Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán lên hoạt động tái đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2007 (Trang 29 - 30)

doanh nghiệp bảo hiểm

8.400 tỷ VNĐ, nâng tống số tiền đầu tư của toàn ngành bảo hiểm đến cuối năm 2004 lên 23.002 tỷ VNĐ, tăng 60% so với năm 2003. Đến năm 2005, tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế là 26.276 tỷ VNĐ, tăng hơn 14% so với năm 2004.Trong cơ cấu đầu tư của ngành bảo hiểm, trái phiếu chính phủ và tiền gửi tại các tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi các khoản đầu tư còn lại vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và ủy thác đầu tư v.v. mới chỉ chiếm khoảng 12%. Mặc dù đây là một cơ cấu đầu tư an toàn và có tính thanh khoản cao nhưng chưa phải là có hiệu quả nhất.

Các công ty bảo hiểm thuộc sở hữu nhà nước và các công ty cổ phần bảo hiểm có danh mục đầu tư đa dạng trong khi các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hầu như chỉ đầu tư vào trái phiếu và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (chi tiết xem phụ lục kèm theo). Nhìn chung việc các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung vốn vào trái phiếu chính phủ và tiền gửi, đặc biệt là các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được giải thích bởi các lý do sau đây:

 Thị trường chứng khoán chưa thật sự là một công cụ đầu tư hấp dẫn. Như đã phân tích ở trên, hàng hóa trên thị trường chứng khoán chưa phong phú và chưa có nhiều công ty thuộc các thành phần kinh tế trọng điểm tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một số vụ việc liên quan đến thông tin về một số các công ty được niêm yết mặc dù không ở mức độ nghiêm trọng nhưng cũng đã đặt ra các câu hỏi về tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin trên toàn thị trường. Trong tổng số khoảng 24.000 tài khoản đã được mở chỉ có khoảng 1.000 tài khoản có giao dịch thường xuyên. Cho đến tháng 9/2005, trên thị trường chứng khoán mới có 2 công ty bảo hiểm thành lập công ty quản lý quỹ với số vốn rất khiêm tốn so với tiềm lực của công ty.

 Sự không đồng bộ trong các quy định pháp luật hiện hành khiến các công ty bảo hiểm chưa thể cho vay vốn trực tiếp. Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực trong đó có việc cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, theo Luật các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động cho vay phải là tổ chức tín dụng và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho vay. Hiện tại Chính phủ chưa có nghị định hướng dẫn về việc cho vay của các doanh nghiệp bảo hiểm nên Ngân hàng Nhà nước chưa thể cấp giấy phép cho các doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện hoạt động cho vay.

 Mặc dù cùng huy động nguồn vốn từ trong nước nhưng sự phân biệt về tư cách pháp nhân giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khiến các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2007 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w