách mạng thông tin, thương mại dịch vụ thậm chí còn tăng nhanh hơn nữa. Xuất khẩu dịch vụ của thế giới, sau khi đã tăng lên gấp 3 lần, từ 392 tỷ USD năm 1980 lên tới 1,4 ngàn tỷ USD năm 1997; vào năm 1999 đã chiếm tới 1/4 tổng xuất khẩu hàng hóa của thế giới. Trong 3 thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất thế giới.

Trong thập kỷ 70, tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là 5,8%/ năm, hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới.

Trong thập kỷ 80, tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là 6%/ năm, hơn 2 lần so vối tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới.

Trong thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là 7%/ năm, hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu của thế giới hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm thế giói. Cơ cấu hàng hóa trong thương mại thế giới được mở rộng trong phạm vi lớn hơn, không chỉ bao gồm những thành phẩm và bán thành phẩm của công nghiệp truyền thống, sản phẩm nông nghiệp sơ chế, mà còn bao gồm cả sản phẩm kỹ thuật cao, công nghệ dịch vụ, ngoại tệ, cổ phiếu,

chứng khoán, giá trị trao đổi sản phẩm vô hình ngày càng tăng. Cơ cấu khu vực của thương mại cũng thay đổi. Mặc dù những hoạt động thương mại thế ơiới chủ yếu bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, nhưng những năm gần đây, thương mại giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đều gia tăng. Nói cách khác, trên thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Thương mại thế giới đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất cũng là những nước có nền kinh tế phát triển nhất. Theo các chuyên gia kinh tề của IMF và WB, nếu thương mại thế giới tăng thêm 100 tỷ USD thì sẽ thúc đẩy kinh tế thế giới tăng thêm được 10 tỷ USD. Các nước thuộc Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế (OECD - gồm 29 nước) chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới và chiếm 60% xuất khẩu thế giói. Ngoại thương chiếm từ 40 đến 60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu.

Trong cấu trúc của nền thương mại thế giới hiện nay xuất hiện dạng hình buôn bán mới về hàng hóa và dịch vụ. Điều đó được thể hiện qua sự gia tăng mạnh mẽ của giao dịch buôn bán các cấu kiện. Các cấu kiện được sản xuất trên nhiều quốc gia trước khi được ráp nối thành sản phẩm hoàn chỉnh. Việc phát triển kỹ thuật tin học là điều kiện quan trọng cho phát triển dạng hình sản xuất và buôn bán mới này (buôn bán cấu kiện).

Theo con số ước tính của Ngân hàng thế giới, vào đầu những năm 1990 có khoảng 1/3 tổng lượng hàng hóa chế tạo buôn bán là cấu kiện. Dạng hình buôn bán này đã tạo ra màng lưới sản xuất toàn cầu liên kết các chi nhánh trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia với các nhà kỹ thuật thiết kế, sản xuất và phân phối. Dạng hình buôn bán mới này còn được thể hiện ở sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử.

Với lợi thế của thương mại điện tử trong giao dịch, thanh toán, quản lý..., thương mại điện tử đã bao trùm hầu như toàn bộ các thương vụ ở các quy mô khác nhau với tính chất an toàn, thuận thiện, nhanh và rẻ nhất. Các chu trình mua, bán của thương mại điện tử được thực hiện bằng một loạt hoạt

độnơ- các hoạt động này có tính chất trợ giúp tích cực cho các hành vi thương mại mua và bán hàng hóa và dịch vụ và chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau.

Thương mại điện tử làm dễ dàng hơn, thuận tiện hơn cho các quan hệ nội bộ cải thiện quan hệ với khách hàng, giảm nhẹ hoặc loại trừ các bất cập về thời gian và địa điểm trong giao nhận hàng hóa và dịch vụ, cho phép các công ty quản lý các cửa hàng, kho hàng, lập danh mục hàng theo yêu cầu và phân phối sản phẩm qua mạng thông tin.

Thương mại điện tử giúp người mua đặt hàng, lựa chọn chào hàng, lựa chọn nhà cung cấp, xác định mọi tình huống và phát đơn đặt hàng; giúp người bán xác thực tín dụng, kiểm tra đơn hàng, lịch cập bến, xác định kho lưu hàng và phát đon báo...theo các chuẩn của quy trình bảo đảm chữ tín và chi phí thấp nhất nhờ mạng lưới các trang chủ (website) và các thể chế tương ứng. Thương mại điện tử có rất nhiều ưu việt như giảm thời gian của các thương vụ, người mua gặp người bán đúng yêu cầu trong thị trường rộng lớn với thời gian ngắn nhất, mở rộng thị trường cho mọi hàng hóa có sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng của các thương vụ... Đặc biệt, thương mại điện tử cực kỳ lợi hại trong nền kinh tế tri thức, vì khi đó phần lớn hàng hóa là hàng hóa mềm nên có thể gửi qua mạng mà không cần đến các phương tiện vận tải.

Theo dự đoán, trong nhũng năm đầu thế kỷ 21, doanh số thương mại điện tử tại Mỹ sẽ đạt 320 tỷ USD. Với thương mại điện tử, các hoạt động thương mại toàn cầu thực sự gắn bó chặt chẽ với nhau qua mạng Internet. Có thể nói, thương mại điện tử là công cụ đắc lực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

T h ứ hai là, trong làn sóng th ứ ba, có sư gia tăng m anh m ẽ của quá trình tư do hóa, toàn cầu hóa thi trường tài chính thê giói vói quy mô Ill'll đông vốn quốc tế lớn chưa tìũig thấy.

Toàn cầu hoá thị trường tài chính là một quá trình, nhưng không phải là một quá trình phát triển theo đường thẳng, mà là quá trình có những đợt phát triển tăng vọt và những đợt thụt lùi. Sự quốc tế hoá hay toàn cầu hoá tài

chính phát triển nổi bạt từ cuối thế kỷ 19, khoảng từ năm 1880 đến năm 1914. Sau đó, có một giai đoạn nhảy vọt mói về toàn cầu hóa tài chính, nhất là từ đầu những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay. Xen kẽ vào những đọt phát triển nhảy vọt là đợt suy giảm của toàn cầu hóa tài chính, đặc biệt là vào thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự bùng nổ mới của toàn cầu hóa tài chính trong làn sóng thứ ba của toàn cầu hóa kinh tế nói chung là do sự gia tăng tự do hóa tài chính qua việc phá bỏ quy chế của thị trường tài chính quốc tế và gắn kết với sự phát triển của những công nghệ mới, nhất là công nghệ điện tử - tin học, tạo thành một động lực thúc đẩy toàn cầu hóa tài chính.

Một lý do dễ nhìn thấy là, toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi nguồn vốn phải được toàn cầu hóa. Theo đà phân côn? quốc tế ngày càng sâu sắc, cùng với

sự phát triển nhanh chóng của các công ty xuyên quốc gia, nên quy mô lưu động vốn ngày càng tăng và nay đã đạt đến mức kỷ lục.

Theo số liệu thống kê, vào thời kỳ năm 1973, lượng vốn lưu động trên thị trường thế giới đạt hơn 20 tỷ USD/ ngày; đến năm 1983 đã lên tới 60 tý USD/ ngày; năm 1989 là 590 tỷ USD/ ngày; năm 1992 là 820 tỷ USD/ ngày; năm 1995 là 1.200 - 1.300 tỷ USD/ ngày và đến những tháng đầu năm 2000 là khoảng 1.500 - 2.000 tỷ USD/ ngày. Tổns tài sản tài chính được trao đổi trên thị trường toàn cầu năm 1980 là 5.000 tỷ USD, đến năm 1996 tăng vọt lên tới 35.000 tỷ USD và dự kiến trong năm 2000 sẽ đạt 83.000 tỷ USD, tức là gấp khoảng 3 lần GDP của các nước thành viên OECD.

Thị trường tài chính hiện nay là thị trường toàn cầu vận hành liên tục suốt 24 giò' được kết nối bởi hệ thống thông tin vệ tinh và mạng lưới máy tính. Dao động tài chính ở bất cứ nước nào cũng đều sẽ nhanh chóng được tất cả mọi nơi trên thế giới biết đến. Ngày nay có khoảng 7.200 tỷ đô la vốn nhàn rỗi, sẵn sàng kiếm lợi từ những dao động trên thị trương tài chính thế giới. Với sự trợ giúp của mạng lưới máy tính, khiến cho việc điều động hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đô la xuyên quốc gia dễ như trở bàn tay và chỉ trong giây lát đã hoàn thành. Bởi vậy, thị trường tài chính có tiềm ẩn rủi ro, mà những công cụ tài chính để “dùng con săn sắt bắt con cá rô” lại không

ngừng phát triển từ đơn giản đến phức tạp, các mánh khóe tài chính cũng đang không ngừng đổi mới càng làm cho việc kiểm soát nhũng rủi ro tài chính trở nên khó khăn hơn.

Một điều rất đáng chú ý là trong toàn cầu hóa tài chính, thứ bậc quốc tế giữa các đồng tiền của các quốc gia cũng như giá trị tài chính của các thị trường chúng khoán (khoảng 20.200 tỷ USD hiện nay) cũng phân định ngôi thứ rất rõ rệt. Các thị trường chứng khoán New York, London, Paris, Tokyo, Frankfurt... luôn đứng ở vị trí hàng đầu, là hàn thử biểu của thị trường tài chính quốc tế. Sự phân chia thứ bậc giữa các đồng tiền và các thị trường chứng khoán thể hiện ra, một mặt giữa các nước phát triển với nhau; mặt khác là giữa các nước phát triển với các nước mới đang trỗi dậy.

Xét về mặt tiền tệ, đồng đô la Mỹ vẫn đứng trên đỉnh cao của các đồng tiền trên thế giới. Đó cũng là đơn vị tính toán chính trên thế giới. Tất cả các lĩnh vực quan trong trong mậu dịch thế giới đều được tính toán bằng đô la. Việc so sánh tổng sản phẩm quốc gia giữa các nước khác nhau cũng được tính bằng đô la. Các tài khoản trên thế giới đều được tính bằng đô la. Đồng đô la là đồng tiền lưu thông có tính chất nền tảng của thị trường tài chính ngoại hối khổng lồ. Quả thực, đó là đồng tiền có tầm quan trọng ghê gớm về

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 42 - 51)