Hệ thống các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2007 (Trang 28 - 29)

Cho đến năm 2005, hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh (6), ngân hàng thương mại cổ phần (37), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (28), ngân hàng liên doanh (5) công ty tài chính (5) công ty cho thuê tài chính (9) và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài (43), quỹ tín dụng nhân dân (901). Với cấu trúc như vậy, hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam được đánh giá là đang tiến gần tới hệ thống tương tự như của các thị trường mới nổi hay các nước mới phát triển.

Hệ thống các tổ chức tín dụng là xương sống của thị trường tài chính, nắm giữ trên 80% tài sản của toàn hệ thống tài chính. Các ngân hàng thương mại quốc doanh giữ vai trò chủđạo và thường xuyên chiếm trên 75% tổng dư nợ trong toàn nền kinh tế trong những năm gần đây. Các ngân hàng nước ngoài mặc dù có tiềm lực tài chính nhưng do bị giới hạn về phạm vi hoạt động nên chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ. Khách hàng của các ngân hàng thương mại quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước trong khi các ngân hàng khác phục vụ thành phần kinh tế tư nhân mới nổi lên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân.

Tiềm lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam được đánh giá là còn yếu. Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh là các ngân hàng lớn nhất mặc dù tăng 3.5 lần trong giai đoạn 2001-2005 nhưng mới chỉ đạt 21.000 tỷ. Với mức vốn điều lệ như trên,

các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam mới chỉ tương đương các ngân hàng trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác có mức vốn trung bình 200-300 tỷ VND. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cho vay do quy định tỷ lệ dự trữ 15% và không được cho vay vượt quá 15% vốn điều lệ cho 1 khách hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam dường như không bị cản trở bới các quy định nói trên do được hậu thuẫn bởi tiềm lực tài chính đồi dào từ ngân hàng mẹ.

Đối với việc hiện đại hóa ngành ngân hàng, sau khi kết thúc giai đoạn I Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán mà kết quả là việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS, giai đoạn mở rộng của Dự án này được phê chuẩn và tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2005-2008. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng đã triển khai các dịch vụ hiện đại như ngân hàng điện tử, ATM v.v. Hiện tại trên toàn quốc đã có khoảng 1.100 máy ATM, 6.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) phục vụ cho khoảng 1,5 triệu người Việt Nam tham gia các giao dịch thanh toán có sử dụng thẻ. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong ngành ngân hàng đã mở ra triển vọng hợp tác giữa ngành ngân hàng với các ngành khác như bưu chính viễn thông, điện lực, bảo hiểm v.v. trong việc thực hiện các hoạt động thanh toán.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2007 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w