Môn giáo dục công dân với việc trang bị thế giới quan khoa học cho học sinh trung học phổ thông ở Nam Định

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay (Trang 49 - 52)

2 tiết Bài 3 Phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế 5 tiết

2.2.1.1.Môn giáo dục công dân với việc trang bị thế giới quan khoa học cho học sinh trung học phổ thông ở Nam Định

học cho học sinh trung học phổ thông ở Nam Định

Trong bất cứ thời đại lịch sử nào, sự phát triển trí tuệ của con người cũng ln gắn với một thế giới quan nhất định. Mỗi người có thể tự tin khẳng định được mình trong cuộc sống khi trau dồi được một thế giới quan khoa học.

GS – VS Phạm Minh Hạc cho rằng: thế giới quan là một trong những phẩm chất cấu thành đạo đức cá nhân. Việc khai thác tri thức trong q trình dạy và học mơn GDCD trong các trường THPT ở Nam Định đã góp phần trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, tư duy logic, tư duy biện chứng duy vật cho học sinh.

Theo kết quả khảo sát ở một số trường THPT trong tỉnh cho thấy, sau khi được học kiến thức 9 bài ở phần I “Cơng dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”– GDCD lớp 10 thì 87,5% học sinh hiểu được nội dung cơ bản của thế giới quan khoa học – thế giới quan duy vật của triết học Mác. Rất nhiều em đã có quan điểm, niềm tin khoa học và cách nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Trên cơ sở đó các em bước đầu đã xác định được lý tưởng sống phù hợp. Có 96% học sinh hiểu con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên, là một bộ phận của thế giới vật chất. Các em rất tin tưởng con người có khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên. Việc các em nhận thức đúng đắn con người là sản phẩm hoàn hảo nhất, là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên và xã hội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng giúp các em nâng cao ý thức cải tạo bản thân mình.

Qua mơn học 85% học sinh hiểu sâu sắc hơn thế nào phát triển, nguồn gốc, cách thức, khuynh hướng của quá trình vận động và phát triển, rút ra được bài học khơng nên có thái độ thành kiến, bảo thủ, dám đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Từ đó, hình thành cho mình thái độ cầu thị, biết mình nên kế thừa cái gì, phủ định cái gì trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Có 86.3 % học sinh nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng quy luật khách quan, hiểu được vai trị của thực tiễn. Qua đó có ý thức tìm hiểu thực tế, gắn học với hành, vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.

Đa số học sinh đánh giá được vai trò của những nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội như: Môi trường tự nhiên, dân số, phương thức sản xuất. Đặc biệt 90,5% học sinh đã chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần đều do con người sáng tạo ra. Bước đầu giải thích được tại

sao con người là chủ thể đồng thời là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Hiểu được những giá trị nhân văn, nhân bản của tín ngưỡng tơn giáo ở địa phương trong giáo dục đạo đức, nhân cách; góp phần thiết thực kìm hãm tốc độ suy thoái của đạo đức xã hội trước những mặt trái của cơ chế thị trường.

Nếu hiểu thế giới quan là toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm và niềm tin quy định hướng hoạt động và quan hệ của từng người, của một tập đoàn xã hội, của một giai cấp hay của xã hội nói chung đối với thực tại, thì kiến thức chương trình phần I rất quan trọng và cần thiết trong định hướng nhân cách, giúp các em tránh những tác động tiêu cực đang hàng ngày hàng giờ lung lạc, cuốn hút mình.

Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận học sinh chưa thực sự kiên định trong quan điểm và niềm tin. Một số em cịn có quan điểm duy tâm về thế giới, về nguồn gốc của con người. Cho rằng “con người do thượng đế, thần linh sáng tạo ra”, ln tin rằng “sống chết có mệnh, giàu sang do trời”, “học tài thi phận”. Có thái độ xuê xoa, “dĩ hoà vi quý” trong nhận thức và hành vi. Không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tiến bộ, đâu là lạc hậu, khơng tích cực tham gia các hoạt động.

Một số em chưa thực sự hiểu, chưa có khả năng đánh giá, nhận xét được những thuận lợi và hạn chế về vấn đề tài ngun, mơi trường, dân số và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương cũng như của tỉnh mình. Do đó, bản thân chưa định hướng được những thuận lợi và khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Nhiều học sinh sống thiếu hoài bão, thiếu niềm tin vào khả năng của chính mình, như thế đương nhiên các em không thể nào phát triển nhân cách tốt được.

Những điều trên chứng tỏ mơn GDCD chưa phát huy hết vai trị của mình trong việc hình thành, củng cố và phát triển những phẩm chất thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT ở Nam Định.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay (Trang 49 - 52)