Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình vận động khách quan của lịch sử bao hàm trong đó đồng thời xu hướng tự do hóa gán liên vói việc

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 51 - 53)

lịch sử bao hàm trong đó đồng thời xu hướng tự do hóa gán liên vói việc hội nhập kinh tế quốc tế

Trong giai đoạn quốc tế hóa trước đây, việc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, mà thực chất là sự bành trướng các hoạt động kinh tế vượt ra ngoài khuôn khổ của biên giới quốc gia không gắn với việc tự do hóa các hoạt động kinh tế. Đôi khi cùng với quá trình bành trướng của hoạt động kinh tế lại có sự gia tăng của các biện pháp bảo hộ các thị trường, các nhượng địa.

Thực tế sự phát triển của các quốc gia tư bản phát triển đã cho thấy rõ điều đó. Chẳng hạn, trong thế kỷ 19, khi nước Anh có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất, nó đã ủng hộ tự do hóa mậu dịch, trong khi nước đã từng là thuộc địa của nước Anh là Mỹ, lại cố bám giữ chính sách bảo hộ mậu dịch để bảo vệ những sản phẩm non nớt của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền mậu dịch thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sao đã đổi ngôi, đến lượt Mỹ tăng cường thúc đẩy việc phá bỏ hàng rào thuế quan để nó có thể xuất khẩu nhiều ho'n hàng hóa của nó sang các nước Châu Âu và thế giới.

Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, bành trướng thế lực kinh tế ra bên ngoài rất nhanh và mạnh. Tuy vậy, nền kinh tế Nhạt Bản trong thập kỷ 60 và 70 là một trong số những nền kinh tế bảo hộ cao nhất thế giới tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, cho đến mãi nửa sau của thập kỷ 70, Nhật Bản mới hoàn thành quá trình tự do hóa thị trường vốn, và cũng mới gần đây thôi Nhật Bản mới mở cửa thị trường gạo. Vào cuối năm 1974, tỷ lệ trong nhập khẩu hàng chế tạo so với GDP của Nhật Bản là 2%, so với mức 15% của các nước Châu Âu như Pháp, Đức và hơn 20% của Anh. Riêng Hàn Quốc, họ đã bảo hộ nền công nghiệp ô tô trong suốt 30 năm trời cho tới khi họ trở thành một nhà sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn của thế giới.

Sự tách ròi giữa tụt do hóa và hội nhập, trong đó việc hội nhập, bành trướng hoạt động kinh tế ra bên ngoài biên giới quốc gia vượt trước sự tự do hóa là đặc điểm của giai đoạn quốc tế hóa trước đây. Trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, việc hội nhập quốc tế gắn liền đồng thời với tự do hóa. Không thể hội nhập kinh tế quốc tế mà không có sự tự do hóa nền kinh tế dân tộc. Đây là đặc điểm mới của xu thế toàn cầu hóa kinh tế ngày nay.

Đương nhiên, việc hội nhập quốc tế có nhiều mức độ, nhiều tầng nấc và nó gắn liền với mức độ của tự do hóa. Trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế càng sâu thì tự do hóa càng rộng. Không có một quốc gia nào có thể hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mà lại có thể không tự do hóa. Cơ sở của sự gắn bó chặt chẽ giữa hội nhập và tự do hóa chính là do sự phát triển sâu sắc của sự phân công lao động quốc tế.

Ngày nay với cơ chế thị trường thống nhất, các quốc gia tham gia vào sự phân công lao động quốc tế ngày càng làm cho các nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Mỗi nền kinh tế dân tộc là một bộ phận của cái chỉnh thể toàn cầu, gắn bó và phụ thuộc vào kinh tế toàn cầu. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế mói là con đường hiệu quả nhất để phát huy thế mạnh và lợi thế so sánh của từng nưóc trong phân công lao động quốc tế. Chính sự phân công lao động quốc tế cũng là cách tốt nhất để bổ sung cho điểm yếu của nền kinh tế dân tộc.

Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với tự do hóa kinh tế, là con đường tất yếu và hiệu quả nhất để phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.

Vấn đề quan trọng là ở chỗ, cần xác định mức độ, tiến trình hội nhập và tự do hóa kinh tế như thế nào cho phù hợp với trình độ của nền kinh tế dân tộc. Đây chính là điều cần suy nghĩ, tính toán, cân nhắc đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)