Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay (Trang 43 - 46)

2 tiết Bài 3 Phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế 5 tiết

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nam Định

* Vị trí địa lí tự nhiên

Là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở cực Nam châu thổ sơng Hồng, Nam Định có tổng diện tích tự nhiên 1650 km2, với dân số khoảng 1.916.400 người. Tỉnh Nam Định phía Đơng giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Nam và Đơng Nam giáp biển Đơng, phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam.

Nam Định là tỉnh có nhiều đặc điểm khác hẳn với các tỉnh khác trong cả nước, đặc biệt là về lịch sử hình thành và phát triển. Đời Đường Nam Định thuộc huyện Chu Duyên. Đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang. Thời thuộc Minh, vùng đất này được chia làm ba phủ: Trấn Nam, Phụng Hóa, Kiến Bình. Đời Lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đến triều Nguyễn, năm 1832 đổi tên thành tỉnh Nam Định, với 4 phủ, 18 huyện bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng lúc này Nam Định còn 2 phủ và 9 huyện. Từ năm 1926, Nam Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng, 705 xã.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Nam Định thuộc liên khu ba. Tháng 5 – 1965, Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm 1976 Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991 lại chia tách và tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tháng 11 – 1996 tỉnh Nam Hà lại được tách để tái lập 2 tỉnh là

Nam Định và Hà Nam. Theo Quyết định của Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 1/1/1997 Nam Định được tái lập, có 10 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Nam Định, 9 huyện, 229 xã phường, thị trấn.

Nếu như sông Hồng và sông Đáy tạo nên địa giới tự nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình và Thái Bình, thì phạm vi trong tỉnh sông Đào phân chia Nam Định thành hai vùng Nam - Bắc. Sơng Ninh Cơ, sơng Sị là giới hạn các huyện trong tỉnh.

Với bờ biển dài 72 km2, Nam Định là vùng kinh tế giàu tiềm năng có thể triển khai, thực hiện nhiều đề án phát huy thế mạnh kinh tế biển.

Là tỉnh được phù sa bồi đắp, có nhiều đồi núi nhưng khơng cao, lại có dịng chảy của khe ngòi liền kề đã tạo cho Nam Định sự màu mỡ phì nhiêu và cảnh non nước hữu tình.

* Điều kiện kinh tế – xã hội tỉnh Nam Định

Nam Định là một trong những tỉnh có mơi trường đầu tư đang ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, thu hút được nhiều nguồn lực, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp và tư nhân.

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có cơng nghiệp Dệt – May là một trong những trung tâm dệt may lớn của cả nước. Tỉnh đã duy trì được tốc tăng trưởng và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 7.384,8 tỷ đồng.

Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ nên sản xuất nông nghiệp luôn chú trọng theo hướng kinh doanh hàng hóa, xây dựng nơng thơn mới. Theo số liệu của Uỷ ban nhân tỉnh tính đến năm 2008: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 4.189 tỷ đồng.

Trong những năm qua Nam Định đã tập trung khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Chủ động chống lạm phát và phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đã bảo đảm cung cầu hàng hóa khơng để tăng giá đột biến những vật tư đầu vào của sản xuất và những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tăng cường kiểm sốt thị trường, chống bn lậu, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, trốn thuế, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nam Định hiện đang đẩy nhanh tiến độ một số chương trình, dự án đầu tư lớn, trọng điểm. Đó là chương trình nâng cấp tuyến đê biển, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 21, dự án xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội, các chương trình đầu tư bằng trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp, thủy lợi, y tế và GD&ĐT.

Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Giữ vững quốc phịng, an ninh và trật tự an tồn xã hội.

Tuy nhiên, những tác động của thiên tai và tình hình lạm phát…đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Đặc biệt là sức hấp dẫn và thu hút đầu tư vào tỉnh chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế so với yêu cầu phát triển giai đoạn hiện nay.

* Về văn hoá - xã hội

Dù trải qua biết bao những biến cố thăng trầm của lịch sử, Nam Định vẫn giữ gìn và phát huy được truyền thống văn hố lâu đời triều Trần, truyền thống hiếu học từ bao đời của mảnh đất địa linh nhân kiệt.

Từ vùng quê mang đậm nét của nền văn minh lúa nước, đã sản sinh ra những danh nhân văn hoá “tài cao, học rộng”, những trạng nguyên, bảng nhãn, tiến sỹ. Đó là các trạng nguyên Nguyễn Hiền; Đào Sư Tích thời nhà Trần; Lương Thế Vinh, Vũ Tuấn Chiêu thời Hậu Lê, Trần Văn Bảo thời nhà Mạc, tiến sĩ Trần Bích San thời Nguyễn đỗ đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình…Nam Định là quê hương của cố Tổng Bí thư Trường Chinh và của nhiều nhà văn hoá lớn Việt Nam: nhà thơ Trần Tế Xương, nhà thơ Nguyễn Bính, nhạc sĩ Văn Cao, nhà sử học Trần Huy Liệu…

Trải qua các giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy được nhân lên, phát huy và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sau cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân trong tỉnh đã hăng hái tham gia phong trào bình dân học vụ, hệ thống giáo dục phổ thông được xây dựng và dần dần củng cố vững chắc.

Những năm qua sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ngay từ năm 1991, Nam Định đã được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia về xố mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 1999 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Năm 2001 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Năm 2007 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THPT.

Hiện nay ở Nam Định, trong số 10 người dân thì có khoảng 3 người đang theo học ở tất cả các loại hình trường lớp từ mẫu giáo, phổ thông đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Như vậy, Nam Định là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo, một vùng kinh tế, văn hoá, văn hiến tiêu biểu và có vị thế đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Hơn nữa, đã và đang là một trung tâm GD&ĐT lớn của cả nước - một mơ hình điển hình xuất sắc của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w