2 tiết Bài 3 Phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế 5 tiết
3.2.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân
Giáo dục công dân
Để đáp ứng yêu cầu mới của mục tiêu GD&ĐT, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển tính tích cực, trí thơng minh sáng tạo của học sinh. Khuyến khích các em vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, có thái độ tích cực, đánh giá đúng đắn trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Trước hết giáo viên cần phải đảm bảo tính tồn diện và tính phân hố trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là các nội dung trong mục tiêu mơn học phải được kiểm tra đầy đủ và thích hợp. Trong mỗi nội dung kiểm tra phải phân loại được các học sinh ở những yêu cầu về việc
nắm kiến thức, mức độ thành thạo các kỹ năng cơ bản, thái độ mà học sinh cần phải có khi tham gia q trình học tập học...Nhằm nâng cao độ chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong kiểm tra và đánh giá chất lượng học tập thực sự của học sinh.
Giáo viên cần phối hợp các phương pháp trong việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ môn học như: vấn đáp, viết, trắc nghiệm khách quan, thực hành.... Nhằm tạo ra sự hứng thú, kích thích tính tích cực trong học tập của học sinh và để điều chỉnh phương pháp dạy - học. Muốn vậy giáo viên phải vững vàng về chun mơn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc, đầu tư thời gian và cơng sức trong tìm tịi, nghiên cứu để có những sáng tạo trong việc kết hợp các phương pháp kiểm tra nhằm thực hiện có hiệu quả cao các hình thức kiểm tra, đánh giá.
Tăng cường các phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như: trong giờ học, ngoài giờ học(hoạt động tập thể, hoạt động chính trị xã hội, tìm hiểu theo chủ đề tìm hiểu thực tế, viết thu hoạch), nhằm tạo ra sự dân chủ trong học tập, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. Qua đó giáo dục ý thức công dân cho học sinh liên hệ thực tiễn cuộc sống của mình.
Phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh để kết hợp sự đánh giá của thầy và sự đánh giá của trị nhằm kích thích tính chủ động của học sinh trong học tập và tăng cường tính khách quan của kiểm tra, đánh giá. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh kịp thời là năng lực rất cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống của các em, giúp các em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về quyền lợi, trách nhiệm và vai trị của mình