2 tiết Bài 3 Phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế 5 tiết
3.2.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân theo hướng dạy học tích cực
Khi bàn về phương pháp giảng dạy cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu: Trong nhà trường điều chủ yếu khơng phải là nhét cho học trị một mớ kiến thức hỗn loạn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho các em phương pháp suy nghĩ, suy luận, diễn tả, rồi đến phương pháp học tập, nghiên cứu, giải quyết vấn đề. Ở các trường, điều chủ yếu khơng phải là rèn trí nhớ mà là rèn trí thơng minh.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả nội dung tri thức khoa học của mơn GDCD đang được hồn thiện trong nhà trường THPT thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn là hết sức cần thiết và quan trọng.
Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là: dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động của học sinh; dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trị.
Đổi mới phương pháp giảng dạy mơn GDCD phải bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với từng nội dung dạy học cụ thể, với đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy GDCD còn phải phù hợp với cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học của nhà trường, phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học và kết hợp tốt giữa việc tiếp thu, sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống; tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học hiện đại…Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục phổ thông.
Đồng thời với việc đổi mới phương pháp dạy là đổi mới phương pháp học tập môn GDCD cho học sinh. Học sinh phải rèn luyện cho mình thói quen tích cực, chủ động trong học tập, lĩnh hội kiến thức. Tính chủ động của
học sinh thể hiện thơng qua việc học sinh chuẩn bị bài, thu thập, tìm kiếm tài liệu có liên quan đến từng bài học, tiết học. Học sinh hăng hái thảo luận, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày quan điểm của cá nhân trước tập thể và giáo viên, sẵn sàng đưa ra những ý kiến phản hồi…Có như thế giáo viên mới phát hiện và xử lý, phân loại được từng đối tượng học sinh.
Không chỉ dừng lại ở nhận thức, học sinh phải biết liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào trong hoạt động thực tiễn sao cho phù hợp và đạt hiệu quả giáo dục, hồn thiện nhân cách cho chính mình.
Mỗi học sinh phải tự xác định mình là thành viên tích cực, chủ động để khơng rơi vào tình trạng tiếp thu một chiều, coi giáo viên là máy phát cịn mình là máy thu. Tập trung nghe giảng ở trên lớp để có những kiến thức cơ bản của bài học sau giờ giảng đó, tự tạo cho mình niềm say mê và hứng thú trong học tập.
Chủ động tham gia các buổi thảo luận chuyên đề, các buổi xêmina và tiếp cận các vấn đề liên quan. Điều đó giúp các em hình thành thói quen quan tâm đến mơn học, suy nghĩ về tầm quan trọng của môn học, tạo hứng thú học tập, mở mang kiến thức.