Đặc điểm kinh nguyệt

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 57)

Theo bảng 3.2 trong số 246 tr−ờng hợp nghiên cứu, chúng tôi thấy chỉ gặp 11,4% liên quan với tiền sử kinh nguyệt rối loạn, kinh nguyệt bình th−ờng chiếm tỷ lệ khá cao 79,7%. Nh− vậy, có thể thấy rằng sự xuất hiện u buồng trứng không thấy liên quan rõ ràng với tính chất kinh nguyệt. Kết quả của chúng tôi t−ơng tự tác giả Lý Thị Bạch Nh− RLKN biểu hiện khoảng 10,2%[24], Nguyễn Quốc Tuấn 10,7%[33]. Tuy nhiên, cao hơn một số tác giả khác: theo Đỗ Thị Ngọc Lan trong 148 bệnh nhân thì RLKN chiếm 8,1%[23], của Nguyễn Bình An là 5,0%.

Theo Yuen và cộng sự, nghiên cứu 52 bệnh nhân có UBT mổ nội soi thì biểu hiện RLKN là 11,5%[62].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2,4% số bệnh nhân ch−a có kinh và mãn kinh là 6,5%. Trong số ch−a có kinh thì u tế bào mầm chiếm 83,3%, u biểu mô 16,7%, không gặp ở nhóm u buồng trứng khác. Trong nhóm mãn kinh u biểu mô có tỷ lệ cao 56,2%(bảng 3.7).

Theo bảng 3.8 các RLKN th−ờng gặp nhất mà chúng tôi quan sát thấy là rong kinh 44,2% và kinh không đều 41,9%. Các biểu hiện của kinh ít, c−ờng kinh hay vô kinh thứ phát ít gặp, tỷ lệ < 7%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Quách Minh Hiến: RLKN th−ờng gặp là rong kinh(52,7%) và kinh không đều(36,4%)[19].

Nhóm U buồng trứng thực thể hay gây RLKN nhất là u biểu mô và u tế bào mầm. U biểu mô chiếm 47,4% số bệnh nhân rong kinh, 38,9% có kinh không đều. U tế bào mầm có số bệnh nhân rong kinh là 31,6% và kinh không đều là 55.6%. Chúng tôi không gặp tr−ờng hợp u mô đệm dây sinh dục nào gây rong kinh.

Liên quan đến đặc điểm kinh nguyệt thì chúng tôi thấy hai loại u hay gây RLKN nhất là u biểu mô (53,6%) và u tế bào mầm (35,7%) (bảng3.7). Các rối loạn kinh nguyệt th−ờng gặp nhất là rong kinh (44,2%) và kinh không đều (41,9%). Trong nhóm u biểu mô thì 42,9% số bệnh nhân có rong kinh và kinh không đều là 33,3%, trong nhóm u tế bào mầm thì UBT có rong kinh là 35,3% và kinh không đều 58,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi t−ơng tự của tác giả Quách Minh Hiến[19].

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)