Qúa trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 76 - 98)

3.2.1. Các cơ hội thuận lọi của Việt N am khi tham gia toàn cầu hóa và hội

nhập kinh t ế với khu vực và th ế giói

Có thể nói, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế mang lại các cơ hội và điều kiện phát triển (tức là những tác động tích cực) như nhau cho tất cả các nước, nhưng việc nắm bắt được các cơ hội đó ở mức nào là còn tùy thuộc vào nội lực của từng quốc gia đang phát triển. Nhìn chung, toàn cầu

hóa k in h tế tạo ra các CO' h ỏ i phổ b iến sau đây:

- Cơ hội tiếp cận với nguồn vốn quốc tế, thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để phát triển kinh tế đất nước. Đây là cơ hội rất lớn đối với Việt Nam và tất cả các nước đang phát triển khác, vì với một nước nghèo và có xuất phát điểm thấp như nước ta thì việc có được nguồn vốn từ bên trong cũng như bên ngoài là điều kiện tối cần thiết. Ngoài ra, vị thế địa - kinh tế của nước ta cũng góp phần làm gia tăng cơ hội này.

- Cơ hội tiếp cận nhanh chóng với khoa học, công nghệ và kỹ thuật hiện đại trên một dải đất rộng. Điều đó cũng có nghĩa là v iệ t Nam có điều kiên thuận lợi để lựa chọn công nghệ - kỹ thuật thích hợp, cũng như có khả năng tiếp cận với công nghệ cao cấp nhằm tạo ra bước tiến nhảy vọt về trình độ kiiih tế trong nỗ lực rượt đuổi các nước đi trước.

- Cơ hội tham gia nhanh chóng vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các nước. Đối với nước ta, ngoài cơ hội về cônơ n ơhệ - kỹ thuật trên đây, cơ hội này còn được nhân lên vì nước ta nằm trong khu vưc có tiềm năng tăng trưởng và biến đôi cơ cấu rất lớn.

- Cơ hội mở rộng thị trường cho các sản phẩm trong nước, dẫn tới tăng thị phân cho hàng hóa và dịch quốc gia để phát triển kinh tế đất nước. Vai trò qayêt chnh của thị trường nói chung đối với phát triển kinh tế khi lưa chọn cơ chê thị trường làm mô thức phát triển và của thị trường thế giới nói riêng khi theo đuôi định hướng tăng trưởng xuất khẩu, xác nhận tầm quan trọng chiến lược của cơ hội này.

ơ đây cần thấy rõ, cơ hội thị trường được hiểu theo hai nghĩa cụ thể. Thứ nhất, quá trình di chuyển công nghệ - kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra rất nhanh, tạo ra những khoảng trống thị trường cho các nước đi sau (thị trựờng trong khuôn khổ chuyển dịch cơ cấu kiểu “làn sóng”). Thứ hai, tiềm năng thị trường thế giới nói chung có tốc độ gia tăng cao, đặc biệt là thị trường cho các sản phẩm hiện đại. Điều này có nghĩa là có sự chuẩn bị sẵn sàng về thị trường cho tít cả các nước có cơ hội tiếp cận. Tuy vậy, cần hiểu rằng, cơ hội thực tế về thị trường cho các nước là không ngang nhau.

- Với sự phổ biến rộng rãi của hệ thống thông tin viễn thông toàn cầu, chúng ta có cơ hội thuận lợi để nâng cao nhanh chóng trình độ dân trí trên mọi lĩnh vực, làm cho dân cư ỏ' tất cả các vùng có thể tiếp xúc với nền văn minh nhân loại. Trong bối cảnh nguồn nhân lực có trí tuệ và kỹ năng cao ngày càng trở thành ưu thế chiến lược lớn nhất của sự phát triển thì yếu tố này càng có tầm quan trọng to lớn.

- Vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhất là các vấn đề tranh chấp và xung đột, hàm chứa khả năng to lớn hơn trong nỗ lực duy trì sự ổn định về kinh tế - chính trị - quân sự - xã hội như là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các mối liên hệ quốc tế mà nước ta có thể tạo lập khi tham gia toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có tác dụnơ rất tích cực trong việc duy trì thế ổn định phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, khi nhìn nhận các cơ hội hay khía cạnh tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập, cần chú ý hai điểm sau đây. Thứ nhất, đây chỉ là các cơ hội có tính chất tiềm năng. Đối với nước càng nghèo, càng chậm phát triển, thì càng khó biến tiềm năng đó thành thực tế. Tuy vậy, một tiềm nănơ khi đã có sẵn thì điều quan trọng là ở chỗ cần chuẩn bị tốt các điều kiện tronơ nước để biến tiềm năng đó thành hiện thực. Thứ hai, nếu xét từ góc đô khác thì thấy rằng, những khuynh hướng tác động tích cực nêu trên có thể

tiêm ân những khía cạnh bất lợi, thậm chí tiêu cực, chắng hạn như cơ hội tiếp cận dê dàng với nguồn vốn, ngoài những ưu điểm, còn hàm chứa trong nó cả nguy cơ phải đương đầu với những rủi ro, biến động bất thường trên thị trường tài chính.

Tóm lai, các cơ hội thuận lợi trên đây là có thực, và đó là những mặt tích cực nhất của toàn cầu hóa kinh tế. Vấn đề quan trọng là ở chỗ, cần tận dụng các cơ hội đó như thế nào và bằng cách nào cho có lợi nhất, nhằm mục tiêu cuối cùng là đưa Việt Nam tham gia toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tê một cách có hiệu quả, phù hợp với lợi ích thiết thân của dân tộc.

3.2.2. N hữ ng thành tụĩi bước đầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tê khu vực và tliê giói

Trước hết, cần khẳng định rằng, ngày nay toàn cầu hóa và hội nhập kinh tê với khu vực và thế giới là vấn đề chung đối với tất cả các dân tộc, vì thiếu vắng nó thì không một nước nào có thể phát triển được, cho dù đó là nước giàu có nhất thế giới như Mỹ (chiếm 1/4 tổng GDP của toàn thế giới) hay đông dân nhất thế giới như Trung Quốc (chiếm 1/5 dân số thế giới).

Nhận thức rõ điều đó, song S0112 với việc thực hiện cơ chế kinh tế thị trưòtts theo định huứng XHCN. trong suốt những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương “trên cơ sở phát huy nội lực, thực Rhiện nhất quán, láu dài chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài...chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cả về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh để hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế”.

Thực ra, vào đầu những năm 80 nước ta đã hội nhập quốc tế với tư cách là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) của các nước XHCN. Từ khi thực hiện chủ trươna “đổi mới”, nước ta đã chủ đọng chuyển hướnơ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo phương châm: độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa.

Cùng với việc mở rộng quan hệ song phương trong buôn bán và đầu tư với nhiều nước, từ năm 1989, v iệ t Nam đã nối lại quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Tháng 9/1993, thông qua “khoản vay bắc cầu” Việt Nam đã thanh toán được các khoản nợ quá hạn của IMF và từ thánơ 10/1993 IMF và WB đã bình thường hóa quan hệ tín dụng với Việt

Nam. Tháng 7/1995, nước ta đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và từ tháng 1/1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Tháng 3/1996, Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM). Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tháng 12/1994 nước ta đã gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang trong quá trình đàm phán để tham gia tổ chức này. Và gần đây nhất, ngày 14/7/2000, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, dọn đường cho việc nước ta tham gia WTO trong tương lai.

Có thể nói, bước vào năm 2000, thế và lực của kinh tế Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt. Chẳng hạn, về tốc độ tăng trưởng kinh tế, liên tục trong nhiều năm chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: bình quân GDP hàng năm trong thời kỳ 1991 - 1995 là 8,5%, hai năm 1996 và 1997 đã đạt trên mức đó và hai năm tiếp theo 1998 và 1999 đạt khoảng 5%. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng trên 10% và nông nghiệp tăng trên 4%.

Cũng trong khoảng thời gian trên, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của ta cao gấp 2 đến 3 lần tốc độ tăng GDP. Ngoại trừ năm 1991 do giảm sút tron? quan hệ buôn bán với Liên Xô cũ nên kim ngạch xuất khẩu giảm 15,1%, còn sau đó từ 1992 đến 1997 tăng từ 25 đến 30%. Năm 1998 gần như không tăng, còn năm 1999 tăng khoảng 23%. Tinh trạng nhập siêu đã được thu hẹp dần và từ năm 1998, về cơ bản, cán cân thương mại quốc tế của nước ta đã cân bằng. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 11,5 tỷ USD, gấp 5 lần năm 1991. Cơ cấu hàng xuất khẩu của ta đã có biến đổi quan trọng theo hưóns tăng dần giá trị gia tăng hàng xuất khẩu. Từ chỗ có ít mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, năm 1999 đã có nhiều mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD như: dầu thô, gạo, hàng dệt may, giày dép.

Cùnơ với sản xuất, lĩnh vực du lịch và dịch vụ quốc tế đã được phát triển nhanh chóng với hàng ngàn khách sạn, nhà hàng, trung tâm du lịch...tạo thành một m ạ n ơ lưới có thể thu hút hàng năm nhiều triệu khách du lịch trong và nơoài nước. Các dich vụ hàng không, hàng hải, bưu chính, viễn thông, tài chính, bảo hiểm tín dụng quốc tế đã được phát triển nhanh và một số dịch vụ đã đạt tầm cỡ khu vực.

Tính từ năm 1991 đên nay, chúng ta đã thu hút được hơn 2.400 dự án đầu tư trực tiêp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 36 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện là 15,5 tỷ USD, chiêm khoảng 28% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội thời kỳ 1991 - 1999.

Trong khoảng thời gian nói trên, đã có hàng ngàn công ty, trong đó có nhiều công ty xuyên quốc gia của gần 70 nưóc và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Từ năm 1993, quốc tế đã nối lại khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam với bình quân mỗi năm khoảng 1 tỷ USD đã được đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế quốc dân của nước ta tiếp tục phát triển.

Tóm lai, những thành tựu của hơn 10 năm đổi mới vừa qua là rất cơ bản, chứng minh một điều rằng, Việt Nam có đủ bản lĩnh và khả năng để khai thác những lợi thế của nước đi sau trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Ngoài những thành tựu kinh tế cơ bản trên đây, phải kể đến 3 sự kiện quan trọng về chính trị - ngoại giao - kinh tế mà nước ta đã đạt được trong tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế vừa qua. Đó là việc hội nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Diễn đàn họp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), và gần đáy nhất là ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét, phân tích kỹ từng sự kiện quan trọng đó.

* Gia nháp A SE A N IA F TA

Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Đây là cái mốc lịch sử quan trọng trên con đường Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.

Một trong những hình thức liên kết kinh tế quan trọng nhất của các nước ASEAN là việc đề xướng và xây dựng kế hoạch cho Khu vực mậu dịch tự do A SE AN (gọi tắt là AFTA) được các Bộ trưởng kinh tế 6 nước thành viên ơốc của A SE AN là Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Bruney (ASEAN 6) ký kết ngày 28/01/1992 tại Singapore mà cônơ cu thực hiên chủ yếu là Chương trình ưu đãi thuê quan có hiệu lực

chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Việt Nam với tư cách là thành viên đầy đủ của ASEAN từ tháng 7/1995 nên nghiễm nhiên cũng là thành viên tham gia chính thức AFTA. Mục tiêu chủ yếu của AFTA là tạo ra một môi trường thương mại - đầu tư ưu đãi trong khu vực trên cơ sở loại bỏ hoàn toàn các rào chắn thuê quan và phi thuế quan đối với hầu hết hàng hóa trong nội bộ ASEAN.

Theo các điều khoản của AFTA, cho tới năm 2003, tất cả các nước ASEAN 6, thông qua việc triển khai thực hiện chương trình CEPT, phải tiến tới mở cửa hầu như hoàn toàn, trong đó phải giảm thuế quan xuống còn 0 đến

5% đối với phần lớn các mặt hàng do các nước ASEAN 6 sản xuất và chế tạo. Xuất phát từ trình độ phát triển không đồng đều, Việt Nam được gia hạn tới năm 2006, còn Lào, Cămpuchia và Myanmar thì có thêm một số năm về sau nữa để chuẩn bị thực hiện các định chế của AFTA.

Việc tạo ra một thị trường chung ASEAN theo phương thức trên đây nhằm mục đích cao nhất là tăng cường nền thương mại tự do ASEAN, khuyến khích các ngành gia công chế tạo để nâng cao vị thế thương lượng về buôn bán của khu vực và của riêng tùng nước trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, đồng thời cũng nhằm hình thành một thị trường khu vực chung năng động, cởi mỏ' và hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài. Thông qua AFTA, các hình thức liên kết kinh tế trong nội bộ ASEAN cũng được triển khai như thành lập các chương trình họp tác công nghiệp (AICO), xây dựng “Khu vực đầu tư ASEAN” (AIA), hình thành các dự án liên doanh đầu tư...

Có thể nói, nếu xét về lộ trình hội nhập kinh tế theo chiều dọc thì AFTA giống như một chiếc cầu nối để cho các nước thành viên ASEAN mới nói chung và Việt Nam nói riêng tham gia vào các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế như Diễn đàn họp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu xét về chính sách kinh tế đối nơoai đối tác chủ yếu mà các nước ASEAN vẫn tập trung hướng tới là các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU... Do vậy, mục tiêu chủ yếu của các nước ASEAN không phải là AFTA mà là thông qua AFTA tạo cho các nước ASEAN những lợi thế mới để tham gia vào nền kinh tế toàn cẩu.

Đối với Việt Nam, trên thực tế, sau 5 năm gia nhập ASEAN, kim ngạch buôn bán hai chiều với các nước thành viên ASEAN đã tăng 1,6 lần, từ 3,49 tỷ USD năm 1995 lên đến 5,75 tỷ USD năm 1999; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,1 tỷ USD lên 2,46 tỷ USD. (Xem Bans 3 dưới đây).

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vói các nước ASEAN:

Năn ì Xuất khẩu

( triệu USD ) Tỷ trọng ( % ) Nhập khẩu ( triệu USD ) Tỷ trọng ( % ) 1995 1.112 20,4 2.378 29,2 1996 1.364 18,8 2.788 25,0 1997 1.911 20,8 3.166 27,5 1998 2.372 25,3 3.749 32,5 1999 2.463 21,4 3.288 28,3

Nguồn: Báo Đầu tư ngày 7/8/2000.

Đồng thời cơ cấu xuất khẩu của ta sang các nước ASEAN cũng chuyển biến tích cực: từ chỗ chủ yếu xuất khẩu hàng thô và nguyên vật liệu, nay nước ta đã xuất khẩu các mặt hàng chế biến và chế tạo như hàng may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử...

Đặc biệt, trong những năm qua, các nước ASEAN cũng là các đối tác

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam (Trang 76 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)