Khái quát đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dâ nở trường trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay (Trang 28 - 31)

2 tiết Bài 3 Phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế 5 tiết

1.2.1.3. Khái quát đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dâ nở trường trung học phổ thông hiện nay

trường trung học phổ thông hiện nay

Môn GDCD ở THPT là sự kế thừa, phát triển môn đạo đức ở tiểu học và môn GDCD ở THCS. Đây là mơn học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở THPT, nhằm hình thành cho học sinh lý tưởng sống đúng đắn, những phẩm chất và năng lực cơ bản của người công dân Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước, thời kỳ hội nhập và phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Kiến thức môn GDCD ở THPT được xây dựng dựa trên tri thức các môn khoa học như: Triết học, Đạo đức học, Luật học, Kinh tế - Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học…, dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Môn GDCD là môn học có nội dung tri thức mang tính lí luận cao. Kiến thức bộ mơn mang tính trừu tượng, khái qt hố cao, biểu hiện thơng

qua các phạm trù, khái niệm, nguyên lý của Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Kiến thức môn GDCD mang tính hệ thống, logic. Chương trình giáo dục cơng dân từ lớp 10 đến lớp 12 gồm 5 phần:

Phần thứ nhất: Cơng dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (17 tiết). Phần này gồm một số nội dung của triết học nhằm trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương pháp luận trong cuộc sống và là căn cứ lý luận cho các phần sau.

Phần thứ hai: Công dân với đạo đức (11 tiết). Gồm một số giá trị đạo đức, tư tưởng, chính trị, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thông qua kiến thức phần này giúp học sinh giải quyết hợp lý, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội.

Phần thứ ba: Công dân với kinh tế (14 tiết). Là những kiến thức cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, giúp học sinh xác định phương hướng học tập, lựa chọn ngành nghề hoặc các lĩnh vực khác khi ra trường

Phần thứ tư: Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội (13 tiết). Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về chính trị – xã hội. Từ đó các em có thể xác định được trách nhiệm cơng dân với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Phần thứ năm: Công dân với pháp luật (27 tiết). Bao gồm những kiến thức cơ bản về bản chất, vai trị và vị trí của pháp luật. Qua đó giúp học sinh chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác trong cuộc sống.

Đây là năm phần cơ bản tạo ra những hiểu biết cần thiết nhất về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị, lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ đó giúp học sinh THPT nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân.

Nội dung kiến thức môn GDCD phong phú, đa dạng, bao gồm nội dung của nhiều khoa học khác nhau như: triết học, kinh tế chính trị học, đạo đức học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật… Vì thế nó địi hỏi giáo viên giảng

dạy phải được trang bị đầy đủ kiến thức những mơn khoa học đó. Đồng thời phải là người am hiểu khá nhiều các vấn đề kinh tế xã hội cũng như những kiến thức sâu rộng về tâm lí học lứa tuổi, có kinh nghiệm cuộc sống. Có như vậy giáo viên bới có thể thực hiện tốt mục tiêu dạy học: khơng chỉ trang bị những kiến thức lý luận mà qua trọng hơn là mục tiêu giáo dục công dân nhằm xây dựng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh THPT.

Kiến thức mơn giáo dục cơng dân mang tính chính xác. Những khái niệm, phạm trù, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, những quan điểm chính trị phải đảm bảo sự đúng đắn, chính xác đối với cả người dạy và người học.

Kiến thức mơn giáo dục cơng dân mang tính thời sự cao hơn so với các môn học khác. Các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, đạo đức, văn hố, luật pháp mặc dù không được thể hiện trong sách giáo khoa nhưng tự nó đã gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội. Do đó trong q trình dạy học, nhất thiết giáo viên phải ln ln cập nhật thông tin và đưa vào nội dung bài giảng.

Như vậy, trong xu hướng cải cách giáo dục việc đổi mới chương chình và sách giáo khoa mới, nâng cao chất lượng kiến thức về GDCD đã được thực hiện, vừa kế thừa một phần chương trình và sách giáo khoa cũ, vừa đổi mới ở một mức độ phù hợp, khoa học hơn. Công việc này đã và đang tạo ra những hiệu ứng xã hội tích cực cho diện mạo và đặc trưng của nền giáo dục, cho chiều hướng phát triển và thực hiện mục tiêu giáo dục.

Ngồi ra mơn GDCD cịn tích hợp nhiều kiến thức giáo dục xã hội cần thiết khác như: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục văn hố hồ bình, giáo dục mơi trường, giáo dục giới tính - sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục phịng chống ma tuý, phòng tránh HIV/AIDS…

Hiện nay mơn GDCD là một trong những mơn học có chương trình đảm bảo cân đối, hài hồ giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triển thái độ tích cực cho học sinh. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo ra sức sống và những giá trị bền vững trong giáo dục nói

chung, trong xây dựng và phát triển nhân cách cho những công dân tương lai của đất nước hôm nay và mai sau.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w